Vai trò của đợt hoa thứ hai với năng suất của một số giống

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 71)

Theo dõi khả năng ra hoa của các giống xoài trong năm 2004 và 2005 chúng tôi nhận thấy, tất cả 10 giống xoài thí nghiệm đều có khả năng ra hoa đợt sau nếu bẻ cành hoa đợt tr−ớc. Trong năm 2005, một số giống xoài trong thí nghiệm ra hoa sớm và gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bẻ 1/4 tổng số cành hoa trên cây nhằm nâng cao năng suất của chúng. Vai trò của đợt hoa thứ hai với năng suất của một số giống xoài đ−ợc thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Sự tham gia của quả đợc hình thành từ các đợt hoa vào năng suất thu đợc của một số giống xoài

Tham gia cấu thành năng suất của quả từ đợt thứ hoa 2 TT Giống Khối l−ợng quả của đợt hoa thứ 2 so với đợt hoa thứ nhất (lần) Tỷ lệ quả ở đợt hoa thứ 2 so với tổng số quả của cây (%) Năng suất (kg/cây) Tỷ lệ (%) 1 BĐ3 5,27 34.65 3,66 73,63 2 ĐL4 4,21 33.92 5,26 68,34 3 ĐL3 5,83 35.81 5,43 76,49 4 IR 3,25 38.74 6,98 67,29 5 SEN 4,54 42.94 8,07 77,37

Hoa đợt thứ hai của các giống xoài trên nở muộn (từ 8/4 đến 29/4), gặp điều kiện nhiệt độ cao, m−a ít và tập trung vào một số ngày, rất thuận lợi cho nở hoa và đậu quả của xoài. Từ cuối tháng 4 trở đi, đây là thời gian sinh tr−ởng mạnh của quả, gặp nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều, m−a phân bố đều trong tháng nên quả phát triển rất nhanh.

Đợt hoa thứ nhất nở từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 và quả phát triển mạnh từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, giai đoạn này có nhiệt độ rất thấp, l−ợng m−a ít, ảnh h−ởng đến quá trình phát triển của quả. Đến giai đoạn sau

gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, nh−ng quả lại b−ớc vào giai đoạn phát triển chậm do đó khối l−ợng quả của các giống này nhỏ hơn từ 3 đến 5 lần so với đợt quả thứ hai.

Qua bảng 4.12 ta thấy, tuy tỷ lệ quả đợt thứ hai chỉ chiếm từ khoảng 34% - 43% nh−ng nó góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cho cây. Thấp nhất là giống ĐL4, có quả đợt thứ hai chiếm tới 68,34% năng suất của cây; cao nhất là giống SEN, chiếm tới 77,37%. Nh− vậy, trong điều kiện khí hậu miền Bắc, việc ngắt bỏ đợt hoa đầu để xoài ra hoa đợt thứ hai là một trong những biện pháp khắc phục điều kiện bất thuận của miền Bắc. Kết quả này cho thấy, cần có các nghiên cứu kỹ hơn về biện pháp cắt cành hoa ra sớm để ổn định năng suất xoài miền Bắc. Bên cạnh đó, việc chọn tạo những giống có khả năng ra hoa muộn, ra hoa tập trung vào thời điểm thời tiết thuận lợi sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao năng suất xoài miền Bắc.

4.2.8. Thành phần cơ giới, hoá học của quả ở các giống xoài thí nghiệm

4.2.8.1. Độ lớn, hình dạng, màu sắc và thành phần cơ giới quả

Đối với các loại cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng, chất l−ợng quả không chỉ đ−ợc đánh giá bởi hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong quả mà nó còn thông qua các đặc điểm hình thái nh− độ lớn, hình dạng và màu sắc quả.

Quả xoài có độ lớn trung bình, hình dạng cân đối, màu sắc đẹp, phẩm chất tốt luôn đem lại giá trị th−ơng mại cao trên thị tr−ờng thế giới và trong n−ớc. Trong mục tiêu nghiên cứu tuyển chọn giống xoài ở miền Bắc, cùng với tuyển chọn đ−ợc các giống có khả năng ra hoa, đậu quả trong điều kiện có m−a phùn và nhiệt độ thấp ở các tháng mùa xuân, vấn đề chất l−ợng quả là chỉ tiêu đánh giá quan trọng. Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng 4.13 và 4.14.

