Những rủi ro trong sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 59 - 78)

4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Những rủi ro trong sản xuất

4.1.2.1. Rủi ro trong trồng trọt

Những cây trồng chính của các hộ điều tra

Mỗi cây trồng mà chúng tôi đ−a ra trong bảng d−ới đây đều có một ý nghĩa riêng về các mặt kinh tế và xã hội, qua những cây trồng này cũng cho thấy những nét cơ bản về đời sống kinh tế hộ nông dân, trình độ phát triển sản xuất hàng hoá và khả năng tiếp cận với rủi ro của các hộ. Tr−ớc hết cây lúa đ−ơng nhiên là một cây trồng quan trọng nhất vì vai trò của nó trong các bữa ăn đạm bạc của ng−ời nông dân, nó là nhu yếu phẩm cần phải đ−ợc đảm bảo một cách chắc chắn và −u tiên số một trong cơ cấu cây trồng hai vụ chiêm và mùa. ở hai vụ này có thể dễ dàng quan sát thấy các cánh đồng chỉ bạt ngàn một màu xanh của cây lúa bên cạnh đó lác đác vẫn có một số loại cây trồng khác nh− bí, m−ớp... Ngay cả ở Làng Then Thái Đào, đa số diện tích đất canh tác hàng năm vẫn đ−ợc dùng trồng lúa trong vụ chiêm. Nh− vậy để bảo hiểm cho thu nhập chắc chắn từ cây lúa của mình, các hộ không chỉ trồng đủ cho bữa ăn hàng ngày mà còn thừa ra khoảng 1/3 sản l−ợng thóc. Diện tích gieo trồng của lúa là 3098m2 ở Nghĩa Hoà và 2979m2 ở Tân H−ng (Bảng 4.8).

Trung bình mỗi hộ từ 4,2 đến 4,3 nhân khẩu l−ợng tiêu dùng thóc trung bình tiêu dùng trong 1 năm hết khoảng 1 đến 1,1 tấn thóc. Vậy các hộ ở Tân H−ng và Nghĩa Hoà trung bình thừa từ 500 đến 600 kg thóc 1 năm cho tiêu dùng. Riêng Thái Đào do đặc điểm riêng nên sản l−ợng thóc bình quân của các hộ không đủ và phải mua thêm cho tiêu dùng.

Bảng 4.8: Một số cây trồng chính của các hộ điều tra

Nghĩa Hoà Tân H−ng Thái Đào

Loại cây trồng DT (m2) NS (kg/sào) SL (kg) DT (m2) NS (kg/sào) SL (kg) DT (m2) NS (kg/sào) SL (kg) Lúa 3098 190 1632 2979 191 1583 954 193 511 Ngô vàng 316 135 118 463 136 175 Khoai 420 345 402 47 306 394 Lạc 382 65 49 508 73 106 Đỗ t−ơng 172 38 18 141 45 16 Rau 604 500 838 90 630 157 1810 900 4525 Vải 1096 91 1448 935 254 514 603 251 408 Hồng 285 153 225 150

(Nguồn: số liệu điều tra)

Phần thóc thừa ra của các hộ đ−ợc sử dụng vào các mục đích khác nhau cũng mang nhiều ý nghĩa. Theo chúng tôi, tr−ớc hết nông dân sản xuất d− ra để đề phòng trong những tr−ờng hợp mất mùa, mặc dù điều này rất ít khi xảy ra với các hộ trong năm năm trở lại đây, nh−ng tâm lý sợ rủi ro của nông dân vẫn tồn tại và chi phối sản xuất. Một ý nghĩa nữa là hệ thống thuỷ lợi chủ yếu đ−ợc thiết kế để phục vụ cho cây lúa, việc chuyển sang cây trồng khác không phải đơn giản, nh−ng mặc dù vậy một số ruộng lúa vẫn có thể chuyển sang cây trồng khác bởi khả năng t−ới tiêu n−ớc của nó, hơn nữa một số cây trồng vẫn phù hợp mặc dù xung quanh nó là các ruộng lúa n−ớc. Phần thóc d− thừa trong năm của các hộ có thể đ−ợc bán hoặc chăn nuôi, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chủ yếu các hộ dùng vào việc chăn nuôi, tạo ra một thói quen chăn nuôi bằng gạo của các hộ. Với số l−ợng trên cộng với l−ợng ngô

trồng chủ yếu trong vụ đông, mỗi hộ chỉ có thể nuôi đ−ợc 3 con lợn thịt trong 1 năm. Nếu nuôi nhiều hơn họ phải ra đại lý mua thêm gạo vào lúc giáp hạt, đó là lý do tại sao mặc dù sản xuất d− thừa l−ợng thóc cho tiêu dùng mà hàng năm trên địa bàn các xã vẫn phải nhập thêm gạo cho tiêu dùng và chăn nuôi chủ yếu thông qua các hệ thống đại lý tại địa ph−ơng. Thực trạng này cũng tạo ra một thói quen chăn nuôi không chuyên nghiệp và khoa học mặc dù đây là một vùng có số đầu lợn rất lớn, từ đó tạo ra trình độ chăn nuôi thấp và sản phẩm có chất l−ợng không cao.

