Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 93)

4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc nâng cao

độ quản lý rủi ro của các hộ nông dân khi tham gia sản xuất hàng hoá

Điểm yếu

Điểm yếu trong việc nâng cao trình độ quản lý rủi ro xuất phát từ những khó khăn trong sản xuất của hộ nông dân, chúng đ−ợc chia làm hai loại chính đó là khó khăn hệ thống và khó khăn bộ phận

Khó khăn hệ thống

Khó khăn hệ thống đ−ợc hình thành từ những điều kiện kinh tế xã hội mang tính chất bao chùm tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Khó khăn về mặt xã hội

Tính "làng" trong sản xuất nông nghiệp đ−ợc thể hiện rất rõ đó là sự đồng nhất về chủng loại cây trồng vật nuôi đ−ợc sản xuất, tập quán sinh hoạt, canh tác... Một điểm đáng chú ý ở đây là có những làng chuyên trồng rau màu, có làng chuyên trồng mía, có làng chuyên nghề hàng sáo. Rõ ràng mức độ rủi ro của các loại nghề này là khác nhau, nh−ng các làng đó vẫn tồn tại bền vững trong nền kinh tế thị tr−ờng hiện nay. Điều này không có nghĩa làng này sợ rủi ro hơn làng khác, Hay làng này −a thích rủi ro hơn làng khác vì tính đồng nhất của nông thôn không chỉ giới hạn trong một làng, một xã mà rộng hơn rất nhiều. Vậy điều gì chi phối sự chấp nhận rủi ro của các làng trong quyết định sản xuất của ng−ời nông dân.

Làng trong nông thôn tạo ra sự ràng buộc giữa các hộ, quyết định sản xuất của hộ phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và tập quán sản xuất chung. Qua đó các thành viên có ảnh h−ởng lẫn nhau trong suốt quá trình sản xuất từ năm này qua năm khác tạo ra những đặc tr−ng riêng biệt của mỗi làng khác nhau. Để phát triển sản xuất hàng hoá, sự ràng buộc này cũng tạo ra tính ì trong việc thay đổi ph−ơng h−ớng sản xuất chung của một làng. Do vậy để phát triển sản xuất hàng hoá tập trung thì đặc tính của làng trong nông thôn sẽ là một bất lợi.

Khó khăn về mặt kinh tế

Năng lực tài chính của các hộ nông dân là khá thấp, do vậy viêc tái đầu t− để mở rộng sản xuất là khó khăn, những tích luỹ tài chính trong hộ lại th−ờng đ−ợc sử dụng vào các việc lớn nh− xây nhà, mua xe máy. Do vậy để mở rộng sản xuất các hộ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài thông qua các hoạt động đầu t− trả chậm. Hoạt động này tạo nên nhiều bất lợi cho ng−ời nông dân, làm cho thu nhập kỳ vọng của họ giảm xuống và sự phụ thuộc trong việc lựa chọn đầu vào cho sản xuất một cách hiệu quả.

Ng−ời nông dân sản xuất ra sản phẩm mang tính cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả hoàn toàn do thị tr−ờng quyết định, do vậy khả năng điều tiết giá của họ là không có. Chính điều này tạo nên sự rủi ro lớn khi họ tham gia sản xuất hàng hoá. Nh−ng ng−ợc lại những hàng hoá đầu vào cũng nh− sản phẩm tiêu dùng của họ lại mang tính cạnh tranh độc quyền và thông tin về sản phẩm th−ờng bị che đậy, sự che đậy thông tin này tạo bất lợi cho ng−ời nông dân cả về giá cả và chất l−ợng sản phẩm. Bên cạnh đó nó tạo ra lợi nhuận lớn cho ng−ời sản xuất và ng−ời phân phối.

Việc phối kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thiếu sự đồng bộ, các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng t−ơng tai ký kết giữa các hộ th−ờng xuyên không đ−ợc đảm bảo chắc chắn, thể hiện sự liên kết cứng nhắc và thiếu tính thị tr−ờng.

