folic trong phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt
Trên thế giới
Qua 21 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát thực hiện trên 10258 phụ nữ từ 15 quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu thấy rằng: Phụ nữ được bổ sung sắt gián đoạn qua đường uống (chỉ uống sắt hoặc sắt kết hợp với acid folic hoặc sắt kết hợp với các vi chất khác) có hàm lượng Hemoglobin cao (sự khác biệt trung bình MD) là 4,58 g/L; khoảng tin cậy CI 95%: 2,56-6,59; 13 nghiên cứu) và nồng độ Ferritin cao (MD 8,32 µg/L, CI 95%: 4,97-11,66; 6 nghiên cứu) và ít có khả năng bị thiếu máu hơn (tỉ số nguy cơ trung bình RR:0,73; CI 95%: 0,56-0,95;10 nghiên cứu) so với những người không được bổ sung hoặc chỉ được uống giả dược [59]. So sánh với phụ nữ được bổ sung sắt hàng ngày, phụ nữ được bổ sung sắt không liên tục có nhiều khả năng thiếu máu (RR 1,26, CI 95%:1,04-1,51; sáu nghiên cứu) và có nồng độ Ferritin cao hơn (MD:11,32 µg/L, CI 95%: -22,61 đến -0.02; ba nghiên cứu), mặc dù những phụ nữ này có nồng độ Hemoglobin tương tự (MD: -0,15 g/L, CI 95%: -2,20 đến 1,91; tám nghiên cứu). Không có bằng chứng thống kê sự khác biệt về nguy cơ thiếu sắt (RR 4,30, CI 95% 0,56-33;
20 nghiên cứu) hoặc sốt rét lâm sàng, nhưng phát hiện này cần được giải thích một cách thận trọng vì có rất ít nghiên cứu đánh giá những kết quả trên đây.
Sự can thiệp có hiệu quả không phụ thuộc vào liều bổ sung là một hoặc hai lần một tuần, thời gian bổ sung ít hoặc nhiều hơn 3 tháng, hàm lượng ít hoặc nhiều hơn 60 mg sắt nguyên tố mỗi tuần hoặc ở các khu vực có tỷ lệ thiếu máu hoặc sốt rét khác nhau.
Nghiên cứu của Haidar J (2003) bổ sung sắt theo phác đồ hàng ngày (60mg sắt nguyên tố, 400 µg acid folic) và hàng tuần (l viên 60mg sắt nguyên tố và 400 µg acid folic) cho phụ nữ tuổi sinh đẻ Etiopia cho thấy cải thiện tỷ lê ̣ thiếu máu tương đương ở hai phác đồ, giảm 5,3% (6,9% xuống 1,6%) ở phác đồ hàng ngày, giảm 5% (từ 6,7% xuống 1,7%) ở phác đồ hàng tuần, nhưng ở phác đồ bổ sung sắt hàng ngày cải thiện nồng đô ̣ Ferritin huyết thanh tốt hơn phác đồ hàng tuần, tuy không có ý nghĩa thống kê [78].
Đối với phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, nếu được bổ sung sắt hàng tuần 4 tháng/năm có thể làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở nhóm này xuống dưới 2%. Đây là một điều kiện tốt cho việc hạn chế thiếu máu khi có thai [68]. Vì vậy, nhiều tác giả đã đề xuất hướng bổ sung sắt dự phòng với phác đồ bổ sung hàng tuần. Mặt khác, việc bổ sung sắt dự phòng có ý nghĩa tăng dự trữ sắt cho cơ thể, trực tiếp tác động đến sức khoẻ và khả năng lao động của một lực lượng lao động quan trọng trong xã hội.
Ở Việt Nam
Có khá nhiều công trình nghiên cứu bổ sung viên sắt/ acid folic cho các đối tượng khác nhau trong chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt với sự tài trợ của UNICEF và NIN. Qua các nghiên cứu bổ sung sắt hàng ngày, hàng tuần cho thấy việc bổ sung viên sắt cũng chưa được chấp nhận như mong muốn [10], [29], [103]. Nhận thức chung của đối tượng về tác dụng của
bổ sung sắt chưa đầy đủ: 64,2% bà mẹ tại thành phố Hồ Chí Minh (đã triển khai chương trình phòng chống thiếu máu quốc gia) trả lời rằng không biết uống viên sắt để làm gì, 82,7% bà mẹ nhận viên sắt miễn phí nhưng chỉ có 49,6% bà mẹ uống viên sắt [103]. Nghiên cứu của Phạm Thúy Hòa cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt được cải thiện rõ rệt ở hai nhóm được bổ sung sắt (nhóm bổ sung sữa sắt và nhóm bổ sung viên sắt/acid folic), nhưng hiệu quả nhất là ở nhóm bổ sung viên sắt/acid folic [9].
Một số nghiên cứu trên phụ nữ không mang thai cho thấy, việc bổ sung sắt phối hợp với acid folic hằng tuần giúp cải thiện dự trữ sắt, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai cũng như giảm tỷ lệ tác dụng phụ, mỗi tuần chỉ xảy ra 1 lần, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài.
Phương pháp bổ sung sắt hàng ngày có nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Do có khả năng bổ sung nhanh một số lượng lớn sắt nên phương pháp bổ sung sắt hàng ngày thường được sử dụng với mục đích điều trị thiếu máu thiếu sắt hơn là dự phòng thiếu sắt, trong khi phương pháp bổ sung hàng tuần có tác dụng dự phòng là chủ yếu. Trong trường hợp bổ sung sắt hằng ngày, sắt nên được dùng ở liều thấp để hạn chế các tác dụng phụ và bảo đảm lượng sắt đưa vào cơ thể được hấp thu triệt để.