Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bình định (Trang 62 - 78)

- Đô thị [15], [42]: với vai trò là những hạt nhân tạo vùng, các đô thị liên kết

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình

Tỉnh Bình Định nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, có địa hình dốc, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành. Trong đó, địa hình núi và trung du chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên.

- Vùng trung du, miền núi phân bố ở phía Tây và Tây Bắc của tỉnh, chiếm khoảng 68% diện tích đất tự nhiên, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh. Địa hình của vùng này là núi trung bình, núi thấp, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 200 và một phần là đồi gò, bát úp, độ dốc từ 100 - 150.

- Vùng đồng bằng, ven biển phân bố ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh, chiếm khoảng 32% diện tích đất tự nhiên, qua các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, phân bố song song với bờ biển và có nhiều dãy núi chạy sát biển hình thành những đồng bằng ở vùng hạ lưu các sông. Trong đó, có một số đồng bằng có diện tích khá lớn thuộc các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tuy Phước. Địa hình bờ biển khúc khuỷu, có nhiều đầm và cửa lạch lớn, đặc biệt có bán đảo Phương Mai che chắn đầm Thị Nại có diện tích khá lớn, trên 5000 ha.

Nhìn chung, điều kiện địa hình của tỉnh Bình Định tạo khả năng phát triển cơ cấu kinh tế khá toàn diện, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành các hình thức TCLTKT phù hợp với các khu vực địa hình khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đối với khu vực địa hình miền núi sẽ có sự hạn chế nhất định trong việc giao lưu với bên ngoài.

b. Đất đai

Bình Định là một trong những tỉnh có diện tích đất đai rộng lớn và trù phú ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích đất tự nhiên khoảng 603956 ha (năm 2008). Theo kết quả đánh giá của Hội khoa học Đất Việt Nam, phạm vi lãnh thổ Bình Định có 9 nhóm và 114 đơn vị đất đai [59].

Trong thời gian qua, việc sử dụng diện tích đất tự nhiên ở Bình Định đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt kể từ sau năm 2000, Bình Định được Chính phủ phê duyệt đưa vào vùng KTTĐ miền Trung.

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2008

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2000 2008 2000 2008

Tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất nông nghiệp

+ Đất sản xuất nông nghiệp + Đất lâm nghiệp

+ Đất nuôi trồng thủy sản + Đất nông nghiệp khác

- Đất phi nông nghiệp

+ Đất ở

+ Đất chuyên dùng

+ Đất phi nông nghiệp khác

- Đất chưa sử dụng

+ Đất đồi núi chưa sử dụng + Đất bằng chưa sử dụng + Đất chưa sử dụng khác 602555,0 310813,8 114238,8 193658,9 2647,6 268,5 35501,5 6400,6 23093,4 6007,5 256239,7 205220,2 21807,4 29212,1 603956,0 389155 136353 249310 2828 664 62870 7528 23214 32128 151931 129574 13791 8566 100 51,6 19,0 32,1 0,5 0,04 5,9 1,1 3,8 1,0 42,5 34,1 3,6 4,8 100 64,4 22,6 41,3 0,4 0,1 10,4 1,2 3,8 5,4 25,2 21,5 2,3 1,4 64,4 ([Nguồn [12] - Tác giả xử lí)

- Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất. Tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đang sử dụng là 389155 ha, chiếm 64,4% diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ở tỉnh Bình Định vẫn thấp 0,26 ha/người. Trong đó:

+ Đất lâm nghiệp có rừng: chiếm gần 2/3 diện tích đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh năm 2008 là 249310 ha, trong đó rừng sản xuất là 110354 ha và rừng phòng hộ là 138965 ha, chiếm 42,3 % và 57,7% đất lâm nghiệp có rừng. Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây, đó là các huyện An lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: chỉ chiếm hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ lớn hơn đất trồng cây lâu năm. Đặc biệt, đất trồng lúa chiếm đến 14,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phân bố dọc theo lưu vực các sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh, tập trung ở vùng đồng bằng các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Nhơn….Chứng tỏ Bình Định vẫn là tỉnh thuần nông. Một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại phân bố rãi rác ở thượng nguồn các con sông lớn hoặc trong các vùng rừng tự nhiên chưa có khả năng khai thác sử dụng.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: chiếm chưa đầy 1% diện tích đất nông nghiệp, phân bố dọc ven biển, tập trung ở các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn. Đất này được sử dụng có hiệu quả cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghệp lâu năm (dừa) và trồng rừng ven biển.