Khó khăn về trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý

Nhìn chung trình độ kỹ thuật của ng−ời nông dân về sản xuất hàng hoá là rất thấp, đa số những kiến thức của là kinh nghiệm và sự ảnh h−ởng của những ng−ời xung quanh. Rất ít ng−ời nông dân chủ động tiếp cận đ−ợc một cách đầy đủ với khoa học kỹ thuật để áp dụng cho sản xuất. Cùng với nó là trình độ kỹ thuật chung của toàn ngành nông nghiệp vẫn còn thấp, đặc biệt là khoa học về giống. Những giống ngô, giống lúa lai, giống rau... vẫn phải nhập trực tiếp từ n−ớc ngoài. Trình độ quản lý kinh tế của các hộ nông dân là điều đặc biệt

đáng chú ý hơn nữa. Sản xuất không có hạch toán là đặc điểm chung của hầu hết các hộ. Họ không thể tách bạch một cách rõ ràng các khâu các phần trong kinh tế hộ. Trồng trọt bị hoà lẫn vào chăn nuôi, chi phí này bị lẫn vào chi phí khác và tiêu dùng lẫn vào thu nhập. Sự yếu kém này trong quản lý khiến các hộ khó đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh tế của vật nuôi và cây trồng.

Khó khăn riêng rẽ

Sự manh mún trong sản xuất là một cản trở rất lớn đến việc hình thành vùng sản xuất tập trung, cùng với nó là các điều kiện về thuỷ lợi. Khó khăn này gần đây cũng đang đ−ợc khắc phục bằng chính sách dồn điền đổi thửa của huyện.

Thị tr−ờng tiêu thụ nông sản hàng hoá luôn có những biến đổi thất th−ờng khiến nhiều hộ không dám mạnh dạn dồn toàn bộ nguồn lực của họ vào việc phát triển sản xuất hàng hoá nên toàn huyện ch−a hề có vùng mang tính chất sản xuất hàng hoá một cách toàn diện với quy mô rộng.

điểm mạnh

Tính "làng" trong nông thôn tạo ra tính ì nh−ng biết khai thác tốt có thể đem lại hiệu quả trong việc phát triển quy mô của sản xuất hàng hoá theo h−ớng sản xuất một số loại sản phẩm chính. Trong mỗi làng bao giờ cũng có những cá nhân tiên tiến biết tìm tòi và áp dụng cái mới, việc ràng buộc lẫn nhau trong sản xuất cũ sẽ thay thế bằng ảnh h−ởng và hỗ trợ nhau trong sản xuất hàng hoá. Sự chuyển biến này có thể thông qua những cá nhân tiên tiến sau đó sẽ đ−ợc lan toả ra toàn cộng đồng.

Việc quản lý rủi ro của các hộ nông dân luôn đ−ợc sự hỗ trợ tích cực từ phía các cấp chính quyền và các tổ chức. Ngày nay ng−ời nông dân có thể tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn và thị tr−ờng một cách dễ dàng hơn nhiều từ các trung tâm khuyến nông, hội nông dân, các công ty hay các tổ chức khác. Đặc biệt tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng của các hộ cũng đã đ−ợc cải thiện đáng kể nâng cao cơ hội mở rộng sản xuất của ng−ời nông dân tr−ớc nhu cầu phát triển.

Nguồn thu nhâp của các hộ ngày nay cũng rất đa dạng, các hộ có thể có những tích luỹ từ nhiều nguồn khác để đầu t− cho nông nghiệp. Có những trang trại do những ng−ời hoạt động trong những ngành khác sau thời gian tích luỹ thành lập và tạo nên một số các mô hình rất hiện đại và tiên tiến trong kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Điều kiện giao thông cũng nh− điều kiện thông tin trên địa bàn phát triển t−ơng đối tốt, tạo điều kiện cho các hộ trong việc tiếp cận điều kiện sản xuất và tiêu thụ một cách dễ dàng hơn. Đã có những khu tiêu thụ nông sản mang tính th−ờng xuyên và ổn định, nh−ng hầu hết đều tự phát trên những trục đ−ờng chính trong huyện. Gắn với các điểm này là các đội ngũ mua bán buôn nông sản có cự ly tiêu thụ sản phẩm của họ có thể dọc từ bắc vào nam. Những địa điểm nh− vậy phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc tiêu thụ nông sản hàng hoá của bà con nông dân, tránh đ−ợc rủi ro do không có thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.

Cơ hội

Sự phát triển chung của cả nền kinh tế tạo ra một cơ hội lớn cho nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ nói riêng phát triển. Tr−ớc hết là các nhu cầu về nông sản hàng hoá tăng cao về số l−ợng, chất l−ợng cũng nh− chủng loại mẫu mã. Đây chính là những "đơn đặt hàng" cho các hộ nếu chũng ta không nắm bắt đ−ợc thì nó sẽ đ−ợc chuyển cho hàng hoá nhập khẩu.

