- Đề xuất những định hướng chủ yếu đối với TCLTKT tỉnh BìnhĐịnh và các
7. Cấu trúc của luận án
1.1.6.1. Nhóm các nhân tố bên trong
Nhóm các nhân tố này bao gồm toàn bộ các nhân tố tự nhiên, KT - XH có bên trong phạm vi lãnh thổ. Đây là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến TCLTKT. Bởi vì, sự phát triển kinh tế trên một không gian, đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và điều kiện sản xuất. Những yếu tố trên đây được coi như “đầu vào” hình thành TCLTKT.
i) Vị trí địa lý: được coi như là một yếu tố “cá biệt hoá”, có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến TCLTKT. Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhân tố vị trí càng được đánh giá cao khi lựa chọn các vùng phát triển trọng điểm, các “cực phát triển” và “cực tăng trưởng” kinh tế [66].
ii) Các điều kiện tự nhiên và TNTN: được coi là yếu tố tiền đề, nền tảng của TCLTKT, là điều kiện tất yếu của phát triển sản xuất lãnh thổ. Không có TNTN cần thiết, nhất định không thể xuất hiện bất cứ loại hoạt động sản xuất nào.
Những đặc trưng về các điều kiện tự nhiên và TNTN như tính chất, sự phân bố, điều kiện khai thác các kiểu địa hình, các loại đất, các kiểu khí hậu, nguồn khoáng sản...của lãnh thổ quy định những đặc điểm TCLTKT, là cơ sở ban đầu để hình thành các hình thức TCLTKT riêng cho từng lãnh thổ.
iii) Các điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư và lực lượng lao động
Con người là một thể tổng hợp các thuộc tính tự nhiên, xã hội, sản xuất và tiêu dùng, là chủ thể tiến hành hoạt động xã hội, cải tạo và sử dụng tự
nhiên. Số lượng và chất lượng dân cư, sự hợp thành, di chuyển và phân bố của dân cư đều ảnh hưởng tới TCLTKT.
+ Là người sản xuất, ảnh hưởng của dân số và lao động đối với phát triển vùng chủ yếu được biểu hiện
* Số lượng dân số và lao động của vùng ảnh hưởng đến quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và quy mô sản xuất của vùng.
* Chất lượng dân số và lao động ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế vùng và ngành nghề sản xuất của vùng.
* Sự di chuyển và phân bố dân cư ảnh hưởng đến phân bố sản xuất của vùng. + Là người tiêu dùng, ảnh hưởng của dân số và lao động đối với phát triển vùng chủ yếu được biểu hiện:
* Số lượng và sự tăng trưởng dân số ảnh hưởng tới quy mô thị trường, tài nguyên sức lao động và đầu tư tái sản xuất mở rộng của vùng.
* Chất lượng dân số ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng của vùng, từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất vùng.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Toàn bộ mạng lưới đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, vốn đầu tư hoạt động thương mại, các trung tâm kinh tế, các vùng sản xuất nông nghiệp...có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành TCLTKT. Nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố rất năng động, tác động trực tiếp đến TCLTKT, nhưng cũng rất “bảo thủ”, khó thay đổi các dạng phân bố. Do vậy, rất cần coi trọng tính “lịch sử” trong nghiên cứu việc tái thiết lãnh thổ [68]. - Chủ trương, đường lối, môi trường chính sách
Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, vùng…, nhân tố này được coi là nhân tố “gốc” tạo ra các phản ứng dây chuyền tác động đến
TCLTKT. Nó có tác động định hướng cho sự phát triển của lãnh thổ hoà nhập với hệ thống lãnh thổ cấp lớn hơn .
Môi trường chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc TCLTKT. Chính sách có thể làm thay đổi TCLTKT, đặc biệt chính sách kinh tế và cơ chế quản lý của Nhà nước có thể tạo ra sự thúc đẩy (hoặc kìm hãm) việc tái thiết lãnh thổ một cách hợp lí hơn.