Quản lý rủi ro trong trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 80 - 89)

4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4.2.2. Quản lý rủi ro trong trồng trọt

Mặc dù là đã có những biến đổi đáng kể trong ph−ơng thức sản xuất nông nghiệp trong nông thôn, song nhìn chung những biến đổi đó diễn ra vẫn chậm chạp. Nông nghiệp nông thôn vẫn tồn tại ở trình độ thấp, ch−a thể hiện đ−ợc tính chuyên nghiệp và quy mô của sản xuất hàng hoá. Tồn tại trên một phần do tác động của rủi ro và cách thức ng−ời nông dân quản lý rủi ro cũng nh− sự hỗ trợ của các tổ chức trong vấn đề này. Sau khi nghiên cứu chúng tôi phát hiện thấy những công cụ chính mà ng−ời nông dân th−ờng sử dụng để

quản lý rủi ro nh− sau.

a. Tự bảo hiểm trong sản xuất

Trong phần nói về tình hình trồng trọt và rủi ro trong trồng trọt chúng tôi đã chú ý đặc biệt đến vai trò của cây lúa trong danh mục sản xuất của ng−ời nông dân. Trong mục này chúng tôi sẽ làm rõ hơn vai trò này với giả định rằng cây lúa là cây trồng số một đ−ợc ng−ời dân sử dụng cho mục đích bảo hiểm trong sản xuất trồng trọt dựa trên những cơ sở sau đây.

Thứ nhất: thu nhập từ cây lúa mang tính ổn định cao nhất so với các cây

trồng khác nh− rau, ngô, lạc... Ngoài ra cây lúa còn tránh đ−ợc các rủi ro về thị tr−òng do sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng cho gia đình. Trong số 60 hộ mà chúng tôi điều tra không có hộ nào gặp rủi ro đáng kể ảnh h−ởng đến sản l−ợng trong vòng 5 năm qua. Độ lệch chuẩn và hệ số biến đổi của lúa cũng thấp nhất so với các cây trồng khác. Số liệu từ niên giám thống kê huyện nh−

chúng tôi đã phân tích ở phần trên cũng đã chứng minh điều này.

Thứ hai: đối với cây lúa, là cây trồng quá quen thuộc với ng−ời nông dân, do vậy đồng nghĩa với nó là khả năng quản lý rủi ro của ng−ời dân là rất tốt.

Thứ ba: lúa là cây l−ơng thực quan trọng bậc nhất đối với đời sống của nông hộ, nhất là những hộ không sản xuất hàng hoá.

Vì những lý do trên cây lúa đã đ−ợc ng−ời nông dân sử dụng nh− một công cụ để bảo hiểm cho thu nhập của hộ trong sản xuất trồng trọt. Do vậy thu nhập từ trồng lúa đ−ợc coi nh− là thu nhập chắc chắn.

Khi quyết định sản xuất cây gì chắc chắn ng−ời dân sẽ lấy cây lúa làm chuẩn và các nhà hoạch định cũng lấy sự so sánh này làm th−ớc đo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa ph−ơng. Những quyết định này bị ảnh h−ởng lớn bởi tính "làng" trong nông thôn. Trong một làng các hộ nông dân th−ờng có những cây trồng giống nhau, cách thức cũng nh− kinh nghiệm sản xuất giống nhau. Nhiều khi các cá nhân trong một cộng đồng làng muốn h−ớng vào những cây trồng khác cũng bị cản trở bởi thông tin, thị tr−ờng tiêu

thụ, kỹ thuật... Vì thế để xác định đ−ợc các giá trị của tự bảo hiểm trong sản xuất chúng ta sẽ phải xác định trên những khu vực có sự lựa chọn "tự do" hơn trong sản xuất, địa điểm mà chúng tôi chọn là Làng Then, xã Thái đào. Tại đây ng−ời nông dân có thể lựa chọn cơ cấu sản xuất giữa cây lúa và cây rau một cách t−ơng đối tự do bởi truyền thống sản xuất hàng hoá của họ.

Khi quyết định sản xuất cây trồng mang tính hàng hoá các hộ phải từ bỏ thu nhập chắc chắn của mình từ trồng lúa để chuyển sang các cây trồng khác có thu nhập cao hơn nh−ng có mức độ mạo hiểm lớn hơn nh− cà chua, bí xanh, cải d−a... Điều này cũng có nghĩa là các hộ từ bỏ một nguồn thu nhập chắc chắn để tham gia vào một trò chơi có xác suất ở các mức thu nhập khác nhau nh− trong mô hình lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn của Von Neumann chúng tôi đã giới thiệu trong phần hai. Mô hình này cũng vạch ra một ph−ơng h−ớng để chúng ta xác định chi phí của tự bảo hiểm trong sản xuất của nông hộ. Trong đề tài này chúng tôi ch−a đủ điều kiện để xác định chi phí này nh−ng cũng xin đ−a ra một số cơ sở quan trọng cho việc tính toán trên.