Thách thức

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp là một thách thức trong nắm bắt những cơ hội phát triển. Chuyển dịch chậm chạp kéo theo năng suất sản phẩm thấp, chất l−ợng không đồng đều và không có những sản phẩm nổi trội mang tính th−ơng hiệu của vùng. Do vậy, Lạng Giang ch−a có những sản phẩm nông nghiệp thể hiện thế mạnh của mình, có sức cạnh tranh cao, trong khi sự đòi hỏi của thị tr−ờng ngày càng khắt khe.

những sản phẩm nào thực sự −u việt mang lại hiệu quả cho cả ng−ời sản xuất và ng−ời phân phối mới đủ sức tồn tại. Thách thức này còn lớn hơn nữa khi các nông sản của ta phải cạnh tranh với các nông sản n−ớc ngoài khi tham gia hội nhập.

4.3. Một số giải pháp nhằm giảm rủi ro cho hộ nông dân 4.3.1. Về phía hộ

Sản xuất nông nghiệp luôn luôn phải đối mặt với vô vàn những rủi ro, trong khi đời sống và thu nhập của các hộ ch−a cao thì mỗi sự mất mát trong sản xuất sẽ làm cho các hộ bị ảnh h−ởng sâu sắc đến cả vật chất và tinh thần, nhiều hộ sau khi gặp rủi ro đã không bao giờ dám nghĩ đến các ph−ơng h−ớng sản xuất táo bạo. Sự thận trọng là nguyên tắc đầu tiên chúng tôi muốn khuyên các hộ nông dân. Thận trọng ở đây tr−ớc hết là ở quy mô sản xuất, khi mới bắt đầu một ý t−ởng mới hay mở rộng quy mô có sẵn, các hộ nên tránh tăng quy mô một cách đột ngột. Khi mới bắt đầu phát triển, đa số các hộ đều phải vay vốn nên nếu rủi ro xảy ra nó sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn. Quá trình phát triển sản xuất chính là quá trình tiếp cận với rủi ro, trong nông nghiệp quá trình này rất dài, để có đ−ợc kinh nghiệm cứng các hộ đều phải trải qua nhiều chu kỳ sản xuất bởi có những loại rủi ro ít khi xuất hiện nh−ng nếu xuất hiện lại ảnh h−ởng rất lớn. Những quyết định sản xuất trong thời kỳ "đang phát triển" là những quyết định không chắc chắn do vậy nó tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ng−ời nông dân không l−ờng tr−ớc đ−ợc.

Nên học hỏi kinh nghiệm của nhiều ng−ời đi tr−ớc. Những nông dân sản xuất giỏi là những ng−ời l−u giữ những kho kinh nghiệm vô cùng quý giá nếu học hỏi đ−ợc những kinh nghiệm của họ thì con đ−ờng tiếp cận với rủi ro của các hộ sẽ ngắn đi rất nhiều. Học hỏi kinh nghiệm của nhiều ng−ời sẽ có sự tổng hợp, so sánh và bổ sung cho nhau.

khoa học kỹ thuật của sản xuất sẽ là nguyên nhân tạo ra những rủi ro trong t−ơng lai.

Đa dạng hoá có chọn lọc và liên kết các ngành sản xuất: các hộ nông dân nên thực hiện đa dạng hoá nh−ng tập trung vào một số loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của vùng, có nh− vậy sản phẩm của họ mới có thể tham gia vào thị tr−ờng bán buôn. Khi tham gia vào thị tr−ờng bán buôn mới có thể phát triển sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn và tập trung. Bên canh đa dạng hoá những hộ có điều kiện cần phát huy lợi thế của vùng để thực hiện liên kết sản xuất tạo ra nguồn thu nhập đa dạng cho kinh tế hộ.

Nh− chúng ta đã nghiên cứu vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro đã tác động không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách phát triển sản xuất hàng hoá của nhà n−ớc. Do vậy để quá trình này diễn ra nhanh hơn, nhất định cần có sự hỗ trợ của nhà n−ớc và các tổ chức trong việc tiếp cận với rủi ro và quản lý rủi ro của các hộ nông dân hiện nay.