Bảng 4.13: Độ lớn và thành phần cơ giới của các giống xoài

Khối l−ợng quả (g) Chiều dài quả (cm) Chiều rộng quả (cm) Độ dày quả (cm) Tỷ lệ thịt quả (%) TT Giống Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 1 BĐ3 62,67 330,00 d 6,97 12,88 c 4,27 7,67 de 3,63 6,47 bcd 73,56 70,42 bc 2 ĐL4 184,42 775,83 g 10,32 19,68 e 5,78 9,40 f 5,32 7,92 f 57,52 81,45 f 3 ĐL3 52,00 303,33 cd 5,53 11,20 ab 4,23 7,60 cde 4,17 6,95 de 61,80 78,42 def 4 ĐF3 - 173,16 a - 9,97 a - 5,80 a - 5,61 a - 62,14 a 5 C - 251,67 bc - 10,89 ab - 7,13 c - 6,30 bc - 79,11 ef 6 Fa1 - 531,17 f - 18,98 e - 7,87 e - 7,13 e - 74,94cde 7 Fa2 - 202,08 ab - 10,60 ab - 6,61 b - 5,99 ab - 71,33 bc 8 IR 73,83 240,17 abc 6,43 11,50 b 4,93 7,23 cd 4,13 6,41 bcd 85,68 74,13 cd 9 SEN 88,85 324,00 d 5,90 11,13 ab 4,92 7,65 de 4,38 7,21 e 75,95 67,94 b 10 TQ1 - 450,83 e - 15,11 d - 7,99 e - 6,79 cde - 74,85cde TB mẫu 358,22 13,19 7,50 6,68 73,47 F05 * * * * * CV (%) 11,2 5,7 3,7 4,7 3,3

Qua bảng 4.13 ta thấy, độ lớn và thành phần cơ giới của quả ở đợt hoa thứ nhất của các giống có sự khác biệt nh−ng không đáng kể. Nhìn chung ở đợt hoa này độ lớn của quả rất nhỏ, nhỏ hơn từ 3 đến 5 lần so với đợt hoa sau. Khối l−ợng quả cao nhất là giống ĐL4 đạt 184,42g/quả; các giống còn lại chỉ đạt từ 52,00 đến 88,55g/quả. Giống ĐL4 cũng là giống có chiều dài quả, chiều rộng quả và độ dày quả đạt cao hơn các giống xoài còn lại. Chiều dài quả của giống ĐL4 đạt 10,32cm trong khi đó các giống khác chỉ đạt từ 5,33 đến 7,03cm. Chiều rộng quả và độ dày quả của giống ĐL4 đạt cao nhất là 5,78 và 5,23cm. Các giống BĐ3, ĐL3, Ir và SEN có chiều rộng quả chỉ đạt từ 4,23 đến 4,93cm và độ dày quả từ 3,63 đến 4,38cm. Tuy độ lớn của các giống này thấp hơn so với giống ĐL4 nh−ng tỷ lệ thịt quả của chúng lại đạt rất cao. ở một số giống, tỷ lệ thịt quả của quả từ đợt hoa thứ nhất còn cao hơn đợt quả sau do hạt lép, phôi hạt không phát triển nh− giống Ir, SEN và BĐ3 t−ơng ứng là 85,68%; 75,95% và 73,56%, trong khi đó tỷ lệ thịt quả ở đợt hoa thứ hai của chúng chỉ đạt 74,13%; 67,94% và 70,42%. Tuy nhiên, nếu xét về độ lớn quả thì quả của đợt hoa thứ nhất sẽ không đ−ợc ng−ời tiêu dùng chấp nhận do quả quá nhỏ. Giống ĐL4 có tỷ lệ thịt quả ở đợt hoa thứ nhất rất thấp (57,52%) nh−ng ở đợt hoa sau lại rất cao và đạt cao nhất trong 10 giống (81,45%). Tiếp đến là giống ĐL3 và C cũng có tỷ lệ thịt quả đạt khá cao là 78,42% và 79,11%. Giống ĐF3 có tỷ lệ thịt quả đạt thấp nhất (62,14%) và đạt t−ơng đ−ơng với giống xoài Tròn và xoài Hôi ở Sơn La (61,87% và 61,24%).

