Chất lượng dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Khảo sát tập đoàn các dòng lúa nếp mới chọn tạo (Trang 43 - 46)

Chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo ñược ñánh giá bằng các chỉ tiêu sau ñây: hàm lượng protein, hàm lượng các amino acid tự do và kết hợp trong phân tử protein của lúa gạo, ñặc biệt là 8 loại amino acid không thể thay thế cũng như hàm lượng các loại vitamin và các nguyên tố khoáng khác,….

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………36

Trong số các cây trồng ñược coi là cây lương thực nuôi sống con người thì lúa gạo có hàm lượng protein trong hạt ít hơn, chỉ khoảng 7-8%. Tuy nhiên lúa gạo lại cung cấp từ 40-80% số kalo và từ 40-50% lượng protein trong khẩu phần dinh dưỡng của người châu Á. Protein của gạo là loại protein có giá trị dinh dưỡng cao nhất so với tất cả các loại ngũ cốc khác như ngô, cao lương…. Nó ñược ñặc trưng bởi tính dễñồng hóa, sự cân bằng về các loại amino acid và có mặt ñủ của 8 amino acid không thay thế ñối với sức khỏe của con người. ðặc biệt trong protein của gạo, so với protein của các loại hạt cốc khác, hàm lượng lysine - một amino acid rất quan trọng ñối với sức khỏe của con người, nhất là ñối với trẻ con - khá cao (trung bình hàm lượng lysine trong protein của gạo xát là 3,6%).

2.4 Tình hình sâu bnh hi lúa Vit Nam

Ở Việt Nam, cây lúa ñứng ñầu trong các cây lương thực. Tuy nhiên giống như một số cây trồng khác cây lúa cũng bị rất nhiều loại sâu bệnh hại, ñặc biệt là các loại bệnh. Theo kết quảñiều tra năm 1967-1968, 1977-1978 và một số cuộc ñiều tra khác của các chuyên gia trong và ngoài nước từ năm 1975 ñến nay, tác giả Hà Minh Trung kết luận có 52 loại bệnh hại lúa. Trong ñó có 5 bênh vi khuẩn, 4 bệnh vi rút, 33 bệnh nấm, 4 bệnh sinh lý, 5 bệnh tuyến trùng và một bệnh mycoplasma. Một trong 3 loại bệnh hại nặng và phổ biến trên cả nước là bệnh bạc lá lúa.

Hàng năm sâu bệnh hại lúa ñã phá hoại trên dưới 10% tổng sản lượng lúa của cả nước, tính ra vào khoảng 3,5 triệu tấn thóc (ðường Hồng Dật, 2006). Thực tế cho thấy, càng tiến hành các biện pháp thâm canh mà không ñi ñôi với việc thực hiện tốt tổng hợp bảo vệ cây lúa thì sâu bệnh lúa càng gây hại nhiều hơn, dịch sâu bệnh sảy ra thường xuyên hơn.

Sâu bệnh gây hại lúa có nhiều loại, có loại gây hại mạn tính năm nào cũng xuất hiện, vùng trồng lúa nào cũng gặp. Những loài sâu bệnh mạn tính

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………37

này thường chỉ gây hại ở mức nhẹ, chỉ làm giảm 1-2% năng suất lúa. Nhưng do diện tích rộng và năm nào cũng xuất hiện cho nên tác hại của chúng không nhỏ.

Nhiều loại sâu bệnh gây hại cấp tính. Chúng xuất hiện trên ñồng ruộng thất thường có năm suất hiện, có năm không, nhưng khi ñã suất hiện, thường phát triển rất nhanh và gây hại nặng cho cây lúa. Vì vậy cần có nhưng biện pháp phòng trừ kịp thời, tiến tới chọn tạo ra những giống chống chịu sâu bệnh. ðể làm ñược việc này cần phải hiểu rõ về cơ chế chống chịu sâu bệnh của cây lúa.

2.4.1 Sâu ñục thân

Sâu ñục thân (thuộc BộLepidoptera) là loại sâu nguy hiểm gây hại chủ yếu vào thời kỳ làm ñòng và trổ bông ở hầu hết các trà lúa. Sâu non ñục vào thân cắt ñứt ñường vận chuyển dinh dưỡng của cây, gây nên dảnh lúa vô hiệu và bông bạc làm giảm ñáng kể ñến năng suất lúa và rất khó phòng trừ. Sâu ñục thân có ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới như Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên, Ấn ðộ, Philippines, Malaysia, Myanma, Sri Lanca, Indonesia...

ðể phòng trừ sâu ñục thân có rất nhiều biện pháp nhưng biện pháp chủ ñộng nhất là chọn tạo ra những giống có khả năng chống sâu ñục thân . Qua nghiên cứu Gootavandos (1925) và Shoki (1978) ñã chứng minh rằng những giống có râu mẫn cảm với sâu ñục thân hơn là giống không có râu. Còn Turat (1947) thì cho rằng thân lúa cao, ñẻ khỏe, lá dài và rộng mẫn cảm hơn với sâu ñục thân.

Vào năm 1967, Satana Kinijob và Pathak ñã ñưa ra mối tương quan thuận giữa chiều cao cây, chiều dài lá ñòng, chiều rộng lá ñòng và ñộ lớn ñường kính thân với tính mẫn cảm sâu ñục thân, còn mức ñộ ráp của bẹ lá,

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………38

mức ñộ cuốn chặt lấy thân của bẹ có mối tương quan nghịch với tính mẫn cảm của sâu ñục thân.

Theo Yoshida (1979) thì hàm lượng silic trong cây càng cao thì tính mẫn cảm với sâu ñục thân càng giảm và có khả năng chống sâu ñục thân.

2.4.2 Sâu cun lá

Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis Medinalis) phá hoại hầu hết các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vào năm 1968, miền Bắc Việt Nam ñã bị sâu cuốn lá phá hoại nặng: Bắc Thái sâu cuốn lá hại lên tới 6.822ha, Nghệ An là 80% diện tích bị hại. Năm 1963 ở Quảng Ninh tỷ lệ bị hại là 80-90%, Hà Tây tỷ lệ lá bị hại là 80%. Diện tích bị hại cây lúa lá trắng như bị cháy ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng suất cây trồng (Hồ Khắc Tín, 1982)

Việc phòng trừ sâu cuốn lá là rất khó khăn vì chúng có số lượng lớn, vòng ñời ngắn. Vì thế các nhà khoa học nông nghiệp ñã quan tâm chọn tạo giống chống chịu sâu cuốn lá là cần thiết, ngăn cản sự phát triển, xâm nhập hay tồn tại của chúng. Trồng những giống thích hợp về nông học có tính chống sâu một cách tự nhiên bây giờ trở thành nhân tố cơ bản của các chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại lúa (Hà Quang Hùng, 1998)

2.4.3 Bnh bc lá

Bạc lá là do vi khuẩn (Xanthomonas Oryzae pv Oryae) gây nên. ðược phát hiện ñầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng năm 1884-1885, bệnh khá phổ

Một phần của tài liệu Khảo sát tập đoàn các dòng lúa nếp mới chọn tạo (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)