4.3.2. Sự hỗ trợ của nhà n−ớc và các tổ chức với hộ nông dân

Giúp ng−ời nông dân chủ động tiếp cận với rủi ro là ph−ơng pháp bền vững nhất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trên thực tế ng−ời nông dân làm kinh tế giỏi cũng là một nhà quản lý rủi ro giỏi. Nh− chúng ta đã thấy ở phần quản lý rủi ro của các hộ nông dân, thị tr−ờng là yếu tố quan trọng nhất kích thích sản xuất phát triển. Do vậy để tác động vào sản xuất của các hộ nông dân tr−ớc hết chúng ta phải tác động từ khía cạnh thị tr−ờng.

Tổ chức thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm

Hệ thống chợ tại các địa ph−ơng nông thôn hiện nay tại Lạng Giang

không mang nhiều ý nghĩa trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân trong khu vực, mà nó chủ yếu là các chợ mang tính tiêu dùng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Khi sản xuất hàng hoá phát triển sản phẩm của họ sẽ đ−ợc bán xa hơn và ng−ợc lại các chợ địa ph−ơng cũng nhập những sản phẩm từ nơi khác tới để bổ sung những hàng hoá còn thiếu trong khu vực. Sản phẩm

rau ở làng Then th−ờng đ−ợc ng−ời buôn bán đem đi các tỉnh khác nh− Thanh Hoá, Nghệ An... Nh− vậy để phát triển hàng hoá không thể phụ thuộc vào các chợ địa ph−ơng, hơn nữa khi sản phẩm nhiều lên các hộ không thể đủ nhân lực để tiêu thụ sản phẩm theo kiểu bán lẻ. Trên thực tế thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm của một số khu vực đã phát triển một cách tự phát từ rất lâu, đó là một địa điểm tập trung không chính thức tập hợp một số ng−ời mua và một số ng−ời bán một vài sản phẩm. Ngày nay những địa điểm nh− vậy đang tăng dần về số l−ợng và quy mô. Theo quan sát của chúng tôi trên địa bàn của huyện có trên 10 địa điểm nh− vậy th−ờng xuyên trao đổi hàng hoá và rất nhiều địa điểm không tập trung không th−ờng xuyên khác. Theo chúng tôi để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá phải có sự quy hoạch các điểm nh− vậy và chúng ta hãy chú ý đến vai trò của ng−ời buôn bán trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Vai trò của t− th−ơng trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản. Ng−ời mua buôn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất hàng hoá. Tr−ớc hết chúng ta cần xoá bỏ quan niệm ép cấp ép giá ở t− th−ơng bởi điều này sẽ bị khống chế khi thị tr−ờng phát triển thông tin đ−ợc ng−ời dân nắm bắt đầy đủ và có sự cạnh tranh. Tr−ớc hết ng−ời buôn bán là ng−ời nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin về thị tr−ờng giữa các vùng rất nhanh. Ng−ời trồng rau ở Thái Đào không thể biết nhu cầu rau trong Nghệ An và nếu có biết họ cũng không thể làm gì đ−ợc. Ng−ời buôn bán bằng mối quan hệ và sự nhanh nhạy của mình họ có thể điều tiết hàng hoá giữa các vùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp tại Lạng Giang ch−a có những mặt hàng thế mạnh nổi trội so với các vùng khác. Nó tạo ra khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm ở quy mô lớn (thị tr−ờng bán buôn). Tác động này ảnh h−ởng lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá của các hộ, làm cho các hộ gặp nhiều rủi ro hơn khi tiêu thụ sản phẩm

Dựa trên những đặc tính trên của thị tr−ờng tiêu thụ nông sản và mức độ sản xuất hàng hoá của Lạng Giang, chúng tôi đề xuất thành lập những khu tiêu thụ sản phẩm tập trung có tổ chức. Khu tiêu thụ sản phẩm nh− vậy b−ớc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn hàng hoá đều đặn và đúng chủng loại. Khu tiêu thụ là nơi trao đổi thông tin giữa những ng−ời bán và ng−ời mua trực tiếp gặp nhau và mua bán với nhau. Nó là mầm mống kích thích sự tập trung trong sản xuất của hộ. Các tổ chức không nên trực tiếp đứng ra thu mua sản phẩm sau đó lại tổ trức tiêu thụ, vì thị tr−ờng đòi hỏi sự năng động và nhạy

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)