- Đô thị [15], [42]: với vai trò là những hạt nhân tạo vùng, các đô thị liên kết
i) Thị trường trong nước
3.2. Giải pháp về TCLTKT tỉnh BìnhĐịnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
năm 2020
Để định hướng TCLTKT trở thành hiện thực và mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở địa phương, cần thiết triển khai đồng bộ các giải pháp về TCLTKT tỉnh Bình Định đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đó là:
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lí lãnh thổ
Bình Định cần chú trọng quy hoạch ngành gắn liền với quy hoạch lãnh thổ, khắc phục tình trạng phát triển chồng chéo và mâu thuẫn giữa ngành và lãnh thổ. Tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ.
- Về quy hoạch TCLT theo ngành: + Đối với nông nghiệp:
Để phát triển trang trại, Tỉnh và được sự trợ giúp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có chính sách hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm trong TCLT sản xuất và quản lí, về tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh, giúp người nông dân tham gia vào mạng lưới thị trường để tiêu thị sản phẩm, mang lại thu nhập cao và ổn định.
Phát triển các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến; phát triển mạnh chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung; quy hoạch đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các cụm công nghiệp chế biến thuỷ sản; phát triển NTTS kết hợp với phục hồi hệ thống rừng ngập mặn và phát triển du lịch sinh thái vùng Đầm Thị Nại.
+ Đối với công nghiệp:
Việc quản lí nhà nước về công nghiệp nói chung và các hình thức TCLTCN nói riêng còn qua nhiều cửa, phân tán và chồng chéo, tỏ ra chưa có hiệu quả. Cần tiến hành cải cách quản lí nhà nước đối với việc quy hoạch phát triển các hình thức TCLTKT trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định một số chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trừ các KCN thuộc KKT Nhơn Hội). Các ban, ngành cần phải đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hình thành thêm nhiều khu, cụm công nghiệp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉnh trang đô thị và các dự án khác để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy có hiệu quả hoạt động của các KCN, CCN hiện có trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng, triển khai các dự án, nhất là hai KCN
Phú Tài và Long Mỹ; tập trung đầu tư xây dựng quy hoạch vào các KCN, CCN mới ở các huyện, thành phố.
+ Đối với du lịch: đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm, tạo ra các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, đó là du lịch văn hóa - tâm linh và du lịch biển.
- Về quy hoạch phát triển HLKT quốc lộ 19: Bình Ðịnh có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, là cửa ngõ hướng biển của Tây Nguyên và của tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Vì vậy, trong quá trình phát triển, bên cạnh nỗ lực tự thân, Bình Ðịnh rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tạo dựng tiền đề cho vấn đề quy hoạch phát triển HLKT quốc lộ 19.
- Về quy hoạch phát triển KKT Nhơn Hội: hoàn chỉnh chi tiết các khu chức năng trong KKT Nhơn Hội, đó là KCN, khu phi thuế quan, khu cảng, khu đô thị, khu du lịch và khu tái định cư.
- Về quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn: từng bước đầu tư quy hoạch thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bao gồm cả kết cấu hạ tầng đô thị, cảng biển, dịch vụ xuất, nhập khẩu, các lĩnh vực then chốt trong các ngành kinh tế như công nghiệp, du lịch; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị dọc theo các HLKT quốc lộ 19, quốc lộ 1A, đặc biệt các đô thị loại IV và đô thị ở các huyện miền núi.
3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng
Trên cơ sở quy hoạch các hình thức TCLTKT trong tương lai, tỉnh kết hợp với Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải nên có kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn đầu tư các chương trình trên địa bàn tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất và dân sinh, coi trọng các công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát và xử lí nước trong các KCN, trang trại, đô thị...
