Nhóm giải pháp về tổ chức-kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía tây nam tỉnh hòa bình (Trang 126 - 155)

a. Công tác đào tạo

3.4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức-kỹ thuật

1. Xây dựng và quy hoạch vùng đệm, kể cả vùng đệm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

Cũng như các VQG và KBT khác, Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông được xây dựng trong khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vì thế chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía cộng đồng địa phương, những người sống trong hay gần KBT đã nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên trong vùng, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây. Để giải quyết những mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và nhiệm vụ bảo tồn, và thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng được những nhu cầu trước mắt của họ, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Vì vậy, việc qui hoạch lại KBT, đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống, tạo thêm công ăn việc làm cho các cộng đồng dân cư địa phương, giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn.

Vùng đệm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cần chú trọng và quan tâm trong công tác quản lý bảo tồn, có kế hoạch quy hoạch rõ ràng nhằm bảo toàn nguyên vẹn cảnh quan tự nhiên của dải núi đá vôi. Cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, giám sát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên sinh vật và chăn thả gia súc…

Bên cạnh việc quy hoạch 7 xã thuộc khu vực quản lý của Khu BTTN Ngọc Sơn –Ngổ Luông cần quy hoạch thêm 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) thuộc huyện Mai Châu. Vì diện tích Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông còn quá nhỏ hẹp, được ví như hòn đảo, cách li với các khu vực xung quanh, điều

này trái ngược với quy luật bảo tồn. Hơn nữa, đây là những khu vực có nhiều tài nguyên quý, việc liên kết giữa các xã này với KBT có tác dụng mở rộng sinh cảnh và tạo ra sự giao lưu cho các quần thể động thực vật, đặc biệt là các loài thú lớn như Sơn dương, gấu, cầy hương, hoẵng… Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn ở 3 xã thuộc huyện Mai Châu còn rất yếu, tình trạng săn bắt động vật và khai thác nhỏ lẻ vẫn thường xuyên xảy ra không thể kiểm soát được. Ngoài ra, 3 xã Pù Bin, Noong Luông và Vạn Mai chưa có cuộc điều tra, nghiên cứu tổng thể nào. Do đó việc mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông sẽ góp phần bảo vệ an toàn hơn TNTN hiện có trong khu vực.

2. Khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi rừng:

Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa bình cần được bảo vệ bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái nhằm giữ lại khu rừng trên núi đá vôi có sự đa dạng thực vật cao nhất ở Việt Nam. Đặc biệt các loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như Nghiến, Mun ở khu vực Thung Lá Bán, Cối Gạo thuộc xã Tự Do, xóm Bo thuộc xã Ngổ Luông và rừng ở khu vực giáp ranh giữa 2 xã Ngọc Sơn và Ngổ Luông. Diện tích rừng núi đá vôi bị đốt nương làm rẫy và khai thác kiệt cần được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên. Diện tích đất rừng xung quanh khu vực vùng lõi cần quy hoạch thành khu phục hồi sinh thái để thiết lập hành lang xanh nối liền giữa khu vực này với các khu bảo tồn lân cận. Xây dựng các diện tích rừng hỗn loài khác tuổi với ưu tiên trồng và làm giàu bằng các loài cây bản địa. Vùng phục hồi sinh thái cần được xây dựng phục vụ hai mục đích chính sau: thứ nhất là tạo hành lanh xanh phục vụ công tác bảo tồn; thứ hai góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các loài cây thuốc có giá trị dưới tán rừng như Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) và Xạ đen (Ehretia asperula). Tạo điều kiện cho

người đân địa phương được phép sự dụng bền vững ở khu vực này như là khai thác các cây trồng họ tự trồng, lấy củi, lấy nấm, rau .v.v. Việc này sẽ góp phần làm giảm áp lực khai thác gỗ đối với vùng lõi.

3. Tăng cường các hoạt động quan trắc ĐDSH, giám sát các loài quý hiếm

Dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao, có vai trò quan trọng trong HST rừng trên núi đã vôi ở Việt Nam. Trong 10 năm gần đây khu vực này được tiếp nhận các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động rất hiệu quả về quản lý ĐDSH, phát triển sinh kế người dân địa phương. Thành phần các dự án đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn kĩ thuật nâng cao năng lực cho các hoạt động quản lý, hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật để phát triển kinh tế cho các cộng đồng dân cư địa phương. Để có được các dự án thành công và thu hút các dự án mới trước hết chính quyền địa phương phải tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án đã và đang triển khai.