Đối với cây ngô vàng, chúng đ−ợc trồng chủ yếu để phục vụ cho chăn nuôi gia đình, trong những hộ mà chúng tôi điều tra có rất ít hộ bán sản phẩm ngô, sau khi thu hoạch chúng đ−ợc phơi cả bắp và sử dụng dần trong năm. Cây ngô có ý nghĩa rất lớn với việc phát triển ổn định ngành chăn nuôi nh−ng năng suất ngô trong huyện quá thấp và thiếu ổn định chính vì vậy mà diện tích trồng ngô luôn biến động qua các năm. Diện tích Ngô trung bình tại các hộ ở Tân H−ng là 463m2, Nghĩa Hoà là 316m2. Nếu việc phát triển cây ngô đ−ợc thực hiện tốt để nâng cao đ−ợc năng suất và tính ổn định thì chắc chắn nó sẽ kéo theo ngành chăn nuôi phát triển, vì nếu phải nhập ngô từ vùng khác, nh−

một số vùng chăn nuôi trọng điểm tại H−ng Yên thì việc chênh lệch giá cả và chất l−ợng ngô sẽ hoàn toàn không có lợi cho ng−ời chăn nuôi vốn trình độ còn thấp ở đây. Trên đây là hai loại cây trông chính của một hộ có lối sản xuất tự cung, tự cấp.

Các cây trồng khác đối với hộ chủ yếu cũng để phục vụ tiêu dùng, những hộ này không có hoặc rất ít các sản phẩm để bán. Các cây nh− khoai lang, lạc đỗ t−ơng, rau đ−ợc trồng chủ yếu vào vụ đông sau khi đã hoàn thành hai vụ lúa hoặc chúng đ−ợc trồng trong vụ xuân và hè trên các chân đất màu không cấy đ−ợc lúa. Sau khi thu hoạch các sản phẩm này đ−ợc tiêu dùng rải rác trong năm hoặc biếu tặng, một số ít có thể đ−ợc bán cho những ng−ời đi thu mua tại nhà. Chính vì tính manh mún và tự cung tự cấp này nên năng suất cây trồng này đối với họ là không quan trọng, do đó cũng không cần thiết phải học hỏi

tìm tòi để nâng cao năng suất chất l−ợng sản phẩm nên sản phẩm của họ thua kém các vùng sản xuất tập trung cả về mẫu mã lẫn chất l−ợng và năng suất. Họ mặc nhiên coi những cây trồng đó là năng suất thấp và không phù hợp. Đây là một tồn tại cần đ−ợc khắc phục trong sản xuất trồng trọt của các hộ.

Sản xuất trồng trọt đ−ợc cân bằng bởi nhiều yếu tố nh− khí hậu, thời tiết, kỹ thuật canh tác... khi tham gia sản xuất hàng hoá nó còn chịu tác động của yếu tố thị tr−ờng. Những yếu tố này lại luôn luôn biến đổi khó l−ờng tạo ra một trạng thái bất ổn định trong sản xuất cũng nh− thu nhập của các hộ. Mỗi hộ là một chủ thể kinh doanh tất cả những yếu tố trên đều đ−ợc cân nhắc sao cho sản xuất đem lại những tối −u cho hộ hay đạt tới độ thoả dụng cao nhất khi họ phải lựa chọn các danh mục sản xuất khác nhau. Khi mà đất đai và các yếu tố khác trong nông thôn hiện nay rất hạn chế, khó khăn này d−ờng nh− đã làm cho các hộ luôn có xu h−ớng bảo toàn và tự bảo hiểm trong sản xuất. Vậy những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp hiện nay của các hộ đang diễn biến nh− thế nào và mức độ của nó ra sao. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã nhiên cứu rủi ro trên một số cây trồng chính.