Việc tự bảo hiểm của ng−ời dân trong sản xuất trồng trọt đ−ơng nhiên cũng phải có chi phí, đó chính là phần thu nhập kỳ vọng cao hơn khi ng−ời dân từ bỏ trồng lúa chuyển sang cây trồng khác mang tính rủi ro lớn hơn. Ví dụ, tr−ớc một vụ sản xuất ng−ời nông dân đang cân nhắc giữa hai ph−ơng án: một là trồng lúa để thu chắc chắn 190kg/sào t−ơng đ−ơng với 348 ngàn đồng hay 108 ngàn đồng lợi nhuận sau khi đã trừ công lao động (Bảng 4.15), hai là sản xuất cà chua với các mức doang thu 2700nđ, 2200nđ, 1100nđ, 500nđ, - 600nđ, ứng với các mức xác suất do ng−ời nông dân đó dự đoán là: p1=0,2, p1=0,3, p3=0,1, p4=0,2, p5= 0,2. Nh− vậy mức kỳ vọng của thu nhập do cà chua mang lại là là 1290đ/sào, cao hơn so với lúa là 952 nđ/sào. Đây ch−a thể coi là chi phí tự bảo hiểm trong trồng trọt của ng−ời nông dân này vì nó ch−a bao gồm chi phí lao động của các hộ bỏ ra, nh−ng nó là căn cứ rất quan trọng.

Bảng 4.15: Những căn cứ cơ bản để tính chi phí bảo hiểm trong trồng trọt của hộ nông dân

(đvt: nghìn đồng/ sào) Diễn Giải SL (kg) GTSX (nghìn đ) CP vật t− (nghìn đ) Thu nhập HH Công lao động (công) Lợi nhuận (nghìn đ) Lúa 191 477 129 348 12 108 Bí xanh 1280 3219 430 2789 60 1589 Cải d−a 842 1100 135 965 22 525 Cà chua 1099 2304 515 1789 48 829 Mía 1528 2495 380 2115 94 235

(Nguồn: số liệu điều tra)

Trên thực tế mỗi khi quyết định sản xuất ng−ời nông dân vẫn căn cứ vào xác suất chủ quan của mình, do vậy việc xác định đ−ợc xác suất chủ quan này là cần thiết để tính chi phí tự bảo hiểm. Chính vì xác suất chủ quan của từng ng−ời là khác nhau nên chi phí tự bảo hiểm của mỗi ng−ời cũng khác nhau tạo nên sự phức tạp trong cơ cấu tự bảo hiểm của các hộ. Việc hình thành xác suất chủ quan trong các hộ cũng rất khác nhau phụ thuộc vào thông tin, kiến thức, kinh nghiệm mà hộ đó có đ−ợc. Việc hình thành xác suất này cho ta một chỉ tiêu để phân biệt giữa hai khái niệm "rủi ro" và "không chắc chắn" nh− phần cơ sở lý luận chúng tôi đã nói đến. Những nông dân có xác suất chủ quan gần sát với điều kiện hình thành xác suất thực tế thì có thể nói ng−ời đó đã tiếp tiếp cận đ−ợc với rủi ro trong sản xuất. Những nông dân có dự đoán nh−ng không có cơ sở thì quyết định đó là quyết định không chắc chắn. Để tiếp cận đ−ợc rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất hàng hoá, ng−ời nông dân phải trải qua một thời gian sản xuất t−ơng đối dài. Chúng tôi đã gặp những nông dân sản xuất bí xanh tại thôn Cầu Bài xã Tân H−ng, với kinh

nghiệm sản xuất nh− vậy có thể nói là khá dài nh−ng đến đầu năm 2005 xuất hiện một loại bệnh lạ gây thối quả và mất màu mà họ ch−a gặp bao giờ. Rõ ràng trong quá trình tiếp cận của họ không tính đến xác suất loại rủi ro này. Trong khi đó tại làng Then, Thái Đào, họ đã có kinh nghiệm với loại bệnh trên và có xác suất dự đoán cũng nh− ph−ơng án đề phòng. Nh− vậy ranh giới giữa rủi ro và không chắc chắn là khó xác định và phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ng−ời ra quyết định. Trên thực tế không thể có một cá nhân nào có thể tiếp cận đầy đủ với xác suất rủi ro thực tế, toàn bộ những ng−ời chăn nuôi kinh nghiệm nhất trong năm 2003 cũng không thể biết rằng họ sẽ gặp phải dịch cúm gà H5N1. Nh−ng sau dịch bệnh trên trong đầu ng−ời chăn nuôi đã có khái niệm về H5N1 và có xác suất dự đoán và đề phòng.

