Một số nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật làm tăng năng suất

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 31 - 34)

suất xoài

Theo các kết quả nghiên cứu về cây xoài của các tác giả Ngô Hồng Bình (1999) [3], Bùi Quang Đãng (1997) [9], Phạm Thị H−ơng (2000) [16] đều cho rằng, để tăng năng suất xoài miền Bắc thì việc đầu tiên là phải chọn giống có năng suất cao, chất l−ợng tốt và có đặc tính phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc. Sau đó là áp dụng mật độ trồng và các biện pháp kỹ thuật thâm canh cụ thể đối với từng giống ở từng vùng trồng cụ thể. Bên cạnh đó,

để hạn chế những nh−ợc điểm của khí hậu miền Bắc, cần tiến hành đồng thời các biện pháp kỹ thuật chính nh− kỹ thuật cắt tỉa, điều khiển ra hoa và bao quả.

- Biện pháp cắt tỉa: đây là công việc th−ờng đ−ợc tiến hành sau khi thu hoạch quả nhằm kích thích các đợt lộc thu hình thành sớm và thành thục, tạo tiền đề cho việc ra hoa, đậu quả, giữ quả tốt ở năm tiếp theo. Bên cạnh đó, biện pháp cắt tỉa còn tạo cho cây có bộ tán đều, có bộ khung chắc, cân đối, loại bỏ những cành không cần thiết trong tán giúp tán cây thông thoáng, hạn chế tối đa ảnh h−ởng của sâu bệnh hại giúp cây có thể tận dụng triệt để năng l−ợng ánh sáng trong quá trình quang hợp. Đốn đau và cắt tỉa có ảnh h−ởng rất lớn đến thời gian ra hoa của xoài. Những cây xoài đốn đau th−ờng ra hoa muộn hơn so với cây đốn phớt, đốn vừa và đặc biệt là so với cây không đốn. Đối với những giống có khả năng ra hoa làm nhiều đợt nh−ng khi ra hoa đợt đầu lại gặp những bất thuận của thời tiết thì ng−ời ta còn dùng ph−ơng pháp ngắt chùm hoa để làm chậm lại quá trình ra hoa của xoài. Biện pháp cắt tỉa ngắt chùm hoa đ−ợc áp dụng rộng rãi ở tất cả các n−ớc trồng xoài trên thế giới. Theo Ambast M.K và cộng sự (1989) [45], việc ngắt bỏ ở giai đoạn đầu khi phát triển chùm hoa sẽ làm cho hoa xuất hiện lại nhiều nhất, việc tỉa th−a chùm hoa sẽ làm số l−ợng hoa, tỷ lệ hoa l−ỡng tính, tỷ lệ đậu quả, đặc điểm hình thái và chất l−ợng quả... thay đổi đáng kể.

- Điều khiển ra hoa: Thời điểm ra hoa tự nhiên của xoài ở miền Bắc th−ờng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, đây cũng là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong năm và có m−a phùn, ẩm độ không khí cao là nguyên nhân chính dẫn tới xoài đậu quả thấp. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm điều khiển cho xoài ra hoa muộn tránh đ−ợc điều kiện khí hậu bất thuận đã mang lại ý nghĩa to lớn cho việc phát triển cây xoài ở miền Bắc. Một số hoá chất có thể dùng

để điều khiển sự ra hoa của xoài là KClO3, KNO3 và PBZ (Paclobutrazol) nh−ng chất đ−ợc sử dụng rộng rãi nhất là PBZ. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả n−ớc ngoài Kulkarni V. (1989) [52], Subhadrabandhu S. và cộng sự (1989) [65], Burondkar M. và cộng sự (1989) [47] những cây đ−ợc xử lý PBZ có chiều cao cây và đ−ờng kính tán giảm rõ rệt, điều này đã tạo điều kiện tối −u về kích th−ớc tán khi trồng dầy. Ngoài ra PBZ còn có tác dụng kích thích cho hoa ra sớm, nhiều quả và quả chín sớm hơn. Những cây đ−ợc xử lý PBZ có tỷ lệ cây ra hoa là 91,5% ở 164 ngày sau khi xử lý, trong khi đó những cây đối chứng chỉ có 15,7% số cây ra hoa (Subhadrabandhu S. và cộng sự, 1989) [65].

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu (2003) [28], khi t−ới PBZ 10g/m đ−ờng kính tán kết hợp với khoanh cành và cắt rễ có kết quả tốt trong việc thúc đẩy cây xoài cát Hoà Lộc ra hoa tập trung, tăng tỷ lệ ra hoa rất có ý nghĩa so với đối chứng, rút ngắn thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc ra hoa từ 7 - 9 ngày.

- Bao quả: đây là biện pháp lý t−ởng trong công tác bảo vệ thực vật để bảo vệ quả khỏi sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh hại và ảnh h−ởng bất lợi của môi tr−ờng. Biện pháp bao quả giúp giảm số lần phun thuốc, hạn chế tình trạng tồn d− của nông d−ợc trên sản phẩm sau thu hoạch và phần nào tăng c−ờng về mỹ quan cũng nh− phẩm chất bên trong quả (Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu, 2003) [29]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Bình và cộng sự (2003) [2], sử dụng bao quả bằng vải màng và giấy xi măng đối với xoài sau khi rụng sinh lý cho hiệu quả phòng trừ bệnh thán th− rất cao, các côn trùng và bệnh khác gây hại trên quả cũng bị hạn chế. Biện pháp bao quả không những đ−ợc áp dụng rộng rãi đối với quả xoài ở nhiều n−ớc trên thế giới mà còn đ−ợc áp dụng trên nho, lê, táo.... ở Việt Nam, biện pháp này ngày càng đ−ợc nhiều nơi quan tâm và áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống xoài có nguồn gốc khác nhau được trồng tại gia lâm hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)