- Đề xuất những định hướng chủ yếu đối với TCLTKT tỉnh BìnhĐịnh và các
7. Cấu trúc của luận án
1.1.6.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài
Đây là nhóm các nhân tố tác động mạnh đến TCLTKT trong cơ chế kinh tế thị trường. Quan trọng nhất và có tác động mạnh nhất phải kể đến:
-Thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, những quan hệ dùng chung mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên vùng, khối lượng những quan hệ nguyên liệu - sản phẩm giữa các vùng, tính chất thị trường khu vực... tác động đến TCLTKT.
- Nguồn đầu tư từ bên ngoài của các nước trong khu vực, các khối kinh tế quốc tế...thông qua các chính sách kinh tế, chính trị của các quốc gia nhằm làm thay đổi bộ mặt và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong TCLTKT.
- Tác động của các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và quốc tế cũng có những ảnh hưởng đến TCLTKT.
1.1.7. Một số hình thức cơ bản của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.7.1. Một số hình thức TCLT các ngành kinh tế
i) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TCLTNN được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các qui trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác hoá sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất [42].
TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá nông, lâm, ngư nghiệp và vùng nông nghiệp .
- Hộ gia đình (nông hộ): đây là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập.
- Trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hoá, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói, giảm nghèo; phân bố lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp, nông thôn.
- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại [42, tr. 302].
Hợp tác xã nông nghiệp là nhu cầu tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị có nhiều thành phần kinh tế, tất nhiên sẽ có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển đòi hỏi các hộ gia đình, các chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi ích của chính mình. Kinh tế hộ gia đình và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cao. Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp không chỉ vì lợi nhuận của các thành viên góp vốn vào hợp tác xã mà là nhằm mục đích phục vụ tốt nhất các dịch vụ để đảm bảo quá trình sản xuất tốt nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hộ gia đình và chủ trang trại.
- Vùng chuyên môn hoá nông, lâm, ngư nghiệp: đây là hình thức TCLT sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tương đối phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao, gắn vùng nguyên liệu với ngành công nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ [66].
- Vùng nông nghiệp: đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, KT - XH, được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng.
ii) Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lí nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Bao gồm các hình thức quan trọng sau đây [42]:
- Điểm công nghiệp: thường chỉ là một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. Nó được phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chức
năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu, hoặc có thể ở ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cư.
- Khu công nghiệp: là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể cả khu công nghiệp nói chung. Ngoài ra, KCN có ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí, có sự phân cấp rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất, không có dân cư sinh sống.
- Cụm công nghiệp: bao gồm một vài xí nghiệp công nghiệp, được phân bố trên một khu vực nhỏ, không có ranh giới rõ ràng và không có ban quản lí riêng. CCN thường phân bố ở các thị trấn, thị xã và dọc theo các tục giao thông.
- Trung tâm công nghiệp: là hình thức TCLTCN gắn với các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm có thể bao gồm một số hình thức TCLTCN ở cấp thấp hơn. Mỗi trung tâm có một (hay một số) ngành được coi là hạt nhân. Hướng chuyên môn hoá của trung tâm thường do các ngành (xí nghiệp) hạt nhân đó quyết định. Những ngành (xí nghiệp) này được hình thành dựa trên những lợi thế so sánh (về vị trí địa lí, về nguồn lực tự nhiên, lao động, thị trường…).
- Vùng công nghiệp: bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về KT - XH, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển của các vùng khác và của cả nước.
iii) Tổ chức lãnh thổ dịch vụ
Dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế rất đa dạng, bao gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch…
Đối với giao thông vận tải, đó là các đầu mối giao thông; đối với thương mại, đó là các trung tâm thương mại, các siêu thị; đối với ngân hàng, đó là các loại hình ngân hàng…Tuy nhiên, trong nội dung của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về TCLTDL.
Tổ chức lãnh thổ du lịch [43] là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất (kinh tế, xã hội, môi trường). TCLTDL có các hình thức chủ yếu [10]:
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận.
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Khu du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận.
- Trung tâm du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, nơi có nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng thu hút khách, đón khách, lưu khách ở mức độ cao.
- Vùng du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ của các tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng.
1.1.7.2. Một số hình thức TCLTKT theo không gian
i) Vùng kinh tế
Vùng kinh tế được xem như là một thực thể khách quan, sự tồn tại của nó là do yêu cầu phát triển KT - XH của mỗi quốc gia quyết định.