Quần thể động thực vật tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình có tầm quan trọng trong dãy Pù Luông – Cúc Phương nên được quan tâm nghiên cứu giám sát thu thập được thông tin số lượng quần thể, cá thể chính xác nhất. Thực hiện nhiều điểm nghiên cứu tại các vị trí lựa chọn ngẫu nhiên ở tất cả các kiểu sinh cảnh khác nhau, mỗi đợt khảo sát cần thực hiện dài ngày để có thể phát hiện ghi nhận bổ sung các loài trong vùng nghiên cứu.

Tiến hành những đợt điều tra chuyên biệt để có kết quả đầy đủ hơn về khu hệ động thực vật trong khu vực, đặc biệt tập trung vào một số nhóm đặc biệt như Dơi, Linh trưởng, Cá hang động. Thiết kế và triển khai chương trình bẫy ảnh để giám sát tình trạng quần thể và sự di chuyển theo mùa của các loài thú lớn, từ đó

xác định cụ thể tình trạng và phân bố của những loài quan trọng cần ưu tiên bảo vệ như: Voọc mông trắng, Voọc xám, Niệc nâu, Rùa sa nhân... tại khu vực.

Điều tra, nghiên cứu và giám sát ĐDSH ở các địa điểm ít được thực hiện như Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu. Thu hút các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về ĐDSH nhằm điều tra phát hiện thêm các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Nghiến, Mun…và bổ sung các loài mới vào bảng danh lục. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng các dự án bảo tồn ĐDSH, phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là các dự án bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.

4. Xác định các vùng ưu tiên đối với bảo tồn ĐDSH trong khu vực

Rừng có chất lượng tốt ở khu vực nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực các xã Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Ngổ Luông, nơi đây cũng là khu vực quan trọng kết nối với Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, với nhiều loài động vật hoang dã tập trung như: Voọc mông trắng, Voọc xám, Niệc nâu, Rùa sa nhân... Vì vậy, khu vực này phải được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng để có sinh cảnh cho các loài động vật sinh sống. Bên cạnh đó diện tích rừng ở khu vực Thung Lá Bán, Cối Gạo thuộc xã Tự Do, xóm Bo thuộc xã Ngổ Luông và rừng ở khu vực giáp ranh giữa 2 xã Ngọc Sơn và Ngổ Luông có rât nhiều loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như Nghiến (Excentrodendron

tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides A.chev), Chò chỉ (Parashorea chinensis

H.Wang) và nhiều loài thực vật có giá trị về dược liệu rất quý như Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Bảy lá một hoa (Paris chinensis), Đẳng sâm (Codonopsis javanica), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Bình vôi núi đá (Stephania sinica), Kim tuyến đá vôi

(Anoectochilus calcareus), Sắn rừng (Agapetes sp.), Dền tòong (Gynostemma pentaphyllum)...Vì thế khu vực này cần kết hợp với người dân địa phương và các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn để lập một chương trình nghiên cứu cây thuốc và các loài thuốc bản địa để bảo tồn và phát triển.

5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ ĐDSH

Cộng đồng dân tộc ít người thường có cuộc sống gắn bó với rừng, họ có khả năng thay đổi tập quán và kiểm soát các hoạt đông của mình để kìm hãm sự xâm phạm đến rừng. Vì thế cần xây dựng hệ thống quản lý bảo tồn có sự tham gia của người dân, chiến lược đưa ra là để làm sao người dân địa phương, chính quyền các cấp, Ban quản lý KBT, hạt kiểm lâm Mai Châu và các đơn vị liên quan có thể cùng nhau xây dựng được một chương trình phát triển bền vững với những giải pháp vừa bảo tồn TNTN vừa phát triển kinh tế và xã hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

Hiện nay cộng đồng sống xung quanh khu vực hầu như ít quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là động vật hoang dã. Lý do họ chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, phần vì kinh tế khó khăn và phần quan trọng là chưa tạo được cơ chế phù hợp để thúc đẩy họ tham gia bảo tồn tài nguyên quý giá này. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng, tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn TNTN; lồng ghép các vấn đề bảo tồn vào trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và phát triển các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp phù hợp với sinh thái địa phương và đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm thị trường.

