Nhóm giải pháp chiến lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía tây nam tỉnh hòa bình (Trang 118 - 126)

a. Công tác đào tạo

3.4.1.Nhóm giải pháp chiến lược

Với tài nguyên ĐDSH đã phân tích ở trên và thực trạng công tác quản lý, bảo tồn tại khu vực, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chiến lược như sau:

1. Lồng ghép giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực

Theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và

phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020” của Thủ tướng Chính Phủ ngày

09/01/2012 có quy định rằng nên lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển sinh kế cho người dân địa phương [23].

Mặt khác, sự thành công hay thất bại của nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn và mang tính đặc thù trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng nên việc gắn kết quyền lợi, lợi ích kinh tế của người dân với quyền lợi bảo vệ rừng là hết sức quan trọng. Dải núi đá vôi phía Tây Nam Hòa Bình là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số. Do đó việc lồng ghép giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong vùng phải chú ý đến đặc thù dân tộc, truyền thống văn hóa và kinh nghiệm bản địa của họ trong việc sử dụng tài nguyên.

2. Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH

Nhằm quản lý sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, giải pháp mang tính chiến lược được đề xuất cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH là xây dựng mô hình “đồng quản

”. Cũng theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/01/2012 có quy định rằng “Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên”. Từ nay đến năm 2014 thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với các cơ quan nhà nước. Theo đó, dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình nên tranh thủ áp dụng mô hình thí điểm về đồng quản lý ở vùng này như Quyết định của Thủ tướng để rừng được bảo vệ tốt hơn, bảo tồn được đa dạng sinh học, bên cạnh đó đảm bảo sinh kế của người dân địa phương, đồng thời góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng quản lý

3.Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH

Do cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh khu vực là đồng bào dân tộc thiểu số (người Thái và người Mường), trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức về bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến tận người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, phù hợp, dễ hiểu, đồng thời công tác tuyên truyền phải có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với người dân, triển khai công tác xây dựng tài liệu sử dụng các phương tiện

thông tin đại chúng như đài báo, áp phích, tờ rơi nêu giá trị của các loài và ý nghĩa của việc bảo tồn ĐDSH để tuyên truyền trong nhân dân, giáo dục trong trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ rừng, hướng dẫn người dân xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng. Công tác nâng cao cộng đồng không thể thực hiện ngày 1 ngày 2, vì vậy cần có 1 chiến lược cụ thể và được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần từ đó sẽ nâng cao được nhận thức, ý thức và thái độ của cộng đồng nhằm bảo vệ tài nguyên ĐDSH được tốt hơn.

Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương đã hỗ trợ chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rất hiệu quả ở xã Nam Sơn và Ngọc Sơn. Vì vậy, chương trình này cần được nhân rộng và được thực hiện nhiều lần với các cách tiếp cận khác nhau ở tất cả các xã trong khu vực.

Để thực hiện được giải pháp chiến lược nêu trên, chúng tôi xin đề xuất các nhóm giải pháp ưu tiên cụ thể như sau:

3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

1. Xây dựng các văn bản pháp luật:

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình cần tiến hành rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật có liên quan, để từ đó xây dựng một định hướng chiến lược lâu dài cho khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình nói riêng và các Khu BTTN trong tỉnh nói chung. Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính và thực thi pháp luật để ngăn chặn các hoạt động săn bắt, khai thác gỗ trái phép. Xây dựng các chế tài, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để làm gương cho những trường hợp khác.

Tài chính thiếu hụt và không ổn định đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, bảo tồn rừng trong bối cảnh sức ép của hoạt động phá rừng trái phép ngày càng gia tăng. Vì vậy, UBND tỉnh Hòa Bình cần hỗ trợ về cơ chế vốn đầu tư cho khu vực thông qua đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội. Thu hút các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, tạo điều kiện pháp lý, hỗ trợ các chương trình, dự án bảo tồn cho khu vực. Để làm được điều đó khu vực cần có các đề xuất cụ thể về quy hoạch bảo tồn ĐDSH, điều tra đánh giá các loài quan trọng ưu tiên giám sát. Có như vậy, khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình mới được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững.

