- Đô thị [15], [42]: với vai trò là những hạt nhân tạo vùng, các đô thị liên kết
1.3. Hướng tiếp cận trong nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế
Dựa trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn cơ bản về TCLTKT, trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh - tỉnh Bình Định, bước đầu tác giả đã
tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT của tỉnh. Sự phân hoá lãnh thổ Bình Định được biểu hiện một cách khá rõ nét theo 2 bộ phận chính, đó là bộ phận phía Đông và bộ phận phía Tây với những lợi thế nổi bật có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT.
- Bộ phận Đồng bằng, ven biển phía Đông (huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy phước và Thành phố Quy Nhơn)
+ Vùng đồng bằng, ven biển của Bình Định có diện tích khá rộng so với các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều cánh đồng rộng lớn ở An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ. Đất đai khá màu mỡ, thích hợp với việc phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, rau đậu). Lúa được trồng tập trung ở các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Nhơn; các loại cây công nghiệp (lạc, mía, dừa), phân bố tập trung ở An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước. Đặc biệt, Bình Định nổi tiếng là một trong những xứ sở của cây dừa. Các vùng dừa bạt ngàn ở Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Ân…, trong đó Tam Quan nổi tiếng nhiều dừa nhất với câu ca:
Công đâu công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Nhìn chung, vùng đồng bằng, ven biển Bình Định là một vùng kinh tế quan trọng. Hàng năm người dân Bình Định đã sản xuất sản lượng lương thực, thực phẩm khá lớn không những đủ cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh mà còn cung cấp cho các vùng lân cận và chế biến xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là nguồn thủy sản (tôm giống, tôm thịt, yến sào, cá cơm chế biến nước mắm...). Phát triển chăn nuôi đàn lợn với nguồn thức ăn tại chỗ rất phong phú và nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức trang trại, phổ biến ở các huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát.
+ Khai thác các lợi thế về cảnh quan du lịch biển - đảo kết hợp các yếu tố nhân văn để phát triển các tuyến, khu du lịch với các sản phẩm du lịch: văn
hóa, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, thể thao, sinh thái, tham quan, du lịch quá cảnh...
+ Khai thác lợi thế địa hình bờ biển và vị trí địa lí để phát triển hệ thống cảng biển có ý nghĩa đối với khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đồng thời, còn có khả năng phát triển các ngành công nghiệp lợi thế của địa phương, đó là khai thác, chế biến quặng đá granit, quặng titan, các mặt hàng lâm sản, hàng tiêu dùng, tân dược... đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Như vậy, tiềm năng phát triển kinh tế nổi trội của bộ phận phía Đông là phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản kết hợp với một số ngành công nghiệp chế biến, phát triển du lịch biển - đảo, nghĩ dưỡng kết hợp du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử và phát triển giao thông đường biển.
- Bộ phận Trung du, miền núi phía Tây (huyện Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh)
+ Đất đai phổ biến ở bộ phận này là đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất trồng cây hàng năm (mía, ngô, mì), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi (đàn bò), đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng (chủ yếu đất đồi núi), tập trung ở Tây Sơn, Hoài Ân, có khả năng tổ chức sản xuất lãnh thổ theo hình thức trang trại.
+ Mạng lưới sông suối ở khu vực miền núi tạo điều kiện cho phát triển thủy điện. Trong đó, sông Kôn có tiềm năng thuỷ điện nổi bật (nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn - huyện Vĩnh Thạnh, nhà máy thủy điện Định Bình - huyện Vĩnh Thạnh). Các hồ Thạch Khê, Vạn Hội (Hoài Ân), Thuận Ninh (Tây Sơn) có giá trị nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ; thắng cảnh Hầm Hô (Tây Sơn) là một trong những khu du lịch sinh thái nổi tiếng của địa phương.