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy sản l−ợng của cây trồng trên địa bàn huyện Lạng Giang chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, tạo nên các kết quả có độ phân tán. Cây lúa th−ờng xuyên bị rày nâu, sâu đục thân, sâu cắn lá, bọ xít, cào cào... Cây cà chua bị ảnh h−ởng nặng bởi bệnh chết rũ, bí xanh bị ảnh h−ởng lớn bởi kỹ thuật và chăm sóc và một số bệnh khác. Nh−ng số tổng số những điều kiện tạo nên rủi ro không quyết định đến mức độ thiệt hại của từng loại cây trồng mà nguyên nhân chúng tôi tìm ra là do khả năng tiếp cận với rủi ro và quản lý rủi ro của các hộ nông dân. Trong số các cây trồng, cây lúa là cây có nhiều loại sâu bệnh xuất hiện nhất nh−ng mức độ biến động của sản l−ợng lại thấp nhất. Điều này đ−ợc lý giải rằng mặc dù có nhiều bệnh nh−ng khả năng phòng trừ của bà con và sự hộ trợ của nhà n−ớc (quản lý rủi ro) là rất tốt do đó đã giảm thiểu đ−ợc tác động xấu đến sản l−ợng. Bên

cạnh đó kỹ thuật chăm sóc, thời vụ hay các yếu tố kỹ thuật khác đối với cây lúa là rất đồng đều giữa các hộ. Sự đồng đều này có đ−ợc là do tính phổ biến của cây lúa và sự tác động qua lại trong cộng đồng làng. Ngoài ra cây lúa không mang tính cạnh tranh nh− cà chua hay bí xanh, ở những cây trồng này các hộ th−ờng dấu những bí quyết sản xuất do vậy rủi ro về kỹ thuật ở cây bí xanh là rất lớn mặc dù không có những dịch bệnh đáng kể tác động tới. Cây cà chua bị ảnh h−ởng nặng bởi một loại bệnh đó là chết rũ, khi bệnh xảy ra thì gần nh− sản l−ợng của các hộ mất trắng bên cạnh đó là sự đầu t− t−ơng đối lớn về phân bón, công chăm sóc hay cây làm giàn đỡ.

Nh− đã đề cập trong phần đo l−ờng rủi ro, tất cả các yếu tố tác động tới năng suất dù là chủ quan hay khách quan tạo ra kết quả không mong đợi đều đ−ợc coi là rủi ro. Rủi ro đó đ−ợc đo bằng độ lệch chuẩn và hệ số biến đổi. Độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán bình quân của một đối t−ợng điều tra. Kết quả từ độ lệch chuẩn trong bảng d−ới đây bao hàm hai ý nghĩa đó là mức độ rủi ro sản l−ợng theo không gian, tức là giữa các hộ và mức độ tiếp cận với điều kiện rủi ro và khả năng quản lý rủi ro của hộ nông dân.

Lại một lần nữa chúng tôi đề cập đến cây lúa nh−ng ở một khía cạnh khác đó là kỳ vọng của năng suất và sự biến động của nó (độ lệch chuẩn). Nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn sự lựa chọn của nông dân khi quyết định sản xuất cái gì.

Mỗi chỉ tiêu trong bảng 4.9 có một ý nghĩa khác nhau. Chỉ tiêu thứ nhất là mức độ ảnh h−ởng, thực chất là hệ số biến đổi đ−ợc tính theo phần trăm của tỷ số giữa độ lệch chuẩn và kỳ vọng, nó cho thấy mức độ tính theo cố t−ơng đối tác động của rủi ro đến năng suất sản phẩm. Kỳ vọng chính là năng suất bình quân giữa các hộ, độ lệch chuẩn là th−ớc đo tính ổn định của năng suất. Tất nhiên trong bảng trên chỉ cho thấy mức độ ảnh h−ởng của rủi ro tới năng suất, nh−ng nó là cơ sở quan trọng để ng−ời nông dân ra quyết định sản xuất trong điều kiện không chắc chắn. Ngoài yếu tố về năng suất các yếu tố về giá

cả đầu ra đầu vào cũng có ảnh h−ởng quan trọng theo từng loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ: nông dân sản suất lúa chủ yếu cho tiêu dùng gia đình nên năng suất có ảnh h−ởng lớn hơn giá cả sản phẩm, do vậy ng−ời nông dân quan tâm đến rủi ro sản l−ợng nhiều hơn. Các cây rau xanh đ−ợc sản xuất để bán nên ngoài sản l−ợng giá cả cũng đ−ợc nông dân quan tâm rất nhiều.

Bảng 4.9: Rủi ro và mức độ ảnh h−ởng đến sản l−ợng cây trồng

(Tính cho 1 sào)

Loại cây trồng Loại rủi ro Kỳ vọng

(Kg) Độ lệch chuẩn (Kg) Hệ số biến động (%) Lúa Dịch, bệnh, hạn 191 10 5,2 Ngô vàng hạn 134 23 17,2 Khoai hạn 350 30 8,6 Lạc Kỹ thuật, bệnh 71 14 19,7 Bí xanh Kỹ thuật, bệnh 1.280 250 19,5 Cải d−a bệnh 842 357 42,4 Cà chua Bệnh 1.099 416 37,9 Mía bệnh 1.528 227 14,9 Vải hạn, bệnh 320 27 8,4

(Nguồn: số liệu điều tra)