Về độ lớn và thành phần cơ giới quả ở hoa đợt hai của 5 giống xoài ra hoa đợt thứ hai và ở hoa đợt thứ nhất của 5 giống ra hoa, theo chúng tôi, đây không chỉ do yếu tố giống mà còn do điều kiện thời tiết. Qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy chỉ có giống TQ1 là có khả năng ra hoa trái vụ, hoa bắt đầu nở vào cuối tháng 6 và thu quả vào khoảng cuối tháng 9.

Qua bảng 4.13 ta thấy, độ lớn và thành phần cơ giới của các giống xoài rất khác nhau đặc biệt là về khối l−ợng quả. Giống ĐL4 là giống có khối l−ợng quả lớn nhất và đạt tới 775,83g/quả; thịt quả mịn và chắc, không có xơ và rất thơm. Đây là giống có chất l−ợng rất tốt so với các giống khác. Tuy nhiên, giống này lại có nh−ợc điểm là bị nứt quả, do đó ngoài việc lai tạo giống để kết hợp các tính trạng tốt với nhau thì cần có các biện pháp khắc phục để hạn chế nh−ợc điểm của chúng. Giống Fa1 cũng có khối l−ợng quả đạt t−ơng đối cao và đạt trung bình 531,17g/quả, nh−ng thịt quả không chắc và rất nhiều xơ. Ba giống xoài Đài Loan còn lại là ĐL3, Ir và SEN có khối l−ợng quả t−ơng ứng là 303,33g/quả; 240,17g/quả và 324g/quả. Các giống này đều có dạng quả hình trứng và có màu sắc quả là màu tím xanh và tím đỏ, rất khác so với màu sắc thông th−ờng của quả xoài (màu vàng). Giống ĐF3 và xoài C có nguồn gốc ở Việt Nam, là giống có độ lớn quả nhỏ nhất và chỉ đạt 173,16 và 251,67g/quả. Ngoài ra còn có giống Fa2 (Trung Quốc) chỉ đạt 202,08g/quả. Các giống còn lại đều đạt ở mức trung bình từ 330,00 đến 531,17g/quả.

Về chiều dài, chiều rộng và chiều dày quả, giống ĐL4 vẫn là giống có độ lớn đạt cao nhất quả và đạt t−ơng ứng là 19,68; 9,40 và 7,92cm. Tiếp theo là giống Fa2 đạt 18,98; 7,87 và 7,13cm. Thấp nhấp cũng vẫn là giống ĐF3 chỉ đạt 9,97; 5,80 và 5,61cm. Giống SEN có độ dày quả đạt khá cao là 7,21cm. Các giống còn lại có chiều dài đạt từ 10,60 đến 15,11cm; chiều rộng quả đạt từ 6,61 đến 7,99cm; độ dày quả đạt từ 5,99 đến 6,96cm. Ngoài giống ĐL4 có khối l−ợng quả lớn và chất l−ợng quả tốt, hai giống Đài Loan là ĐL3 và Ir là các giống có khối l−ợng quả vừa phải, màu sắc hấp dẫn, chất l−ợng khá, có khả năng đậu quả tốt trong điều kiện khí hậu miền Bắc.

Thông th−ờng, giống nào có khối l−ợng quả lớn thì sẽ có chiều dài quả, chiều rộng quả và độ dày quả lớn. Tỷ lệ của ba chỉ tiêu này đã tạo nên hình dạng quả đặc tr−ng của từng giống. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14: Đặc điểm, hình dạng và màu sắc quả của các giống xoài TT Giống Hình dạng quả Màu sắc vỏ quả Màu sắc thịt quả Đặc điểm khác Điểm đánh giá cảm quan

1 BĐ3 Bầu dài Xanh phớt

tím Vàng đậm Ngọt, thơm, ít xơ 7,1/9

2 ĐL4 Bầu dài Xanh vàng Vàng đậm Rất ngọt, thơm, thịt

mịn, chắc, không xơ 8,5/9 3 ĐL3 Trứng Đỏ tím Vàng Ngọt, thơm, ít xơ 7,6/9 4 ĐF3 Bầu dài Vàng phớt hồng Vàng đậm Ngọt, hơi nhạt, thơm, nhiều xơ 6,8/9