Ngoài ra, một số loại đất nông nghiệp khác (đất làm muối) chiếm diện tích rất nhỏ, khoảng 0,5% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất chuyên dùng: chiếm 3,8% diện tích đất tự nhiên.Trong đó, đất có mục đích công cộng có diện tích lớn nhất 14225ha, chiếm 61,3% diện tích đất chuyên dùng, các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Đất ở: chiếm tỷ lệ nhỏ (1,2% diện tích đất tự nhiên), mức bình quân đất ở của Bình Định cao hơn so với mức trung bình cả nước. Đất ở đô thị chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên, đất ở nông thôn chiếm 1% diện tích đất tự nhiên.

Ở Bình Định, diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng ở Bình Định còn khá lớn 151931 ha chiếm khoảng 25,2 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm mạnh, tuy nhiên vẫn còn lớn, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm đến 21,5% diện tích đất tự nhiên. Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên đất dễ bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá đất nếu không được quản lý và sử dụng thích hợp. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, cần có biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.

c. Khí hậu

Do ảnh hưởng của điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy Trường Sơn nên Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa theo mùa và có sự phân hoá khá rõ theo chiều từ Đông sang Tây. Nhiệt độ và lượng mưa đều giảm dần theo chiều từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình năm là 27,20C. Lượng mưa trung bình năm 1800 - 1900 mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm và trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão, lụt. Trong đó, thành phố Quy Nhơn và các huyện ven biển như Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ và Phù Cát thường chịu ảnh hưởng trực

tiếp. Ngược lại, mùa khô kéo dài (từ tháng 1 đến tháng 7) gây nên hạn hán ở nhiều nơi, nhất là các huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh như An Lão, Vĩnh Thạnh.

Với nền nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa khá lớn, tạo thuận lợi cho địa phương có thể đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều, hàng năm thường hay có bão, lụt xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các nguồn lực và sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.

d. Nguồn nước

- Nguồn nước mặt

Bình Định có bốn con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thủy lợi và thủy điện. Trong đó, sông Kôn là con sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, có giá trị nổi bật về thủy điện. Mặt khác, do độ che phủ rừng thấp nên hàng năm các con sông này thường gây nên lũ lụt, sa bồi, thủy phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước ở các con sông thường cạn kiệt, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt đến trên 1000 lần. Do đó, thường gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Bình Định còn có hệ thống hồ, đầm, đó là các hồ nhân tạo, như: hồ Núi Một (An Nhơn), Hội Sơn (Phù Cát), Thạch Khê, Vạn Hội (Hoài Ân), Thuận Ninh (Tây Sơn); đầm nước ngọt: Trà Ổ (Phù Mỹ), đầm nước lợ Thị Nại có diện tích khá lớn 5060 ha (Quy Nhơn), Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ)...Các ao, hồ, đầm nước lợ rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.

- Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm ở Bình Định có trữ lượng không lớn song chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Trữ lượng khai thác có thể chia thành 2 khu vực [61] như sau:

+ Khu vực có triển vọng vừa: với trữ lượng khai thác gần 10000 m3/ngày đêm ở chiều sâu khai thác từ 25 đến 90 mét, tập trung ở vùng đồng bằng.

+ Khu vực có triển vọng kém: gồm nước lỗ rỗng trong các thành tạo bở rời với trữ lượng khai thác dưới 1500 m3/ngày đêm, tập trung ở vùng ven biển, độ mặn và lượng sắt cao, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt.

Việc khai thác sử dụng nước ngầm trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn ở quy mô nhỏ, phục vụ cho sinh hoạt là chính, khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa đáng kể.

e. Sinh vật

Với khí hậu nóng, ấm, mưa nhiều, địa hình, đất đai đa dạng, đã tạo điều kiện cho hệ thực vật rừng ở Bình Định phát triển khá phong phú về thành phần loài.

Ngoài các loại cây lấy gỗ, rừng Bình Định còn có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản, cây dùng làm dược liệu và làm hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như ngũ gia bì, sa nhân, hoàng đằng, song mây...Rừng Bình Định có trên 400 loài cây gỗ, ngoài ra còn có nhiều loại lâm thổ sản khác. Đây là nguồn nguyên liệu được khai thác phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở địa phương.

Hệ động vật rừng của Bình Định cũng khá phong phú về chủng loại, bước đầu đã thống kê được 360 loài động vật có xương sống thuộc 91 họ và 31 bộ, trong đó có 83 loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới [59].

Phần lớn, rừng ở Bình Định nằm gần thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy cho cả khu vực hạ lưu các sông bắt nguồn chủ yếu ở vùng núi Tây Nguyên và hoạt động của các nhà máy thuỷ điện của địa phương: Vĩnh Sơn, Định Bình. Độ che phủ của rừng tăng từ 39,5% năm 2005 lên 44,5% năm 2010 [14].

g. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Bình Định không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, có một số loại khoáng sản đáng chú ý [61]:

- Đá xây dựng: trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 700 triệu m3 bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng các loại đá granite như granosinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng là những loại được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có trữ lượng trên 500 triệu m3 tập trung tại các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát và Quy Nhơn.

Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường như đá ong có trữ lượng lớn, phân bố đều ở các địa phương trong tỉnh.

- Nước khoáng: toàn tỉnh có các điểm nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Tuy Phước), trong đó điểm khoáng Hội Vân có trữ lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và đã được ngành y tế khai thác sử dụng trong nhiều năm qua.

- Cao lanh: tập trung ở hai khu vực là Phù Cát (trữ lượng 12 triệu m3) và Long Mỹ (trữ lượng 15 triệu m3) có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sứ sử dụng cho điện hạ áp, trung áp và sứ dân dụng

- Đất sét: sét sản xuất gạch ngói phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh dưới dạng mỏ sét đồi hoặc ruộng, tổng trữ lượng trên 11,5 triệu m3, tập trung tại các huyện An Sơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước.

- Cát và cát trắng: cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. riêng cát trắng tập trung ở Đập Cấm và Bình Đê (Hoài Nhơn) với tổng trữ lượng 0,9 triệu m3, cát vàng có ở Nhơn Hội.

Một số loại khoáng sản khác có giá trị công nghiệp, tuy trữ lượng không nhiều, đó là vàng, chì, thiếc, than bùn... Hiện nay đang trong quá trình tiếp tục điều tra thăm dò và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào sản xuất.

h. Tài nguyên biển

Bình Định là địa phương có lợi thế nổi bật về tài nguyên biển. Đường bờ biển kéo dài khoảng 134 km với 3 cửa lạch lớn: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, 2 cửa lạch nhỏ: Hà Ra - Phú Thứ và An Dũ, các đầm lớn như đầm Trà Ổ, đầm Thị Nại. Dọc theo bờ biển có nhiều bãi tắm và danh thắng đẹp, hấp dẫn như đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, đảo Cù Lao Xanh rộng khoảng 4 km2, bãi trứng Hoàng Hậu, đồi Gềnh Ráng - lăng mộ Hàn Mặc Tử (Quy Nhơn), những bãi tắm khá lí tưởng như bãi Dài, bãi Xép (Quy Nhơn), bãi biển Trung Lương (Phù Cát), bãi biển Tam Quan (Hoài Nhơn)…

Tài nguyên sinh vật biển Bình Định khá đa dạng, có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế cao, đáng chú ý nhất là yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm, tập trung ở bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn) và một số đảo nhỏ ở Phù Cát. Ngoài ra còn có những loài đặc sản khác như cua huỳnh đế, sò, điệp, cá ngựa, hải sâm..., đó là nguồn cung cấp thực phẩm và đặc sản cho khách du lịch.

Vùng nước lợ của Bình Định gắn liền với eo, vịnh biển và các cửa sông nối với biển Đông, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa

dạng rất thích hợp cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Nơi đây có nhiều loài tôm, cá (14 loài tôm và khoảng 116 loài cá) có giá trị kinh tế cao dùng cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa. Ngoài tôm, cá ở vùng này còn có 136 loài rong và thực vật có giá trị sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt và y dược, đặc biệt là rong câu chỉ vàng có hàm lượng agar lớn, cần thiết cho công nghiệp y dược và chế biến thực phẩm.

Nằm dọc theo bờ biển Bình Định có nguồn quặng sa khoáng titan khá phong phú, trong đó một số mỏ có trữ lượng lớn tập trung ở các huyện như Phù Cát, Phù Mỹ, bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn). Hiện nay, các mỏ khoáng sản này đã được khai thác, chế biến xuất khẩu và đang thăm dò đánh giá lại trữ lượng.

Như vậy, tài nguyên biển sẽ tạo khả năng rất lớn cho địa phương có thể phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt phát triển hệ thống cảng biển tổng hợp với chức năng là đầu mối trung chuyển mang tầm khu vực, phát triển cảng biển phục vụ cho hoạt động khai thác nghề cá và du lịch biển - đảo.

1.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

i) Dân cư và lực lượng lao động - Dân cư

Bình Định có dân số đông, 1485,6 nghìn người (năm 2008), đứng đầu các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung, chiếm khoảng 24,5% dân số của vùng. Trong đó, dân số nông thôn chiếm 72,6%, dân số thành thị chiếm 27,4%. Dân số nông thôn có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngược lại, dân số thành thị lại có xu hướng tăng dần. Tỉ lệ nữ chiếm

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bình định (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w