+ Tài nguyên rừng của Bình Định tập trung chủ yếu ở bộ phận phía Tây. Việc khai thác nguồn nguyên liệu từ các loại cây lấy gỗ, cây đặc sản, cây dùng làm dược liệu đã cung cấp một phần nguồn nguyên liệu cho sự phát triển các khu công nghiệp ở địa phương làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến dược liệu…
Như vậy, tiềm năng phát triển kinh tế nổi trội của bộ phận phía Tây chính là phát triển thuỷ điện, phát triển mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp và du lịch sinh thái.
Ngoài ra, Bình Định còn có một lợi thế hết sức nổi bật đó là vị trí địa lí, gắn cảng biển với HLKT quốc lộ 19, nằm ở cực Nam của vùng KTTĐ miền Trung, dọc theo tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam với các đầu mối giao thông quan trọng như đường sắt, đường biển, đường bộ. Việc tiến hành xem xét các công trình và phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống các công trình cấp điện, cấp thoát nước, các công trình công cộng… là hết sức cần thiết. Đặc biệt, là hệ thống các tuyến giao thông huyết mạch, cảng biển, sân bay được xem như là những điều kiện nền tảng hình thành nên bộ khung của lãnh thổ. Liên quan đến hệ thống các cửa vào - ra, đó là cảng biển Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, ga Diêu Trì nối liền các tuyến giao thông huyết mạch: quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, quốc lộ 19B.
Bên cạnh đó, tác giả đồng tình với quan điểm của Viện Chiến lược phát triển về việc vận dụng một số lí thuyết phát triển không gian trong nghiên cứu TCLTKT. Tác giả nhận thấy sự phân hoá điều kiện tự nhiên, KT - XH cũng như hướng chuyên môn hoá phát triển sản xuất của tỉnh Bình Định có sự gắn kết rất chặt chẽ với các lí thuyết phát triển không gian. Trong số các lí thuyết phát triển không gian, có một số lí thuyết quan trọng hơn cả và mang giá trị thực tiễn đối với Việt Nam nói chung và lãnh thổ cấp tỉnh nói riêng [68]. Đó là:
- Lí thuyết trung tâm của W.Christaller: nhà khoa học người Mỹ này coi trọng
vai trò của các đô thị trung tâm đối với quá trình phát triển vùng. Ông cho rằng chức năng cơ bản của các đô thị này là công nghiệp và dịch vụ vì thế chúng được xem như là những trung tâm hạt nhân tạo vùng. Do vậy, nó sẽ mang ý nghĩa quyết định trật tự phân bố tất cả các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ, đồng thời quyết định cả tính chất và trình độ phát triển của lãnh thổ. Những trung tâm này sẽ chi phối sự phân bố các đô thị cấp thấp hơn và đó là những vệ tinh xung quanh, kèm theo là sự phân bố các vành đai sản xuất nông nghiệp và các khu vực dịch vụ khác.
- Lí thuyết cực của Francoi Perroux: nhà khoa học người Pháp này
coi các trung tâm đô thị là những cực có tác động lôi kéo sự phát triển chung cho lãnh thổ. Ông cho rằng trong các loại đô thị trung tâm luôn có 2 loại là cực tăng trưởng và cực phát triển. Cực tăng trưởng là những trung tâm đô thị mới hình thành và đang trong quá trình phát triển hoàn thiện. Có thể căn cứ vào những dấu hiệu đó, người ta sẽ bố trí hay không bố trí gần xung quanh chúng một điểm đô thị mới khác. Cực phát triển là những trung tâm đô thị đã hoàn thiện hoặc tương đối hoàn thiện về chức năng và sự phát triển, nó có tác dụng cung cấp các dịch vụ cho khu vực xung quanh và thu hút từ khu vực xung quanh những nhu cầu cần thiết cho bản thân đô thị. Do vậy, nó đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định hoặc tương đối ổn đinh về quy mô và chức năng.