5 C Bầu dài Vàng Vàng đậm Ngọt, thơm, ít xơ 7,8/9

6 Fa1 Thuôn

dài

Vàng phớt

hồng Vàng đậm

Ngọt, hơi nhạt, ít

thơm, nhiều xơ 6,7/9

7 Fa2 Trứng Vàng Vàng Ngọt, thơm, ít xơ 7,0/9

8 IR Trứng Đỏ vàng Vàng Ngọt, thơm, ít xơ 7,5/9

9 SEN Trứng Tím xanh Vàng Ngọt ít, thơm, ít xơ 7,7/9

10 TQ1 Thuôn

dài Xanh vàng Vàng Ngọt, rất thơm, ít xơ 7,4/9

Qua bảng 4.14 ta thấy, hình dạng quả của các giống biến đổi từ dạng trứng sang bầu dài và thuôn dài. Màu sắc vỏ quả biến đổi từ màu xanh đến màu vàng (nhóm giống có nguồn gốc Trung Quốc), màu tím và tím đỏ (nhóm giống có nguồn gốc Đài Loan). Màu sắc thịt quả của các giống chủ yếu là màu vàng đến vàng đậm. Giống ĐL4 hầu nh− không có xơ, thịt chắc mịn. Giống ĐF3 và Fa1 rất nhiều xơ. Các giống khác đều ở mức chấp nhận đ−ợc.

Có thể nói, tỷ lệ thịt quả của giống xoài thí nghiệm đạt từ trên 62% đến trên 80% là tỷ lệ khá cao so với các giống đang đ−ợc trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam nh− Cát Đen và Cát Trắng (73%). Tuy nhiên, để ng−ời tiêu dùng chấp nhận đ−ợc thì vấn đề về chất l−ợng cảm quan và các thành phần dinh d−ỡng trong quả đ−ợc quan tâm tr−ớc tiên.

4.2.8.2. Thành phần hoá học của các giống xoài

Tỷ lệ các chất dinh d−ỡng cơ bản có trong quả là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất l−ợng quả của một giống. Hiện nay, đối với quả xoài, ngoài sử dụng để ăn khi quả đã chín thì việc dùng quả để ăn xanh cũng đ−ợc ng−ời tiêu dùng quan tâm. Do vậy, chúng tôi tiến hành phân tích chất l−ợng quả khi quả b−ớc vào giai đoạn già và khi quả chín để chọn ra giống có chất l−ợng tốt đáp ứng nhu cầu của ng−ời tiêu dùng. Kết quả đ−ợc phân tích thành phần các chất dinh d−ỡng của các giống xoài khi còn xanh đ−ợc trình bày ở bảng 4.15 và 4.16:

Bảng 4.15: Thành phần hoá học ở giai đoạn quả già của các giống xoài

TT Giống Chất khô (%) Đ−ờng tổng số (%) Axit tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Tanin (%) 1 BĐ3 17,63 5,00 1,643 38,34 0,073 2 ĐL4 22,45 7,75 0,436 64,35 0,122 3 ĐL3 14,09 4,75 1,474 18,91 0,073 4 ĐF3 14,29 5,75 1,441 26,84 0,170 5 C 19,82 3,25 1,240 43,92 0,122 6 Fa1 12,39 4,00 2,010 35,08 0,122 7 Fa2 16,59 4,00 2,412 19,83 0,147 8 IR 13,25 7,00 1,039 25,62 0,097 9 SEN 11,44 5,90 1,675 45,14 0,097 10 TQ1 13,89 4,00 2,178 25,01 0,097

Qua bảng 4.15 ta thấy, khi quả còn xanh, hàm l−ợng chất khô của các giống khá cao, cao nhất là giống ĐL4 đạt 22,45%. Giống SEN đạt thấp nhất là 11,44%. Các giống khác đều đạt từ 12,39 (Fa1) đến 19,82% (C).

Hàm l−ợng đ−ờng và axit trong quả rất quan trọng, nó góp phần tạo nên vị ngọt đặc tr−ng của từng giống. Qua kết quả phân tích, chúng tôi thấy

khi còn xanh hàm l−ợng đ−ờng tổng số của giống xoài C rất thấp chỉ đạt 3,25% và hàm l−ợng axit t−ơng đối cao (1,24%) tạo cho quả có vị rất chua. Các giống Trung Quốc (Fa1, Fa2, TQ1) có hàm l−ợng đ−ờng tổng số đều là 4%, nh−ng hàm l−ợng axit lại rất cao từ 2% đến 2,4%, cao nhất so với các giống khác. Các giống xoài Australia (BĐ3) và Đài Loan (ĐL3, SEN) có hàm l−ợng đ−ờng trung bình từ 5% đến 5,9% và hàm l−ợng axit từ 1,44% đến 1,68%. Hai giống Đài Loan (ĐL4, Ir) hàm l−ợng đ−ờng trong quả rất cao (7,75% và 7%); hàm l−ợng axit rất ít (0,44% và 1,04%).

Phân tích chất l−ợng khi còn xanh của các giống chúng tôi nhận thấy, giống ĐL4 có thể dùng để ăn xanh rất tốt, có vị ngọt và rất ít chua. Bên cạnh đó giống này còn có hàm l−ợng Vitamin C rất cao là 64,35mg/100g, các giống khác chỉ đạt từ 18,91% (ĐL3) đến 45,14% (SEN). Hàm l−ợng tanin không có sự khác biệt nhiều giữa các giống và đều ở trong khoảng 0,07% đến 0,17%.

Từ khi quả xanh đến khi quả chín hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong quả có sự biến đổi lớn, đặc biệt là hàm l−ợng đ−ờng tổng số. Các số liệu phân tích khi quả chín đ−ợc trình bày ở bảng 4.16.

Qua bảng 4.16 ta thấy, hàm l−ợng chất khô của các giống không có sự biến đổi nhiều. Hàm l−ợng đ−ờng tổng số trong quả tăng đột biến do khi quả chín, tinh bột biến đổi thành đ−ờng và hàm l−ợng axit giảm đáng kể chỉ còn từ 0,17% (C) đến 0,26% (ĐL4); cao nhất là giống SEN và TQ1 đạt 0,4% và 0,56%. Trong khi đó các giống xoài trồng phổ biến ở các n−ớc trên thế giới đều có hàm l−ợng axit từ 0,5% đến 0,7%. Hàm l−ợng đ−ờng tổng số của các giống tăng từ 1,8% (SEN) đến 11,5% (ĐL4) so với khi quả xanh. Lúc này hàm l−ợng đ−ờng của giống ĐL4 cao nhất và đạt tới 19,25%, gần bằng hàm

Bảng 4.16: Thành phần hoá học khi quả chín của các giống xoài TT Giống Chất khô (%) Đ−ờng tổng số (%) Axit tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Xenlulo (%) 1 BĐ3 19,83 15,5 0,212 33,15 0,9 2 ĐL4 22,52 19,25 0,256 5,05 0,9 3 ĐL3 17,88 13,75 0,134 17,79 0,7 4 ĐF3 14,06 11,25 0,235 43,37 0,8 5 C 20,54 10,50 0,168 48,65 1,4 6 Fa1 10,61 9,50 0,201 21,41 0,8 7 Fa2 16,31 10,25 0,235 10,01 1,0 8 IR 11,64 10,20 0,201 24,46 0,6 9 SEN 9,82 7,76 0,402 43,92 0,8 10 TQ1 13,88 10,50 0,569 16,68 1,2

l−ợng đ−ờng của giống Gapalbhog đ−ợc trồng ở Bangladesh (22,63%). Hàm l−ợng Vitamin C của giống ĐL4 đạt rất thấp và chỉ đạt 5,05mg/100g. Giống xoài C khi trồng ở các tỉnh phía Nam có hàm l−ợng đ−ờng tổng số là 14,3%. Tuy nhiên khi trồng ở miền Bắc, hàm l−ợng đ−ờng chỉ đạt 10,5% và th−ờng bị nhiễm bệnh phấn trắng ở thời kỳ ra hoa.

Trong 10 giống xoài đ−ợc theo dõi trong thí nghiệm, chúng tôi thấy giống ĐL4 tỏ ra có −u thế về mặt sinh tr−ởng, khả năng ra hoa, đậu quả và phẩm chất quả cả khi sử dụng để ăn xanh và khi quả chín. Các giống Ir và ĐL3 tuy khả năng sinh tr−ởng của chúng chỉ ở mức trung bình, nh−ng khả

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)