Quá trình tiếp cận với rủi ro cũng chính là quá trình ng−ời nông dân phải trả giá. Sự trả giá của mỗi cá nhân cộng lại là sự trả giá của toàn ngành nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Những mất mát đó có thể cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nhiều hộ gặp rủi ro mất mát đã phải quay về với những ph−ơng án sản xuất cũ hoặc sản xuất rất dè chừng thiếu sự mạnh dạn. Trên thực tế cũng đã có nhiều vùng trong quy hoạch nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đã thất bại khiến ng−ời dân chán nản.

Nhận xét: từ những vấn đề trên chúng ta thấy rằng mặc dù ch−a có bảo hiểm chính thống hỗ trợ cho nông nghiệp nh−ng tự bảo hiểm đã hình thành và chi phối quyết định sản xuất của ng−ời nông dân. Mức phí bảo hiểm của mỗi hộ gộp lại cũng là chi phí của một nền nông nghiệp yếu kém và lạc hậu. Tự bảo hiểm cùng với nó là sản xuất tự cung tự cấp, chuyển dịch cơ cấu chậm chạp đang là lực cản lớn đối với sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung.

b. Đa dạng hoá trong sản xuất

từ xa x−a, sự đa dạng hoá ngày nay cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có sự đa dạng hoá mang tính manh mún, thiếu tập trung nh−ng cũng có sự đa dạng mang tính tập trung mũi nhọn.

Đối với sản xuất tự cung tự cấp, cây lúa là sản phẩm trọng tâm của kinh

tế hộ, đa dạng hoá là để phục vụ cho độc canh lúa và một mô hình kinh tế khép kín với ngành chăn nuôi và tiêu dùng gia đình. Trong danh mục sản xuất trồng trọt của các hộ, sự đa dạng của sản xuất trồng trọt đ−ợc thể hiện rõ nét trong vụ đông ruộng đất th−ờng đ−ợc phân bổ để trồng rất nhiều các loại cây, nh−ng những cây trồng này chủ yếu để phục vụ cho tiêu dùng và chăn nuôi, một phần sản phẩm đ−ợc dùng để biếu tặng phần còn lại có thể đ−ợc bán nh−ng không nhiều, sự đa dạng hoá nh− vậy không nhằm vào sản xuất hàng hoá mà nhằm đảm bảo cho kinh tế hộ tự cung tự cấp. Ví dụ, cây ngô đ−ợc lấy thân để làm chất đốt lá chăn nuôi trâu bò, hạt cho gia súc gia cầm. Mỗi cây trồng trong danh mục đầu t− của kinh tế hộ gia đình đều có vai trò trong sự đảm bảo bền vững của kinh tế hộ gia đình bằng sự t−ơng hỗ lẫn nhau lẫn nhau.

Sự đa dạng hoá nh− trên cũng đồng nghĩa với sự manh mún và trình độ sản xuất thấp của các hộ. Sự manh mún này lại là nguyên nhân tạo ra năng suất sản phẩm thấp bởi các hộ không có ý thức chú ý đến việc cải thiện năng suất, chất l−ợng sản phẩm. Nếu năng suất đ−ợc tăng lên từ 10 đến 20% cũng không mang nhiều ý nghĩa và khó đ−ợc nhận ra bởi số l−ợng sản phẩm ít, trong khi đó con số trên là một sự mong muốn đối với các nhà kinh tế kỹ thuật. Trong các hộ mà chúng tôi điều tra tại hai xã Nghĩa Hoà và Tân H−ng diện tích trồng lúa của các hộ chiếm 56% đến 57% diện tích gieo trồng, số liệu này trên thực tế còn cao hơn nhiều bởi khi chọn mẫu chúng tôi cũng nhằm vào một số hộ có sản xuất hàng hoá để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của họ khi thoát xác ra khỏi tập quán tự cung tự cấp nh− những hộ trồng mía ở Mỹ H−ng xã Tân H−ng hay một số hộ trồng rau ở làng Đảng, Nghĩa Hoà. Khi

dành một sào đất trồng lúa cho các cây hàng hoá khác thì sự vất vả trong quản lý rủi ro của hộ nông dân cũng tăng lên cùng với nó là tăng chi phí sản xuất và thời gian nghỉ ngơi của các hộ giảm.

