Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực trong công ty cổ phần ACS việt nam (Trang 51 - 54)

Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi giúp nhà quản trị biết được số lượng lao động trong độ tuổi nào là nhiều nhất. Nếu số lao động trong độ tuổi từ 41-60 chiếm đa số thì doanh nghiệp cần phải tuyển thêm những lao động có sức trẻ, có lòng nhiệt huyết. Tuy nhiên, nếu số lao động chủ yếu từ độ tuổi từ 18 -30 là chủ yếu thì đây cũng chưa hẳn là dấu hiệu tốt. Bởi lao động ở độ tuổi này tuy có sức trẻ, có lòng nhiệt huyết nhưng hầu hết chưa có kinh nghiệm, chưa thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Vì thế, nhà quản trị phải điều chỉnh cơ cấu lao động sao cho hợp lý. Dưới đây là bản cơ cấu lao động theo độ tuổi của doanh nghiệp

Bảng 2.8. Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

31 - 40 65 55% 73 50% 80 52%

41 - 50 12 10% 21 14% 18 12%

51 - 60 6 5% 6 4% 5 3%

(Nguồn:Bộ phận tổ chức lao động )

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 18 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 Năm 2008 Số lượng Năm 2009 Số lượng Năm 2010 Số lượng

Qua bảng số liệu trên có thể thấy lao động trên 40 tuổi có xu hướng giảm. Những lao động ở độ tuổi này tuy dày dặn kinh nghiệm nhưng không năng động sáng tạo nên công ty tuyển dụng thêm những lao động ở độ tuổi này là rất ít. Những lao động ở độ tuổi này chủ yếu là những người đã làm việc lâu năm trong công ty.

Đội ngũ lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công ty là những người lao động ở độ tuổi từ 31 – 40 tuổi. Đây là đội ngũ lao động đã có chút ít kinh nghiệm và cũng là đội ngũ có sự năng động, sáng tạo nhạy bén trong công việc.

2.2.2.5. Tình hình sử dụng lao động qua các năm.

Việc đánh giá tình hình sử dụng lao động qua các năm giúp cho nhà quản trị biết được số lượng tăng giảm lao động qua các năm. Từ đó nhà quản trị sẽ tìm ra được nguyên nhân tại sao số lao động tăng hoặc giảm. Việc tăng, giảm số lao động này có phù hợp với tình hình thực tế của công ty không để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là bảng tình hình tăng giảm lao động qua các năm

Bảng 2.10. Tình hình tăng giảm lao động qua các năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008/2009 2009/2010

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng số

LĐ 118 147 154 29 24,57% 7

4%

(Nguồn:Bộ phận tổ chức lao động )

Biểu đồ 2.11. Biểu đồ thay đổi cơ cấu lao động theo các năm

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng số lao động

Tổng số lao động trong toàn công ty tăng đều qua các năm. Năm 2008 có 118 lao động, đến năm 2009 đã tăng lên là 147 lao động như vậy đã tăng thêm 29 người. Năm 2010 có 154 lao động như vậy đã tăng thêm 7 người.

Để phát huy tối đa năng lực của người lao động thì việc sắp xếp, bố trí và sử dụng lao động theo đúng chuyên môn nghiệp vụ là một việc làm hết sức cần thiết. Công ty cổ phần ACS Việt Nam đã quan tâm và bố trí công việc tương đối hợp lý đối với từng lao động. Tuy nhiên một số phòng ban còn có số lượng nhân viên quá nhiều và chưa hợp lý gây tốn kém. Nhiều công việc chỉ cần làm 5- 6h/ngày hoặc một số công việc chỉ có vào một số ngày nhất định trong tháng nên thời gian dư thừa còn quá nhiều. Đây là thực trạng chung hiện nay ở hầu hết

các doanh nghiệp, do đó cần phải khắc phục tình trạng này góp phần nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực trong công ty cổ phần ACS việt nam (Trang 51 - 54)