3. Chính sách hỗ trợ cho người dân:

Đời sống của đại đa số người dân trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn, sự phụ thuộc vào rừng là không thể tránh khỏi. Do đó, việc hỗ trợ xây dựng mô hình vườn sinh kế - đa năng, đa tác dụng với mục tiêu tạo sinh kế bền vững phối hợp với nhu cầu hộ gia đình thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân là một trong những giải pháp có ý nghĩa tích cực. Đồng thời hỗ trợ chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm ổn định cho thanh niên nông thôn với mục tiêu hướng tới đối tượng thanh niên nhàn rỗi, đối tượng đi làm thuê tại địa phương hiện nay nhằm góp phần giảm nghèo. Đầu tư phát triển thế mạnh của vùng, nhân rộng mô hình đã có hiệu quả như phát triển nghề cá Dầm xanh là đặc sản tại xã Vạn Mai, chăn nuôi Lợn rừng, Lợn mán, Nhím tại xã Pù Bin. Đối với dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa và sức khoẻ, có nhu cầu làm việc trong các doanh nghiệp của huyện, tỉnh, cần được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã với việc sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và lựa chọn để thực hiện chính sách về xóa nhà tạm cho người nghèo, neo đơn. Đồng thời quản lý chặt việc cấp phép đối với khai thác gỗ một lần tại rừng để làm nhà sàn, nhằm tránh việc khai thác bừa bãi các loài cây gỗ quý. Bên cạnh đó, tìm kiếm những nguyên liệu khác như biogas để thay thế cho nguồn nhiên liệu củi từ rừng.

3.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế- xã hội

Cộng đồng dân cư trong khu vực chủ yếu là người dân tộc thiểu số, họ là một trong những thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến sự biến động của tài nguyên rừng và ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối đời sống sinh hoạt của người dân. Vì thế, để làm tốt công tác bảo tồn ĐDSH việc phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập thay thế, ổn định, nâng cao đời sống cho cộng đồng quanh khu vực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên rừng là hết sức cần thiết.

1. Quy hoạch sử dụng đất:

Qui hoạch các khu canh tác nông nghiệp, khu chăn thả gia súc (trồng cỏ cao sản), nông lâm kết hợp (thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp giao cho hộ dân). Hệ thống này phải nhằm nhiều mục đích và sử dụng nhiều loài cây khác nhau như các loài cho gỗ củi, gỗ xây dựng, cây lâm nghiệp địa phương, cây ăn quả, cây cho lâm sản ngoài gỗ và cây nông nghiệp, kiểm soát việc tưới tiêu. Quy hoạch tổ chức lại sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở mang nhiều ngành nghề dịch vụ tạo thu nhập cho người dân.

Cây ngô và cây hoa màu khác ở khu vực chủ yếu được canh tác trên các triền đồi và núi dốc rất dễ gây xói mòn và bạc màu. Vì thế để đảm bảo năng suất cây trồng và ngăn ngừa xói mòn, phương án sử dụng nông lâm kết hợp và canh tác trên đất dốc (SALT) cần được áp dụng triệt để vào dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.

3. Trồng cây lâm nghiệp mọc nhanh để tạo lập rừng trồng:

Qua đánh giá nhanh bằng bảng hỏi, phỏng vấn và bằng mắt thường các loài cây trồng như: Luồng, Vầu, Lát hoa và Xoan ta phát triển rất tốt tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Vì thế, cần được đầu tư, phát triển, trồng mới với diện tích lớn hơn. Các loài cây Luồng, Vầu nên trồng ở các diện tích gần các khe, suối nơi không phù hợp với cây nông nghiệp. Cây Xoan có thể trồng được ở các sườn núi thấp và kể cả các thung lũng đá vôi. Keo là loài phân bố rộng có thể trồng được ở nhiều nơi, tuy nhiên ở độ cao như Nam Sơn, Bắc Sơn thì không nên đưa loài Keo vào trồng. Phát triển cây công nghiệp (như cây Cà phê) cũng là một hướng tốt nhưng chỉ nên trồng ở các Xã Ngọc Lâu và Ngọc Sơn và cần quy hoạch một cách cụ thể trước lúc đem các loài cây vào trồng công nghiệp.

4. Xây dựng các mô hình trình diễn:

Thử nghiệm, lựa chọn các loại giống cây trồng cho năng suất, sản lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất của người dân, đặc biệt quan trọng đối với các loại cây nông nghiệp chủ đạo trong khu vực để tăng sản lượng lương thực (như cây lúa, ngô), cây đặc sản như Su Su, Mướp đắng ở các xã Như Nam Sơn, Ngổ Luông. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cây Ngô VN10 phát triển rất tốt ở Ngọc sơn và Ngọc Lâu, vì vậy, cần nghiên cứu nhân rộng mô hình trồng Ngô VN10 ở các xã còn lại trong khu vực.

5. Phát triển vườn hộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở khu vực đã có một số mô hình phát triển vườn hộ đem lại hiệu quả cao bằng các loài rau và cây ăn quả có giá trị. Một số loài cây đặc sản như Su su, Mướp đắng, Cam quýt bản địa và một số loài hoa là hướng phát triển cho các xã có độ cao và khí hậu mát mẻ như Nam Sơn, Bắc Sơn, Pù Bin và Noong Luông. Vì vậy việc nhân rộng và phát triển vườn cây ăn quả như thế là việc làm cần thiết để cải thiện lương thực, đảm bảo sinh kế và tăng thu nhập cho cộng đồng.

6. Phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ:

Trước đây viện dược liệu đã trồng thí điểm một số loài cây dược liệu như Nhớt nháo và Xạ đen, Sa nhân… ở Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngọc Sơn. Thị trường đầu ra không ổn định, kết hợp với việc khoa học kỹ thuật phức tạp nên dự án đã kết thúc sau 2 năm. Tuy vậy, với mục đích thương mại thay cho việc chỉ khai thác từ rừng tự nhiên, khu vực dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình cần nghiên cứu cụ thể và có hướng phát triển ở các xã như Nam Sơn, Ngổ Luông, Tự Do, Ngọc Sơn và Pù Bin.

7. Phát triển chăn nuôi:

Cho người nghèo vay ưu đãi bằng hiện vật bằng việc thành lập “ngân hàng bò, ngân hàng lợn” phát triển chăn nuôi; Quy hoạch và phát triển đồng cỏ để tiến hành chăn nuôi với quy mô lớn. Các diện tích đất chưa sử dụng cần được trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn chủ động cho gia súc; Thiết lập mạng lưới dịch vụ thú y để đảm bảo việc chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển tốt. Tạo điều kiện, cơ chế khuyến khích người làm dịch vụ thú y như: Trả một khoản lương/trợ cấp hàng tháng cho các thú y viên, cần có cơ chế khoán sản phẩm để khuyến kích họ.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động này cần được giám sát bởi BQL và chính quyền sở tại.

8. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm:

Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần chú trọng về hỗ trợ kỹ thuật công nghệ. Ứng dụng kết quả các mô hình thí điểm ra diện rộng. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phải có đủ năng lực và thường xuyên hoạt động tại các thôn bản để hướng dẫn cộng đồng kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây, kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức bằng các khóa tập huấn mà có sử dụng các dụng cụ trực quan và tăng thời gian thực hành ngay tại mô hình để dân hiểu nắm bắt được kỹ thuật ngay tại lớp học.

9. Phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái:

Việc đầu tư phát triển du lịch tại khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông là việc làm cần thiết, đặc biệt là mô hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (người Mường, Thái) và xây dựng các nhà nghĩ dừng chân (Home stay) để tiếp đón du khách. Phát huy tiềm năng ở khu vực có cảnh quan đẹp, có các hang động (động Tiên, Nam Sơn), khí hậu mát mẻ, cuộc sống yên bình. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình du lịch theo hướng bền vững như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, trong khu vực dải núi đá vôi. Bên cạnh đó, cần đào tạo hướng dẫn viên là người bản địa, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vui chơi và ẩm thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía tây nam tỉnh hòa bình (Trang 118 - 126)