“Đối với Địa lí học, vùng KT - XH (hay gọi tắt là vùng kinh tế) với tư cách là vùng kinh tế tổng hợp (để phân biệt với vùng kinh tế ngành, hoặc vùng ngành) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo Từ điển Bách khoa Địa lí Xô Viết (1988), vùng kinh tế là một bộ phận tương đối hoàn chỉnh về mặt lãnh thổ và kinh tế của đất nước. Nó được đặc trưng bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở phân công lao động địa lí cũng như bởi các mối liên hệ kinh tế nội vùng ổn định. Vùng kinh tế còn là một khâu cơ bản trong việc TCLT nền sản xuất xã hội, là đối tượng chủ yếu của chính sách vùng và kế hoạch hoá lãnh thổ ” [37, trang 9].
Vùng kinh tế còn được xem như là một phần lãnh thổ quốc gia, có khu nhân tạo vùng (biểu hiện là các đô thị); về mặt lãnh thổ, nó được liên kết bởi nhiều đơn vị hành chính - kinh tế với các cấp độ khác nhau như tỉnh, huyện; về các đặc tính nổi trội, nó có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội (kể cả trong hiện tại và tương lai) và thường mang những chức năng nhất định đối với nền kinh tế của cả nước. Như vậy:
- Vùng kinh tế không phải là vùng tự nhiên và cũng không phải là vùng ngành hay các loại vùng khác mà nó là loại vùng được hình thành bởi sự tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Mỗi vùng kinh tế là một hệ thống kinh tế lãnh thổ được xác định bởi sự phân chia lãnh thổ dưới góc độ KT - XH phục vụ cho việc quản lí và điều hành của Nhà nước, trước hết là phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Các vùng kinh tế liên kết với nhau tạo nên một hệ thống vùng của đất nước, các vùng có sự tương tác với nhau cùng phát triển.
- Việc phân vùng kinh tế do yêu cầu phát triển của đất nước. Với mục đích phát huy tổng hợp sức mạnh của tất cả các vùng, tìm ra phương án kiến thiết lãnh thổ quốc gia và quản lí hiệu quả các quá trình phát triển của đất nước theo
lãnh thổ, người ta đã tiến hành phân chia lãnh thổ đất nước thành các vùng kinh tế. Số lượng các vùng kinh tế sẽ có thể thay đổi theo thời gian và theo các thời kì phát triển của đất nước.
ii) Các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt
- Vùng kinh tế trọng điểm [37] là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
Lãnh thổ được gọi là vùng KTTĐ phải thoả mãn các yếu tố: hội tụ các điều kiện thuận lợi tập trung tiềm lực kinh tế, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư; có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu được đầu tư tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước; có khả năng tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời, có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. Trên cơ sở đó, vùng KTTĐ không những chỉ tự đảm bảo nguồn tài chính cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác; có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây, nó sẽ tác động lan truyền tới các vùng xung quanh.
“Về lãnh thổ, vùng KTTĐ của quốc gia bao trùm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới của nó tất nhiên không phải bất biến, có thể thay đổi theo thời gian. Số lượng cũng như phạm vi của vùng sẽ có sự thay đổi theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Vùng KTTĐ là đối tượng trọng điểm về đầu tư nhằm tạo ra ‘‘cú hích’’cho toàn bộ nền kinh tế đất nước ” [37, trang 21].
- Hành lang kinh tế [66] hình thành dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch với sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ dọc hai bên huyết mạch với sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ dọc hai bên tuyến trục đó. Do có sự phát triển tập trung các cơ sở kinh tế, lợi dụng triệt để để vận chuyển thuận lợi nên các hoạt động kinh tế thường đem lại hiệu quả cao hơn. Đây là hình thức TCLTKT có triển vọng và chỉ mang tính ước lệ.
HLKT bao gồm các yếu tố: các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các cực phát triển; các cơ sở kinh tế, nhất là các xí nghiệp công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ khác. Các xí nghiệp đó được lợi do có tuyến vận tải dễ dàng; các điểm dân cư và những khu vực sản xuất nông nghiệp bổ trợ khác.
- Khu kinh tế [7], [66] là một địa bàn lãnh thổ, được vận hành theo khung khổ pháp lý riêng (thường là theo thông lệ quốc tế), chính quyền sở tại được phân cấp nhiều quyền hạn hơn và trên đó được áp dụng những cơ chế, chính sách đặc biệt thông thoáng hơn so với những khu vực khác của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, khuyến khích xuất khẩu để tạo động lực mới cho nền kinh tế .
Khu kinh tế có một số đặc trưng: là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu với các khu vực khác; nó là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế; ở đó có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác, giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng không hạn chế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các quốc gia xây dựng các khu kinh tế đều có chung mục đích là tạo nên sự giao