Khó khăn lớn nhất trong phát triển sản xuất hàng hoá của các hộ chính là thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm. Khi mới chuyển đổi ng−ời nông dân ít có cơ hội tham gia vào các thị tr−ờng nông sản lớn (thị tr−ờng bán buôn). Việc tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc nhiều vào bán lẻ trong vùng hoặc các vùng lân cận. Mỗi hộ phải dành một số công lao động lớn cho tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó là kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật và thông tin thị tr−ờng thiếu thốn.

Nh− vậy để phát triển sản xuất, các hộ phải thoát khỏi sự đa dạng mang tính manh mún hay thoát ra khỏi sự quản lý rủi ro tự cung tự cấp để tìm đến ph−ơng thức mới đó là đa dạng hoá mang tính chọn lọc.

Sự đa dạng hoá chọn lọc có nghĩa là các hộ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực. Ví dụ các hộ có danh mục cà chua, cải d−a, bí xanh, hành tây đó là sự đa dạng hoá mang tính chon lọc, các hàng hoá trong danh mục đ−ợc tập trung vào thế mạnh của hộ và của vùng sản xuất cây rau. Khác hoàn toàn với đa dạng hoá mang tính nhỏ lẻ, đa dạng hoá chọn lọc không làm giảm năng suất cây trồng mà mục đích chính để phân tải rủi ro sản l−ợng và giá cả theo nguyên tắc "không để tất cả trứng vào một giỏ". Sự đa dạng hoá này thể hiện rõ nhất ở các hộ sản xuất rau xanh làng Then, Thái Đào, mỗi hộ trung bình trong 1 năm th−ờng trồng từ 6 đến 8 chủng loại mặt hàng, do vậy trong danh mục đầu t− của họ đã tránh đ−ợc rủi ro cá thể. Ph−ơng pháp này đã đem lại sự bền vững và ổn định trong thu nhập của các hộ lấy mặt hàng đ−ợc bù mặt hàng mất.

c. Liên kết sản xuất

Liên kết các ngành cũng là một công cụ quản lý rủi ro tích cực và hiệu quả ở cả các hộ sản xuất tự cung tự cấp cũng nh− các hộ khá hay các trang trại lớn. Điển hình trong các trang trại lớn là các mô hình kết hợp VAC. Sự chuyển

dịch theo mô hình này ở các hộ khá và trang trại ngày càng diễn ra mạnh mẽ chứng tỏ sự bền vững và thế mạnh của vùng. Nếu nh− một số vùng đồng bằng chỉ có thể phát triển theo một thiên h−ớng nh− chăn lợn ở H−ng Yêu, nuôi gà công nghiệp ở Đông Anh, Hà Nội hay một số vùng trồng rau ở Bắc Ninh thì Lạng Giang có thế mạnh trong việc phát triển kết hợp các ngành sản xuất. Với đặc điểm miền trung du nhiều đồi núi những năm vừa qua kinh tế v−ờn đồi và chăn nuôi thuỷ sản trong huyện đã và đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt hơn là các ngành này có thể bổ sung cho nhau để tăng thêm hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng lên đột ngột, năm 1996 là 1420 ha đến năm 2001 là 2336 ha năm 2004 là 2489 ha. Trong đó chủ yếu là sự gia tăng diện tích các cây nhãn, vải và hồng. Nh−ng có dấu hiệu cho thấy diện tích cây ăn quả đang có xu h−ớng chững lại và hơi giảm. Nguyên nhân chủ yếu do giá đầu ra sản phẩm mấy năm nay xuống quá thấp, theo số liệu chúng tôi điều tra có 35% số hộ có v−ờn đồi ở điều kiện không thuận lợi đã và đang chuyển h−ớng sang trồng cây lấy gỗ nh− bạch đàn cao sản, keo... Nh−ng chính sự khó khăn này của thị tr−ờng là nguyên nhân thúc đẩy liên kết mô hình VAC phát triển mạnh. Khi thu nhập từ v−ờn đồi bị giảm xuống bắt buộc ng−ời dân phải tìm kiếm thu nhập từ các nguồn sản xuất khác nh− chăn nuôi, gà lợn và thuỷ sản. Hơn nữa chăn nuôi gà và lợn tạo ra một nguồn phân bón có giá trị cho nuôi cá và trồng trọt, giảm đáng kể chi phí sản xuất cuả các ngành này. Điều này lại càng có ý nghĩa khi nó giảm rủi ro hệ thống do giá phân bón tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)