Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu dựa vào các chỉ số xét nghiệm Hb và Ferritin huyết thanh. Tuy nhiên một số dấu hiệu về tiền sử bệnh tật và các biểu hiện lâm sàng cũng là những gợi ý có giá trị khi không có kết quả xét nghiệm.
Tiền sử bệnh tật và khám lâm sàng: Dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu thường nghèo nàn thậm chí không có biểu hiện gì và nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm. Một số người có thể có các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu, đau đầu, làm việc không hiệu quả. Các dấu hiệu như ăn không cảm giác đươ ̣c vị của thức ăn hoặc có cảm giác thèm ăn kem, ăn đá một cách bất thường là các dấu hiệu khá đặc trưng của thiếu máu thiếu sắt. Hỏi tiền sử viêm nhiễm đường ruột, chảy máu dạ dày, các bệnh về máu (đặc biệt là các bệnh tan máu) là rất quan trọng trong chẩn đoán thiếu máu.
1.2.2.1. Đánh giá tình trạng thiếu máu
Hemoglobin (Hb): Nồng độ Hb trong máu thường được sử dụng để
đánh giá tình trạng thiếu máu trên từng cá thể.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra ngưỡng đánh giá thiếu máu như sau:
Bảng 1. 1. Ngưỡng Hb để phân loại thiếu máu
Đối tượng
Thiếu máu, Hb (g/L) Thiếu máu Thiếu máu
nhẹ
Thiếu máu vừa
Thiếu máu nặng
Trẻ em dưới 5 tuổi < 110 100 – 109 70 – 99 < 70 Phụ nữ không có thai < 120 100 – 119 70 – 99 < 70 Phụ nữ có thai < 110 100 – 119 70 – 99 < 70
Thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh sản thường được chẩn đoán khi nồng độ hemoglobin trong máu là dưới 120g/L [135].
Tại cộng đồng, thiếu máu được phân loại dư ̣a vào tỷ lê ̣ thiếu máu, được trình bày ở bảng 1.2 [135].
Bảng 1. 2. Phân loại thiếu máu mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Tỷ lệ thiếu máu (%)
Thiếu máu nặng ≥ 40
Thiếu máu trung bình 20,0 -39,9
Thiếu máu nhẹ 5,0 - 19,9
Bình thường ≤ 4,9