- Lí thuyết vành đai nông nghiệp của Von Thunen: nhà khoa học người Đức
này đã đưa ra lí thuyết hình thành vành đai sản xuất nông nghiệp xung quanh mỗi đô thị trung tâm. Lí thuyết này cho rằng xung quanh mỗi đô thị trung tâm có một số vành đai sản xuất nông nghiệp.Vành đai 1 là sản xuất rau thực phẩm, vành đai 2 là sản xuất rau thực phẩm và lương thực, vành đai 3 là sản
xuất cây ăn quả và lương thực, vành đai 4 là sản xuất lương thực và chăn nuôi và vành đai 5 là lâm nghiệp (cây xanh). Tuỳ theo điều kiện cụ thể, có thể hình thành số vành đai sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế và đem lại hiệu quả cao.
- Lí thuyết phát triển phi cân đối: lí thuyết này do người Trung Quốc đề xướng, chủ trương phát triển vùng ven biển để tạo động lực. Đối với mỗi nền kinh tế quốc dân sẽ có những ngành, lĩnh vực có lợi thế để phát triển thành những ngành mũi nhọn; có những lãnh thổ do có sự hội tụ về điều kiện thuận lợi, nếu tập trung đầu tư sẽ trở thành lãnh thổ động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung, tạo sự đột phá trên toàn lãnh thổ. Vận dụng lí thuyết này, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải có sự lựa chọn các ngành mũi nhọn và lựa chọn những lãnh thổ có vai trò động lực để tập trung đầu tư phát triển.
- Lí thuyết phát triển chuỗi hay chùm đô thị: phát triển hệ thống đô thị luôn là vấn đề quan trọng trong TCLTKT ở nhiều cấp khác nhau, từ cấp quốc gia đến cấp huyện.Tuỳ theo điều kiện cho phép có thể hình thành nên chuỗi hoặc chùm đô thị. Sự kết nối các đô thị theo tuyến sẽ hình thành nên chuỗi đô thị, trên cơ sở đó tạo ra các HLKT rất hữu ích. Chuỗi đô thị thường hình thành ở những khu vực có hình dáng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài (như dải miền Trung Việt Nam). Còn chùm đô thị thường được hình thành ở những vùng đồng bằng châu thổ hoặc đồng bằng ven biển có diện tích tương đối rộng. Trong mỗi chùm đô thị sẽ có một đô thị hạt nhân, gắn với nó là hàng loạt các đô thị xung quanh làm vệ tinh.
- Lí thuyết phát triển tập trung vào những lãnh thổ cụ thể mang chức năng
chuyên môn hoá: lí thuyết này được ứng dụng khá phổ biến ở lãnh thổ có khả
năng hình thành các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, vùng nông nghiệp công nghệ cao, các khu kinh tế tổng hợp hay chuyên ngành, các
khu công nghiệp hay khu du lịch. Lí thuyết này coi trọng cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt coi trọng yếu tố thị trường.
Tác giả nhận thấy rằng, trên đây là những căn cứ quan trọng để xác định hai tiểu vùng kinh tế và các hình thức TCLTKT cấp tỉnh - tỉnh Bình Định. Cụ thể, đó là: trang trại, vùng chuyên canh (lúa, mía, mì, dừa và thủy sản); điểm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp; điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch; đô thị, khu kinh tế và hành lang kinh tế.
Mặt khác, khi lựa chọn phương án TCLTKT cấp tỉnh - tỉnh Bình Định, tác giả đã dựa vào một số căn cứ, đó là: kết quả đánh giá những mặt đã đạt được và chưa đạt được về thực trạng TCLTKT tỉnh Bình Định; tính liên tục về mặt không gian Địa lí theo các tiểu vùng; bối cảnh trong nước, khu vực và quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh Bình Định đến năm 2020. Phương án TCLTKT tỉnh Bình Định được thể hiện theo 3 tiểu vùng kinh tế: tiểu vùng phía Nam, tiểu vùng phía Đông và tiểu vùng phía Tây. Đối với mỗi tiểu vùng, các hình thức TCLTKT, các cực kinh tế và hướng ưu tiên phát triển sẽ được xác định một cách cụ thể .
