Tình hình sâu bệnh hại đối với các giống xoài

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 80 - 84)

Đối với cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng, sâu và bệnh là đối t−ợng gây tổn thất rất lớn đến năng suất và sản l−ợng đặc biệt là ở các n−ớc có khí hậu ẩm −ớt, m−a nhiều. ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ cây ra hoa, đậu quả gặp điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, m−a phùn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển làm ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất xoài miền Bắc. Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại đối với 10 giống xoài đ−ợc trình bày ở bảng 4.17.

Qua theo dõi chúng tôi thấy một số loài sâu bệnh hại sau:

- Ruồi đục quả: gây hại trực tiếp trên quả khi quả chuyển sang giai đoạn già. Ruồi cái đục vỏ quả và đẻ trứng, lúc này rất khó phát hiện vì vết đục rất nhỏ. Khi trứng nở thành giòi và đục phá thịt quả. Phần quả bị giòi đục chuyển sang màu nâu đen sau đó lan dần ra và làm quả bị rụng. Giống Fa1 bị ruồi hại nặng, một số giống cũng bị ruồi đục quả nh−ng bị gây hại nhẹ hơn là giống C và ĐL4.

- Rầy xanh (rầy nhảy): xuất hiện và gây hại quanh năm trên những đợt lộc non, hoa và quả non. Chúng tập trung chủ yếu ở trên mặt lá non, quả non và nhánh hoa để chích hút dịch cây làm hoa và quả non rụng nhiều. Tất cả các giống đều bị rầy xanh gây hại nh−ng ở mức nhẹ.

- Bọ cánh cứng: chủ yếu là câu cấu ăn lá, chúng xuất hiện và gây hại quanh năm trên những đợt lộc non, chúng ăn hết phần biểu bì của lá và chỉ để lại phần gân lá.

- Rệp sáp: gây hại chủ yếu ở phần non của cây nh− lộc non, quả non đặc biệt là chùm hoa. Chúng ăn hết phần nhựa làm cành hoa khô và rụng hàng loạt nếu không đ−ợc phòng trừ kịp thời.

Bảng 4.17: Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống xoài

Mức độ gây hại trên các giống Loài sâu,

bệnh Tên khoa học BĐ3 ĐL4 ĐL3 ĐF3 MN2 C Fa1 Fa2 HD Ir SEN TQ1

Bộ phận bị hại

Ruồi đục quả Dacus dorsalis + ++ + + ++ +++ + + + + Quả

Rầy xanh Idioscopus elypeali và

Idioscopus nivesparsus + + + + + + + + + + + +

Lộc non, hoa, quả

Bọ cánh cứng + + + + + + + + + + + + Lộc non

Rệp sáp Icerya seychellarum và

Planococous lilacinus + + + + + + + + + + + + Lá, chùm hoa

Bệnh thán th− Clletotrichum gloeosporioides ++ ++ ++ ++ +++ ++ ++ ++ ++ ++ Chùm hoa, quả Bệnh phấn trắng Odium mangiferae ++ ++ ++ ++ +++ ++ ++ ++ ++ ++ Chùm hoa, quả non Bệnh đốm đen VK Pseudomonas mangiferae indicae + + + + + + + + + + + + Lá, chùm hoa, quả Bệnh thối quả Diplodia natalensis + + + + + ++ + + + + + + Quả

- Bệnh thán th−: là bệnh gây hại nặng nhất đối với xoài và th−ờng gây hại năng ở điều kiện thời tiết ẩm. Nấm bệnh tấn công vào cành non, lá làm cho lá xuất hiện những đốm cháy và lá rách. Trên chùm hoa và quả, chúng gây hại làm rụng hoa và quả. Lúc đầu trên quả chỉ thấy xuất hiện những đốm nâu nhỏ sau lan dần làm quả rụng hoặc thối trong khi bảo quản.

- Bệnh phấn trắng: gây hại chủ yếu trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Chúng đóng thành lớp trên chùm hoa làm chùm hoa teo và rụng đi. Quả non bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng và rụng.

- Bệnh đốm đen vi khuẩn: th−ờng xuất hiện trong mùa m−a và gây hại trên lá, quả, cuống lá, cuống quả và cành non. Lúc đầu chỉ là vết đốm nhỏ sau đó lớn dần và liên kết với nhau thành mảng lớn. Vỏ quả th−ờng có vết nứt và rụng khi còn non.

- Bệnh thối quả: bệnh th−ờng gây hại ở quả trong khi tồn trữ, làm thối phần thịt quả, th−ờng xuất hiện và gây hại ở điều kiện nóng ẩm.

Nhìn chung các giống xoài thí nghiệm đều bị nhiễm các loài sâu bệnh trên ở mức nhẹ và bệnh gây hại nặng nhất là bệnh thán th− và nấm phấn trắng. Giống bị nhiễm nặng nhất là giống C, ngoài ra giống Fa1 cũng bị ruồi đục quả gây hại khá nặng.

Phần 5. Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu các chỉ tiêu sinh tr−ởng, phát triển và cho năng suất, chất l−ợng của các giống xoài thí nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Trong điều kiện thời tiết, khí hậu vùng Gia Lâm - Hà Nội, các giống xoài đ−ợc theo dõi, đánh giá trong thí nghiệm đều có khả năng sinh tr−ởng tốt. Khả năng sinh tr−ởng của các giống xoài trong thí nghiệm đ−ợc chia thành 3 nhóm: nhóm có khả năng sinh tr−ởng tốt gồm các giống HD, TQ1và giống MN2; nhóm sinh tr−ởng trung bình gồm có giống BĐ3, ĐL4, Fa1, Fa2, Ir và giống SEN; nhóm có khả năng sinh tr−ởng kém hơn là ĐL3, ĐF3 và giống xoài C.

2. Trong các giống đ−ợc theo dõi, đánh giá, hai giống MN2 và HD có khả năng sinh tr−ởng rất tốt nh−ng không ra hoa, các giống còn lại ra hoa khá đều. Các giống xoài có tỷ lệ đậu quả cao là giống ĐL3, ĐL4 và giống Fa1. Các giống xoài trong thí nghiệm khi có tỷ lệ đậu quả ở đợt hoa đầu thấp, tiến hành ngắt bỏ chùm hoa, đều có khả năng ra hoa đợt hai, đợt hoa thứ hai ra hoa muộn hơn đợt thứ nhất khoảng 1 tháng và đây là đợt hoa có ý nghĩa rất lớn với năng suất của giống. Giống ĐL3 có khả năng ra hoa, đậu quả ngay cả khi gặp thời tiết không thuận lợi (m−a phùn); giống TQ1 có khả năng ra hoa trái vụ, điều này rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao năng suất và tuyển chọn những giống xoài thích hợp với điều kiện miền Bắc.

3. Trong các giống xoài đ−ợc theo dõi, đánh giá trong thí nghiệm, các giống xoài có năng suất thu đ−ợc cao hơn là giống Ir, SEN, TQ1 và giống Fa2 (đạt từ 10,37 đén 12, 1kg/cây). Các giống ĐL3, ĐF3 và ĐL4 có năng suất thu đ−ợc đạt khá

cao (7,1 - 7,7kg/cây). Các giống có chất l−ợng tốt là giống ĐL4, C, ĐL3, Ir và SEN, trong đó giống ĐL4 có chất l−ợng rất tốt và có thể sử dụng để ăn xanh. 4. Các giống xoài thí nghiệm đều bị một số đối t−ợng sâu bệnh gây hại ở các mức độ khác nhau. Hai đối t−ợng bệnh hại gây hại nặng hơn trên các giống là bệnh thán th− và bệnh phấn trắng. Giống bị nhiễm bệnh phấn trắng và thán th− nặng nhất là giống C. Giống Fa1 bị ruồi đục quả gây hại khá nặng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 80 - 84)