- Theo Chiến lược phát triển biển từ nay đến năm 2020, Quy Nhơn là trung tâm cảng biển. Hệ thống cảng biển ở Bình Định sẽ được tập trung đầu tư nâng cấp cảng hiện có và đầu tư xây dựng thêm hệ thống cảng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế, mở rộng giao thương. Cảng Quy Nhơn có vị trí thuận lợi nên có tầm kết nối phát triển cảng với các vùng, khu vực kinh tế tạo sự gia tăng tốt với chức năng cảng tổng hợp quốc gia phục vụ chủ yếu cho các khu công nghiệp và trung chuyển các sản phẩm dầu.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu:
+ Tập trung đầu tư có trọng điểm một số công trình giao thông và thuỷ lợi: hoàn thành công trình tuyến đường phía Tây của tỉnh và các tuyến đường nội thị; mở rộng tuyến đường ven biển Quy Nhơn - Tam Quan và một số cầu trên quốc lộ 1A; hiện đại hoá sân bay Phù Cát có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh; mở rộng các cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Quy Nhơn; nâng cấp, sửa chữa một số hồ chứa, đập dâng, đê sông, đê biển…
+ HLKT quốc lộ 19 nối Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn hiện hữu đang có hướng tuyến đi vào các khu dân cư của thành phố Quy Nhơn. Với nhu cầu phát triển của thành phố Quy Nhơn và tốc độ tăng trưởng của hệ thống cảng sẽ không đảm bảo cho vận tải hàng hóa. Do vậy, cần phải xây dựng thêm tuyến quốc lộ 19B từ thị trấn Tuy Phước đi Cảng Nhơn Hội thay cho đoạn quốc lộ 19.
+ Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và quản lí chất thải rắn đô thị và KCN.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, đẩy mạnh công tác trồng rừng cảnh quan, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ và có giải pháp chống cát bay đối với KKT Nhơn Hội tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp của tỉnh.
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư phát triển: tỉnh cần ban hành cơ chế, chính sách vượt trội để các nhà đầu tư quan tâm và đến đầu tư tại Bình Định trong thời gian tới. Các nhà đầu tư ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về thu hút đầu tư sẽ nhận được những hỗ trợ rất lớn về thủ tục đăng ký đầu tư theo hướng nhanh gọn và hiệu quả.
Đặc biệt, đối với KKT Nhơn Hội sẽ thực hiện mức giá cho thuê đất thấp nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, khu phi thuế quan, khu cảng Nhơn Hội và các khu du lịch sinh thái.
- Chính sách xúc tiến kêu gọi đầu tư: phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư và đưa ra các danh mục đầu tư cụ thể làm định hướng cho các nhà đầu tư đang quan tâm vào Bình Định. Theo đó, 3 lĩnh vực được địa phương đưa ra để thu hút đầu tư trong thời gian tới đó là: khu công nghiệp - khu kinh tế, du lịch và cơ sở hạ tầng.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin, quảng bá các KKT, KCN, CCN, các cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, nhằm tìm kiếm đối tác đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kĩ thuật và đầu tư sản xuất kinh doanh vào các KKT, KCN, CCN.
Thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh, kết nối với Cục xúc tiến du lịch của Tổng Cục du lịch và các Trung tâm xúc tiến du lịch trong cả nước. Thiết lập chương trình xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
- Đối với nông nghiệp: từ thực trạng TCLTNN cho thấy hình thức trang trại, vùng chuyên canh cây trồng, NTTS và KTTS đang dần phát huy lợi thế và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có những chính sách phù hợp hơn để khuyến khích sản xuất.
+ Tỉnh sớm hoàn thiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, trang trại yên tâm đầu tư sản xuất. Để hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, UBND Tỉnh và các Sở, phòng chức năng cần hoàn thiện biểu giá giao quyền sử dụng đất. Khuyến khích các hộ gia đình và các trang trại chuyển đổi ruộng đất để hạn chế tình trạng ruộng đất quá manh mún.
+ Để khắc phục tình trạng sử dụng đất không ổn định và chưa có hiệu quả, cần có hướng dẫn cụ thể khi giao đất cho các chủ trang trại, gắn giữa quy hoạch các vùng sản xuất với các cơ sở chế biến.
+ Phải coi đất là loại hàng hoá đặc biệt, việc mua bán theo luật để nông dân “sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần”, để thế chấp vay vốn ngân hàng…
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Bình Ðịnh tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, tổ chức đào tạo lao động tại chỗ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho KKT, KCN và khu du lịch. Các trường Đại học Quy Nhơn, Quang Trung, Cao Đẳng Kĩ thuật Quy Nhơn, Cao Đẳng Kinh tế - Kĩ Thuật Bình Định (An Nhơn), các trung tâm dạy nghề của tỉnh làm nòng cốt trong việc xây dựng ngành học và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người lao động làm việc trong các KCN, KKT và khu du lịch. Đồng thời, gắn đào tạo với quy hoạch bổ sung lực lượng cán bộ cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại, các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ ở nông thôn. Phấn đấu đạt tỉ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề khoảng 55%. Mỗi năm tạo việc làm mới cho 25000 đến 30000 lao động [14].