Đồng thời, tác giả đã tiến hành biên tập, xây dựng hệ thống các bản đồ thành phần: bản đồ hành chính, bản đồ nguồn lực tự nhiên, bản đồ nguồn lực KT - XH; bản đồ TCLTNN, TCLTCN, TCLTDL; bản đồ thưc trạng TCLTKT, bản đồ định hướng TCLTKT tỉnh Bình Định. Qua đó, thể hiện một cách trực quan các hình thức TCLTKT cấp tỉnh - tỉnh Bình Định.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một hiện tượng KT - XH. Phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ là cơ sở, nền tảng của
TCLTKT. TCLTKT là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi trường trên bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu quả cao. Các hình thức TCLTKT hình thành và phát triển thường dựa trên nền tảng cơ sở lí luận và thực tiễn, phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, đặc biệt đảm bảo nguyên tắc phát triển hài hoà, nhịp nhàng, hiệu quả và bền vững. Điều kiện hình thành các hình thức TCLTKT phụ thuộc cả nhóm nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, nhóm nhân tố bên trong mang ý nghĩa quyết định.
Các hình thức TCLTKT thường có mối quan hệ mật thiết với nhau từ cấp thấp đến cấp cao và kết hợp với nhau tạo nên bộ khung lãnh thổ nghiên cứu.
Đối với Việt Nam và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ, các hình thức TCLTKT có sự kết nối với nhau khá toàn diện, bao gồm: vùng kinh tế, vùng KTTĐ, HLKT, KKT, đô thị, trang trại, KCN, khu du lịch...Cho dù trên lãnh thổ Việt Nam hoặc trên địa bàn tỉnh, các hình thức TCLTKT luôn mang lại giá trị rất lớn cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Cơ sở khoa học của việc phân tích, đánh giá thực trạng TCLTKT cấp tỉnh theo ngành và theo không gian cũng như việc xác định phương án TCLTKT cấp tỉnh chính là việc vận dụng một số lí thuyết phát triển không gian trong nghiên cứu TCLTKT cấp tỉnh. Đối với cấp tỉnh, lí thuyết điểm trung tâm, lí thuyết cực và lí thuyết phi cân đối có ý nghĩa rất thiết thực.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
2.1.1. Nhóm nhân tố bên trong
2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bình Định thuộc vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng KTTĐ miền Trung. Bình Định nằm ở toạ độ 13030’- 14042’vĩ độ Bắc và 108036’- 109022’ kinh độ Đông, nằm cách Hà Nội 1065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Định là 6039,56 km2, trải dài trên 110 km chiều dọc và trên 55 km chiều ngang. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông.
Ngày nay, Bình Định đang giữ vai trò chiến lược trong sự nghiệp phát triển KT - XH của vùng KTTĐ miền Trung. Trải qua 5 thế kỉ hình thành và phát triển, Bình Định đã nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính và có tên gọi khác nhau. Bình Định đã nhiều lần sát nhập và tách tỉnh.
Từ năm 938 - 1470, Bình Định là trung tâm của Vương quốc Chămpa cổ với kinh đô là thành Đồ Bàn (sau này có tên gọi là thành Hoàng Đế - gắn với triều đại Tây Sơn). Thời Minh Mạng năm 1832 chính thức có tên gọi là Bình Định. Sau đó, Bình Định và Phú Yên đã 2 lần tách nhập có tên gọi là tỉnh Bình Phú. Sau năm 1975, Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 01/7/1989 đến nay, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi [50], [51].
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số các đơn vị hành chính năm 2008 tỉnh Bình Định Tổng số Quy Nhơn Tuy Phước An Nhơn Phù Cát Phù Mỹ Hoài Nhơn Tây Sơn