a. Dân số
2.3.7. Phương pháp tiếp cận HST và giải pháp quản lý tổng hợp ĐDSH
- Tổng hợp tình hình quản lý trong khu vực qua các báo cáo, kiến nghị của địa phương, tổ chức các cuộc họp, hội thảo để trao đổi đối thoại, phân tích các văn bản pháp quy về kế hoạch xây dựng, phát triển và công tác quản lý đầu tư, quy hoạch của địa phương và các ban ngành hữu quan, phân tích kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế xã hội, mô hình quản lý ĐDSH, các dự án đầu tư, phát triển đã thành công hoặc thất bại ở địa phương.
- Nghiên cứu cơ cấu bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực: Cán bộ trong khu bảo tồn, hạt kiểm lâm, tìm hiểu những bất cập trong công tác quản lý, nhất là sự chồng chéo về trách nhiệm và thẩm quyền, phân tích rõ tầm quan trọng và hiệu quả mang lại của từng chủ trương chính sách cụ thể làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, đặc biệt quan tâm đúng mức đến nguyện vọng chính đáng của cộng đồng trong vấn đề phát triển KTXH kết hợp với công tác bảo tồn ĐDSH.
+ Thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra (70 phiếu) với các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan bằng câu hỏi mở với nội dung đã định để có cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng của công tác quản lý bảo tồn một cách chính xác (phụ lục 09. Các mẫu biểu điều tra phỏng vấn).
+ Thẩm định thông tin qua các đợt khảo sát thực địa, các cuộc trao đổi, họp bàn với sự tham gia của nhiều thành phần đại diện ban quản lý KBT, Hạt kiểm lâm, các trạm kiểm lâm,…để tăng độ chính xác của các số liệu.
+ Phân tích và đánh giá hiện trạng, và tiềm năng quản lý của khu vực. Từ đó xác định vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác quản lý bảo vệ rừng, vấn đề triển khai, thực hiện các dự án để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và xây dựng hoạt động trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
3.1.1. Đặc điểm thực vật tại khu vực nghiên cứu