6. Làm tốt công tác quản lý rừng tại thôn bản:

Với hình thức tiếp cận truyền thống của cơ quan quản lý là bắt bớ mà không quan tâm vì sao người dân lại phá rừng, trong khi đó đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ phá rừng ngày càng cao. Vì vậy, để bảo tồn hiệu quả tài nguyên và ĐDSH tại khu vực cần làm tốt công tác quản lý tại vụ bản. Do đó, các huyê ̣n cần tăng cường cán bô ̣ kiểm lâm về các xã, đào tạo cán bô ̣ nông lâm, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa để có kỹ năng thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ trồng, bảo vê ̣ và phát triển rừng. Ưu tiên con em nông dân các dân tô ̣c ít người vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biê ̣t khó khăn. Bồi dưỡng nghiê ̣p vụ cho các lực lượng bảo vê ̣ rừng chuyên trách, các tổ, các đô ̣i bảo vê ̣ rừng cơ sở. Xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n quy ước bảo vê ̣, phát triển rừng tại thôn bản nhằm nâng cao nhâ ̣n thức bảo vê ̣ rừng trong cô ̣ng đồng. Khoanh vùng trọng điểm các khu vực được coi là "điểm nóng" về các hoạt đô ̣ng phá rừng, từ đó có kế hoạch theo dõi và tuần tra nghiêm ngặt để hạn chế nạn phá rừng.

7. Giải pháp về khoa học công nghệ

Cần có các chương trình nghiên cứu chuyên sâu về: phân loại học, đặc điểm sinh thái học cá thể, quần thể, phục hồi HST, phục hồi các loài quý hiếm có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn. Đồng thời có chương trình quản lý, giám sát sự chuyển biến của ĐDSH trong khu vực.

8. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất

Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết hỗ trợ cho công tác quản lý bảo tồn. Tuy nhiên, trong khu vực chưa có sự đầu tư rõ ràng cho lĩnh vực này. Do đó, hoạt động quản lý bảo tồn và nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn cần được khắc phục. Các tuyến đường giao thông trong khu vực là đường

đất khó đi, phương tiện kỹ thuật thì sơ sài, thiếu về số lượng và chất lượng, gây không ít trở ngại cho công tác tuần tra. Một trong những nhiệm vụ cần thiết đó là: Tu bổ các tuyến đường giao thông hiện đang là đường đất ở một số xã như Pù Bin, Noong Luông, Tự Do nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tuần tra rừng; Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật như máy bộ đàm, GPS, bẫy ảnh… phục vụ cho quá trình điều tra nghiên cứu.

Nhìn chung, để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi cần có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là cộng đồng dân cư trong khu vực, nâng cao sinh kế và nhận thức cộng đồng, có như vậy công tác bảo tồn đa dạng sinh học mới mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình với 2 kiểu rừng chính (rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới) với 3 kiểu phụ (rừng thường xanh trên núi đá vôi, rừng thường xanh trên núi đất, và rừng trồng). Trong đó rừng thường xanh trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, đã ghi nhận có 667 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 372 chi, 140 họ, trong đó có 34 loài quý hiếm như Mun, Nghiến, Trai, Đinh, Chò chỉ. Về động vật đã ghi nhận được 455 loài động vật có xương sống, trong đó có 93 loài Thú, 253 loài Chim, 48 loài Bò sát và 34 loài Ếch nhái, Trong đó có 57 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 26 loài trong Danh lục đỏ IUCN (2012) như: Voọc Mông trắng, Vọoc xám, Khỉ mốc, Khỉ vàng,…

2. Cộng đồng và chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của công tác quản lý bảo tồn ĐDSH, đời sống của cộng đồng còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên ĐDSH. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ vẫn xẩy ra và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái tài nguyên ĐDSH.

3. Nguồn nhân lực của KBT vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, đặc biệt kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, nơi đòi hỏi sự lồng ghép các kiến thức về kỹ thuật quản lý và bảo tồn với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư sống trong vùng.

4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững ĐDSH bao gồm: Giải pháp chiến lược tập trung vào xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nâng cao

đời sống cho người dân trong và xung quanh khu vực dải núi đá vôi; Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ người dân và xây dựng các văn bản về chia sẻ lợi ích có được từ quản lý bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về tổ chức - kỹ thuật như quy hoạch vùng lõi, vùng đệm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, giám sát ĐDSH.

Kiến nghị

1. Trong thời gian tới tác giả mong muốn nghiên cứu sâu về mối quan hệ của các bên tham gia vào quản lý TNTN, mô hình quản lý có sự tham gia, đặc biệt là nghiên cứu các chính sách liên quan đến bảo tồn ĐDSH, nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình đồng quản lý, các giải pháp quản lý, bảo tồn ĐDSH. Cần nghiên cứu sâu hơn về vai trò của cộng đồng trong công tác Bảo tồn ĐDSH.

2. Cần mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông thêm 3 xã (Noong Luông, Pù Bin, Vạn Mai với diện tích 5.088,6 ha) của dải núi đá vôi phía Tây Nam Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía tây nam tỉnh hòa bình (Trang 126 - 155)