CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 57)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ

NGƯỜI DÂN SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Sự tồn tại của TĐKT của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS là điều không thể phủ nhận. Ở phần này, chúng tôi sẽ trình bày một số yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến việc hình thành TĐKT của người dân sống trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.

1.3.1. Các yếu tố thuộc về người dân trong cộng đồng

1.3.1.1. Kiến thức nền tảng về HIV/AIDS

Kiến thức về HIV/AIDS và sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS: Khi con người có được nhận thức đúng đắn và sâu sắc về HIV/AIDS, về sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS thì sẽ có thái độ tích cực hơn đối với người nhiễm HIV/AIDS. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS được xem như nền tảng để người dân trong cộng đồng tìm hiểu về căn bệnh HIV/AIDS và từ đó có nhận thức đúng đắn về thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.

1.3.1.2. Các trải nghiệm với HIV/AIDS và người nhiễm HIV/AIDS

Dựa trên quan điểm cho rằng, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động trong việc hình thành hay thay đổi thái độ. Trải nghiệm với HIV/AIDS là những việc các cá nhân trong cộng đồng đã từng thực hiện có liên quan đến HIV/AIDS như: tiếp xúc, giao tiếp với người nhiễm HIV/AIDS hoặc có liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS; tham gia các hoạt động được phát động trong cộng đồng nhằm giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ,..

Trên thực tiễn, phần lớn con người đều có ý thức về những điều cấm kỵ, các chuẩn mực của xã hội. Khi phát biểu về vấn đề nào đó, người ta thường điều chỉnh

những điều mình nói cho phù hợp với chuẩn mực. Cuối cùng con người tin vào những điều mình nói và thái độ sẽ nhất quán với lời nói.

Khi con người thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội hoặc trong một tình thế bắt buộc con người phải nói điều gì đó, thì vai trò hoặc lời nói đó cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của con người. Con người tin vào hành vi hay lời nói của mình. Như vậy thái độ được hình thành như là kết quả của việc con người thực hiện lời nói trong tình thế bắt buộc hay thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội.

Con người thường không đồng ý với một yêu cầu mà trước đó chưa có cam kết về mặt hành vi. Các nhà tâm lý học Jonathan Freedman và Scott Fraser (1966) đã thực hiện một thực nghiệm với kỹ thuật foot – in – the – door (tạm dich là bước chân vào cửa). Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu người ta đồng ý thực hiện một hành vi không đòi hỏi cố gắng gì nhiều lắm thì họ cũng dễ dàng đồng ý với những đề nghị lớn hơn [dẫn theo 77, tr.315].

Theo các tác giả Blanhchard và Cook (1976) thì khi chúng ta ứng xử một cách tích cực với đối tượng thì sẽ làm cho chúng ta ưa thích đối tượng hơn. Ngoài ra, nếu giúp đỡ người khác thì sẽ làm gia tăng tình cảm chúng ta với người được giúp đỡ [dẫn theo 36].

1.3.1.3. Nhu cầu

Thái độ con người được hình thành trong quá trình thỏa mãn nhu cầu. Thái độ hình thành nhằm thoả mãn một số nhu cầu nhất định nào đó của con người. Có thể nói, nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại của thái độ. Nghiên cứu chức năng của thái độ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được nhu cầu bên trong của thái độ, qua đó tìm kiếm các thông điệp truyền thông phù hợp có vai trò thỏa mãn những nhu cầu này, nhằm hình thành nên hệ thống thái độ mong muốn. Trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố chức năng hiểu biết, chức năng tự vệ, chức năng giá trị và chức năng phương tiện đến TĐKT của cộng đồng dân cư đô thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.

- Nhu cầu thỏa mãn chức năng hiểu biết (the knowledge function): Chức năng hiểu biết thể hiện ở chỗ trong hoạt động sống hàng ngày, người ta luôn phải đối phó với nhiều tình huống. Muốn đối phó nhanh, phải biết cách xử lý tình huống đó như thế nào. Nhờ có những khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình thành trong quá trình hoạt động, giao tiếp mà cá nhân nhanh chóng nắm bắt và có những ứng xử phù hợp với các tình huống khác nhau. Cá nhân không phải tiêu tốn nhiều trí lực cho việc tìm hiểu bối cảnh, tiết kiệm thời gian và sức lực. Sự xúc phạm người bị nhiễm HIV/AIDS có thể