- Trong thời gian gần đây, tỉ lệ di cư ở Bình Định khá cao. Lý do di cư quan trọng nhất là tình trạng thiếu cơ hội việc làm ở địa phương, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp....Vì vậy, địa phương cần phải xây dựng cơ chế sử dụng, đãi ngộ nhân tài để họ yên tâm cống hiến nhiều hơn. Quyết tâm thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lí nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn các nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nâng cao trình độ học vấn và nhận thức cho người dân một cách toàn diện về mọi mặt, đặc biệt cư dân sống ở vùng ven biển.
- Đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đủ khả năng tiếp cận những tiến bộ về khoa học quản lý, công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường, chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc 2 khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, cảng biển Quy Nhơn, Trung tâm trang, thiết bị y tế Dược Bình Định….
- Đối với nông nghiệp: hiện còn chiếm gần 65% lao động và đang tạo ra 38% GDP toàn tỉnh, cần có một số giải pháp đặc thù:
+ Tăng cường tổ chức dạy nghề cho nông dân, nhất là lớp trẻ có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ, mở lớp kĩ thuật ngắn hạn tới từng huyện và cụm xã.
+ Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông cơ sở, mở lớp bồi dưỡng thường xuyên, ngắn ngày, cập nhật và có chính sách thoả dáng để đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.
+ Tăng cường hỗ trợ cho nông dân tiếp cận với các thông tin về sản xuất, thị trường (giống cây con, kĩ thuật chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm, phòng chống dịch bệnh…) dưới nhiều hình thức khác nhau như tham quan, học tập, trình diễn các mô hình sản xuất…
Tổ chức các lớp bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho các chủ hộ, chủ trang trại, mở rộng hình thức tư vấn (tư vấn về đầu tư, pháp lí…), thành lập các câu lạc bộ (như câu lạc bộ chủ trang trại, chủ hộ…)
3.2.5 Giải pháp về khoa học và công nghệ
Để tạo điều kiện cho người sản xuất ở các hình thức TCLT, tỉnh cần chú trọng một số biện pháp cụ thể:
- Đầu tư mạnh hơn nữa cho các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc các sở, ban ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh để tìm ra các quy trình công nghệ sản xuất mới, các giống mới có năng suất và chất lượng cao.
- Các Sở, ban ngành cần chú trọng việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cho người sản xuất để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành hàng nông sản. Xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến đạt giá trị và hiệu quả cao, tiến tới xây dựng nhiều cánh đồng, hộ gia đình, trang trại đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm.
- Có chính sách ưu tiên và đãi ngộ cho những công trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong các lĩnh vực kinh tế.
3.2.6. Giải pháp về thị trường, hợp tác phát triển
Thị trường là yếu tố quyết định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, tác động tới sự phát triển các hình thức TCLTKT như hộ, trang trại, KCN…
- Đối với thị trường nông nghiệp và nông thôn: tỉnh và các Sở, ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để tạo lập đồng bộ các điều kiện vật chất, tổ
chức mạng lưới thị trường như mạng lưới giao thông, chợ, tụ điểm văn hoá, mở thêm chợ phiên hàng hoá, trung tâm giao lưu dịch vụ…thành hệ thống nối liền từ trung tâm cụm xã đến huyện, thị. Cần khuyến khích mọi thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của các hình thức TCLTNN. Các hộ, trang trại thực hiện rộng rãi việc kí kết hợp động kinh tế với các cơ sở sản xuất. Tỉnh cần phải hỗ trợ cho nông dân và các trang trại tiếp cận thị trường bằng cách tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ triễn lãm hàng nông sản ở trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Bình Định gắn với HLKT đường 19, nằm trong vùng hấp dẫn với lợi thế sẵn có các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, nhất là thương mại du lịch, dịch vụ hàng hải và vận tải quá cảnh. Vì vậy, Bình Định cần chú trọng xu thế và triển vọng thị trường của vùng HLKT Đông - Tây (khu vực hấp dẫn là tuyến hành lang đường 19). Tăng cường việc hợp tác phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh với tuyến du lịch quốc gia (tuyến xuyên Việt theo HLKT quốc lộ 1A và tuyến Đông - Tây theo HLKT quốc lộ 19); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến