Cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bình định (Trang 35)

- Đô thị [15], [42]: với vai trò là những hạt nhân tạo vùng, các đô thị liên kết

1.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế

1.2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam

Ở nước ta, TCLTKT có hai cách thể hiện chủ yếu, tuỳ theo các đối tượng cụ thể [42]. Đó là:

- Tổ chức lãnh thổ theo các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước. Các đối tượng ở đây được hiểu là các vùng kinh tế, các đơn vị hành chính hiện hành (tỉnh hay thành phố tương đương cấp tỉnh, huyện thị...). Việc tổ chức lãnh thổ cần được triển khai theo các vùng kinh tế, các tỉnh thành, huyện thị mà theo pháp luật, đó là các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển.

- Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực đặc biệt, đó là các đối tượng trọng điểm đầu tư. Các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt gồm có: vùng KTTĐ, HLKT, tam giác tăng trưởng, KKT, KCN và các khu vực đặc biệt khác (khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...).

1.2.1.1. Vùng kinh tế

“Ở nước ta, vùng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng không phải là bất biến. Nó có thể thay đổi, phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển KT - XH ở từng giai đoạn nhất định của đất nước” [44, tr.3].

Năm 2000, khi tiến hành xây dựng Chiến lược phát triển vùng phục vụ cho việc biên soạn văn kiện “Chiến lược phát triển KT - XH của Việt Nam thời kì 2000 - 2010” của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, các nhà khoa học là những người tham gia xây dựng văn kiện đã kiến nghị phương án phân chia lãnh thổ nước ta thành 6 vùng lớn [68]. Đó là: (1) vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, (2) vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ, (3) vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, (4) vùng Tây Nguyên, (5) vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐ phía Nam và (6) vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm 2003 - 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ban ngành và các địa phương đã tiến hành xây dựng đề án phát triển KT - XH cho 6 vùng trên và cho 3 vùng KTTĐ ở Bắc Bộ, miền Trung và Nam Bộ. Hệ thống 6 vùng đó vẫn được sử dụng để xây dựng phương án phát triển và tổ chức KT - XH của đất nước theo lãnh thổ từ năm 2004 đến nay.

Theo các tài liệu giảng dạy được biên soạn của các tác giả thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hệ thống vùng kinh tế gồm 8 vùng: vùng Tây Bắc Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù cách phân vùng có khác nhau nhưng vẫn mang tính đồng nhất. Trong đó, Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm vùng Tây Bắc Bắc Bộ và Đông Bắc Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung bao gồm vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

1.2.1.2. Vùng kinh tế trọng điểm

Từ nhận thức về tầm quan trọng kết hợp với việc tìm hiểu những kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển có trọng điểm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, từ những năm 90, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây

dựng các vùng KTTĐ. Việc hình thành các vùng KTTĐ ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng.

Thực tế, nguồn lực để phát triển KT - XH của nước ta tương đối đa dạng và phong phú nhưng lại có sự phân hoá theo các vùng. Có vùng hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi, có vùng đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nguồn vốn đầu tư trong nước có hạn. Do vậy, trong chiến lược đầu tư với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn các hình thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm. Đồng thời, cần phải thu hút đầu tư từ nước ngoài. “Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song muốn thu hút các nhà đầu tư, cần phải tạo ra các vùng thuận lợi như là một cách trải thảm đỏ cho họ đầu tư vào nước ta…” [37, tr.22,23].

Sự hình thành 4 vùng KTTĐ đã có những tác động thúc đẩy các vùng khác phát triển, tạo thế và lực để triển khai hợp tác quốc tế, thực hiện đường lối mở cửa của đất nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của bốn vùng KTTĐ luôn luôn đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước, đã phần nào thể hiện được tính động lực trong sự phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt là vai trò của vùng KTTĐ phía Nam.

Mối liên hệ kinh tế giữa vùng KTTĐ với các vùng khác trong nước đã phát triển nhiều so với những năm trước đây, nhất là về quan hệ kinh tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Các vùng KTTĐ, mà đặc biệt là vùng KTTĐ phía Bắc có Thủ đô Hà Nội và phía Nam có thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm cung cấp dịch vụ cho các vùng khác và cả nước. Các hoạt động dịch vụ quan trọng từ đây lan

toả đi nhiều nơi như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - tiền tệ, vận tải, du lịch... đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.

Đến năm 2009, theo quyết định số 492/QĐ-Ttg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập. Cho đến nay, nước ta có 4 vùng KTTĐ, chiếm 27,4% diện tích, 51% dân số và 76,5% GDP cả nước (2009).

- Vùng KTTĐ phía Bắc (7 tỉnh, thành phố) gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, với 4,7% diện tích, 16,6% dân số và 22,6% GDP cả nước, GDP/người đạt 26,2 triệu đồng.

- Vùng KTTĐ miền Trung (5 tỉnh, thành phố) gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, chiếm 8,5% diện tích, 7,2% dân số, 6,1% GDP cả nước và GDP/người đạt 16,5 triệu đồng.

- Vùng KTTĐ phía Nam (8 tỉnh, thành phố) gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang, chiếm 9,2% diện tích, 20% dân số, 39,6% GDP cả nước, GDP/người đạt 38,1 triệu đồng.

- Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (4 tỉnh, thành phố) gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, chiếm 5,0% diện tích, 7,2% dân số, 8,0% GDP cả nước, GDP/ người đạt 21,2 triệu đồng.

1.2.1.3. Hành lang kinh tế

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa, việc hình thành và phát triển các HLKT được xem như là một bộ phận cấu thành trong chiến lược kinh tế đối ngoại của đất nước. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ giao lưu phát triển KT - XH và cải thiện đời sống dân cư của các lãnh thổ dọc theo các hành lang. Từ việc nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, trong thời gian gần đây nước ta đã hình thành một số HLKT quan trọng trong nước và có sự liên kết, hợp tác với một số nước láng giềng.

- Các HLKT liên quốc gia

+ HLKT Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

+ HLKT Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hai hành lang này được hình thành từ sự hợp tác phát triển giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó đã tạo được một trục động lực kinh tế nối liền khu vực Vân Nam và phía Đông Nam (Trung Quốc) với các vùng kinh tế phía Bắc nước ta theo mô hình phát triển liên kết các trung tâm kinh tế thông qua KKT cửa khẩu về đến cảng biển (Việt Nam). Ngoài hai HLKT này, Trung Quốc và Việt Nam đã phát triển một “vành đai kinh tế” dọc theo Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thường xem là mối quan hệ “hai hành lang và một vành đai kinh tế”.

+ Hành lang kinh tế Đông - Tây

Hành lang kinh tế Đông - Tây (East West Economic Corridor - EWEC) được hình thành dựa trên một tuyến giao thông đường bộ dài 1450 km, đi qua 4 nước Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là sợi dây liên kết thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội giữa các nước Đông Nam Á nói chung và các địa phương nói riêng.

Trong chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, ý tưởng cơ bản của HLKT Đông - Tây là tích cực sử dụng các cảng miền Trung Việt Nam làm cửa ngõ "ra và vào" cho hàng xuất và nhập khẩu từ miền Trung Việt Nam, Trung và Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, gắn kết chặt chẽ với hệ thống cảng biển và các KKT.

Sự ra đời của hành lang này tạo điều kiện cho các nước tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế nhằm:

* Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của bốn nước dọc theo EWEC. Tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế, hợp tác trong việc khai thác nguồn tài nguyên rừng, khoáng sản, đất… có hiệu quả và phát triển du lịch;

* Giảm chi phí vận tải tại các địa phương dọc theo EWEC, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đạt hiệu quả cao hơn;

* Góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương dọc theo EWEC. - Các HLKT trong nước

Trên lãnh thổ nước ta, có một số tuyến hành lang tiêu biểu đã được hình thành và mang ý nghĩa nhất định trên địa bàn các tỉnh có tuyến hành lang đó chạy qua. Điển hình là 3 tuyến hành lang: Hà Nội - Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, Huế - Đà Nẵng - Dung Quất. Hiện nay, các HLKT đang có xu hướng phát triển rất mạnh và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các vùng, lãnh thổ khác nhau.

Ngoài ra còn có một số hành lang quan trọng khác: HLKT quốc lộ 10, HLKT quốc lộ 18, HLKT quốc lộ 5, HLKT quốc lộ 9, HLKT quốc lộ 19. Các HLKT này đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của các vùng kinh tế, các địa phương có tuyến hành lang đi qua, nhất là đối với hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như thương mại.

1.2.1.4. Khu kinh tế

Ở Việt Nam loại hình KKT mới ra đời trong thời gian gần đây, có thể tập hợp lại thành hai nhóm chính. Một là các khu kinh tế mang một chức năng riêng biệt; Hai là các khu kinh tế mang chức năng tổng hợp.

- KKT mang một chức năng riêng biệt như khu thương mại tự do, khu cảng tự do, khu du lịch tự do, khu bảo hộ thuế, KCN tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao...Những KKT mang chức năng riêng biệt chủ yếu tập trung vào một mục tiêu, các cơ chế chính sách cho những khu này cũng tập trung sâu nhằm phát huy tối đa mục tiêu đó.

- KKT mang chức năng tổng hợp được hình thành trong nó nhiều KKT mang chức năng riêng biệt và nhằm tới một mục tiêu tổng hợp hơn. Các cơ chế chính sách trong KKT tổng hợp cũng mang tính tổng hợp đa dạng hơn. Các

KKT phát triển mang tính tổng hợp thường đóng vai trò cửa ngõ đối với đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Bao gồm: KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KKT quốc phòng.

+ KKT ven biển

Do ảnh hưởng bởi vị trí địa lí, việc hình thành các KKT ven biển ở nước ta có nhiều thuận lợi, nhằm khai thác tối đa lợi thế về biển. Các KKT ven biển phát triển mang tính tổng hợp, thường đóng vai trò cửa ngõ đối với đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. KKT ven biển mang tính đặc trưng với nhiều khu chức năng như: khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, khu đô thị, khu cảng tự do…

Tính đến nay, cả nước có 15 khu kinh tế ven biển đã được phê duyệt với diện tích khoảng 440000 ha, trong đó KKT Dung Quất hoạt động có hiệu quả nhất (xem bảng 1 phụ lục 2).

+ KKT cửa khẩu

Từ cuối năm 1996, mô hình KKT cửa khẩu ra đời và đã trở thành một thực thể cấu thành của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt khả năng phát triển của các KKT cửa khẩu quốc tế. Hoạt động của các KKT cửa khẩu đã góp phần tăng trưởng quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với 3 nước láng giềng, nhất là đối với Trung Quốc. Việc hình thành các KKT cửa khẩu đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới, đồng thời góp phần làm tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại các tuyến biên giới.

+ KKT quốc phòng là loại hình khu kinh tế đặc biệt do quân đội quản lí, làm nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng là chủ yếu, ở đó lực lượng quân đội cùng với nhân dân có thể tham gia sản xuất, phát triển kinh tế. Các KKT quốc phòng ở nước ta chủ yếu tập trung ở 4 vùng: Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía Tây vùng Duyên hải miền Trung.

1.2.1.5. Đô thị

Gần đây ở Việt Nam, đô thị đã được phát triển cả về số lượng, chất lượng và phân bố tương đối rộng khắp trên phạm vi cả nước. Đến nay có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có chức năng tổng hợp (thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật, giáo dục), có mật độ dân số cao so với các địa phương trong cả nước. Nhiều đô thị đã và đang chuyển dần từ chức năng hành chính thuần tuý sang cả chức năng kinh tế, tuỳ theo các cấp độ khác nhau mà đảm nhận các chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá....Vai trò của các đô thị đang có sự lan toả về phạm vi không gian và có sự biến đổi về chất.

1.2.1.6 Trang trại

Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, song đã tạo ra những biến chuyển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá.

Tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 06 về một số vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Lần đầu tiên vấn đề kinh tế trang trại được thừa nhận trong nghị quyết của Đảng, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm phát triển sản xuất hàng hóa, làm giàu chính đáng.

Trên cơ sở đó, Liên Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành các thông tư liên Bộ: thông tư liên Bộ số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 và thông tư số 74/2003/TT - BNN ngày 04/7/2003 đề ra tiêu chí định lượng xác định kinh tế trang trại: - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa,

dịch vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK.

- Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hóa của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm.

Có thể nhận thấy, ngay sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, bằng các thông tư hướng dẫn liên Bộ, các “rào cản” đối với sự phát triển của kinh tế trang trại từng bước được tháo gỡ. Chính phủ đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, các loại hình trang trại và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.

Hiện nay, kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, hình thành mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bình định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w