Trong bảng 4.9 các chỉ tiêu về mức độ ảnh h−ởng cho thấy cây lúa là cây có mức rủi ro thấp nhất chỉ chiếm 5,2% năng suất kỳ vọng. Điều này phản ánh rằng tác động của rủi ro tới năng suất của cây lúa là thấp. Độ lệch chuẩn của cây lúa là thấp 10 kg/sào, tác động rủi ro th−ờng thấy của cây lúa là các bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cắn lá, bọ xít. Đối với những bệnh này ng−ời nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn nữa họ lại đ−ợc sự chỉ đạo chặt chẽ của trung tâm khuyến nông và trạm bảo về thực vật nên đó không phải là vấn đề đáng ngại trong sản xuất. Trình độ canh tác đối với cây lúa cũng có sự đồng đều giữa các hộ, tất cả đều có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, vấn đề hạn hán và lũ lụt giờ đây cũng không có gì quan trọng bởi nó đã đ−ợc khắc phục

bởi hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh trong vùng.

Bên cạnh đó cây ngô cũng là một cây trồng quen thuộc nh−ng độ lệch chuẩn và kỳ vọng đều lớn hơn cây lúa rất nhiều. Độ lệch chuẩn và kỳ vọng t−ơng ứng của ngô vàng là 23kg/sào và 17,2%. với mức rủi ro trên chắc chắn nó sẽ có tác động mạnh đến quyết định sản xuất đối với cây ngô. Tuy nhiên để đánh giá đ−ợc chính xác tác động này là bao nhiêu sẽ rất khó khăn bởi ngoài sự ảnh h−ởng của rủi ro cây ngô còn chị những chi phối khác nh− tình hình chăn nuôi hay những ảnh h−ởng chéo của hiệu quả các cây trồng khác, giá cả của ngô trên thị tr−ờng... Do vậy để đánh giá đ−ợc chính xác tác động của rủi ro cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Bên cạnh cây ngô, các cây trồng khác nh− khoai, sắn, lạc... cũng có những chi phối nh− vậy trong quyết định đầu t− của hộ. Ngoài ra chúng tôi muốn chú ý đến cây rau, cây trồng mang tính sản xuất hàng hoá của các hộ. Đây là một loại cây trồng chịu nhiều tác động của rủi ro cả về sản l−ợng và giá cả và có thể nói rằng nó nhạy cảm với rủi ro. Trong địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, rau xanh đ−ợc trồng tập trung tại làng Then xã Thái Đào, các xã khác cũng đ−ợc trồng những số l−ợng không đáng kể. Đặc điểm đáng chú ý đầu tiên ở kết quả nghiên cứu này là tính rủi ro về sản l−ợng của rau là t−ơng đối cao do sâu bệnh cũng nh− thời tiết và kỹ thuật. Bởi rau là loại cây dễ bị sâu bệnh ngoài ra nó cũng rất nhạy cảm với thời tiết, hơn nữa nó còn đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn trồng các loại cây khác rất nhiều. Tác động của rủi ro đến sản l−ợng là rất lớn, ở bí xanh, cải d−a và cà chua độ lệch chuẩn lần l−ợt là 251kg, 357kg và 415kg. T−ơng ứng với các mức độ ảnh h−ởng 19,543 và 37,9% và 42,4%. Đó là một mức quá cao so với trồng lúa ngô hay các cây l−ơng thực khác. Trong các cây trồng trên cà chua có độ lệch chuẩn cao nhất do loại cây trồng này hay bị bệnh, đặc biệt là bệnh héo rũ do virus gây ra. Các cây trồng nh− cải d−a và bí xanh cũng có mức biến động sản l−ợng cao, cây bí đòi hỏi một kỹ thuật canh tác cao và sự chăm sóc đặc biệt, do vậy ng−ời trồng

bí có rất nhiều bí quyết và kinh nghiệm mới có thể thành công khác với cây trồng ít kỹ thuật nh− cải d−a. Ba cây trồng này cũng là những cây đ−ợc trồng nhiều nhất trên địa bàn nghiên cứu của chúng tôi. Rủi ro ngoài tác động đến sản l−ợng nó còn ảnh h−ởng đến mẫu mã, một điều rất quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm và do đó nó cũng ảnh h−ởng đến thu nhập ng−ời trồng rau. Ngoài những rủi ro trên về sản l−ợng cây rau còn chịu những tác động rất lớn về thị tr−ờng. Giá cả rau xanh luôn luôn biến động có thể nói là lớn nhất trong các mặt hàng nông sản, điều này đ−ợc thể hiện qua bảng 4.10, chúng tôi đề cập đến vấn đề rủi ro giá cả và mức độ ảnh h−ởng của nó đến thu nhập. Trong

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng rủi ro của hộ nông dân huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)