được coi là một trong những biểu hiện cụ thể của chức năng này; đặc biệt, sự xúc phạm này còn được các nạn nhân dự đoán trước khi nó xảy ra. Albert (1986); Moulton, Sweet, Temoshok và Mandel (1987) cho rằng, “những người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và những người bị nhiễm qua tiêm chích ma tuý thường bị cộng đồng cho rằng, đó là tội lỗi của chính họ và họ phải tự chịu trách nhiệm về căn bệnh của họ trong khi đó những người bị nhiễm HIV qua các con đường khác như truyền máu, bị nhiễm qua chồng hoặc vợ… thường được cho là những nạn nhân vô tội” [dẫn theo 101]. Như vậy, vấn đề HIV/AIDS thường gắn liền với đạo đức xã hội và được xã hội nhìn nhận như là căn bệnh của những người có hành vi lệch chuẩn xã hội như người sử dụng ma tuý, mại dâm. Nếu những phản ứng thù nghịch thoả mãn chức năng hiểu biết thì đối với những người mắc căn bệnh AIDS do tiêm chích hoặc quan hệ tình dục bừa bãi, người ta sẽ có những phản ứng tiêu cực hơn rất nhiều so với những người được cho là bị lây nhiễm HIV một cách bị động.

- Nhu cầu thỏa mãn chức năng tự vệ cái tôi (the ego-defensive function): Trong những tình huống mà con người ta có cảm giác là mình kém cỏi hoặc có những xung đột nội tâm (giữa thực tế và niềm tin, hành vi và nhận thức…), con người thường tìm cách thoát khỏi trạng thái đó bằng cách tự bào chữa, nâng cao lòng tự trọng hoặc hợp lý hoá hành vi của mình. Katz (1960) cho rằng, rất nhiều thái độ được phát triển để giúp cho cá nhân có khả năng đối phó tốt hơn với những sự lo lắng được tạo ra bởi những xung đột bên trong hoặc bên ngoài và duy trì một hình ảnh tích cực về bản thân. Một số tác giả còn cho rằng, sự lo lắng là động cơ thúc đẩy tất cả các hình thức định kiến, Herek (1987) cho rằng, thành kiến là một ví dụ cho chức năng này của thái độ. Một điều rõ ràng là đi kèm với dịch AIDS trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là những phản ứng rất tiêu cực của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV hoặc đã chuyển qua giai đoạn AIDS do HIV có thể lây nhiễm từ người này sang người khác và hiện nay khoa học chưa tìm được thuốc đặc trị có thể chữa khỏi căn bệnh này, nhiễm HIV/AIDS đồng nghĩa với việc con người phải chung sống với HIV suốt đời.

- Nhu cầu thỏa mãn chức năng thể hiện giá trị của thái độ (the value-expressive function): Katz (1960) và Smith (1956) cho rằng, chức năng thể hiện giá trị của thái độ nhằm giúp cho con người đạt được sự thoả mãn từ việc thể hiện giá trị của bản thân hoặc của các nhóm mà cá nhân đó thuộc về. Theo Jones, Farina, Hastorf, Markus, Miller và Scott (1984), chức năng này của thái độ được tìm thấy trong một vài trường hợp như sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Bởi vì AIDS được coi đồng nghĩa với “tệ nạn xã hội”, do vậy ai mang trong mình căn bệnh này thì đều bị kỳ thị do họ bị gán nhãn “tệ nạn xã hội”. Những phản ứng mang tính thù địch với những người bị HIV/AIDS đáp ứng chức năng

thể hiện giá trị của các cá nhân trong cộng đồng với quan niệm rằng mình là nhóm “sạch” không thuộc nhóm “tệ nạn xã hội”. Do đó, cộng đồng sẽ có những phản ứng tiêu cực đối với tất cả những người nhiễm HIV mà không cần biết đến lý do vì sao bị lây nhiễm.

- Nhu cầu thỏa mãn chức năng vị lợi/phương tiện (the utilitarian or instrumental function): Thái độ chính là những khuôn mẫu hành vi được hình thành trong quá trình hoạt động giao tiếp, là một loại phản ứng đặc biệt, xuất hiện dưới sự tác động của những loại tác nhân nhất định. Ví dụ như cá nhân sẽ được thưởng hoặc bị phạt khi nói hoặc làm một việc gì đó, cách tiếp cận này cũng được tìm thấy trong thuyết học tập hành vi. Chức năng phương tiện nhằm giúp con người có được lợi ích tối đa và hạn chế đến mức thấp nhất sự trừng phạt từ bên ngoài [99, tr.163-204]. Chính vì vậy, đôi khi người ta chọn cách thể hiện thái độ nào đó bởi vì đó là điều mà xã hội mong muốn hoặc được cho là “đúng đắn”. Để đảm bảo sự tham gia của cá nhân vào cuộc sống xã hội và đạt được mục đích đề ra, trong nhiều trường hợp, cá nhân phải điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình cho phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý. Một cá nhân có thể có thái độ tích cực hơn đối với người nhiễm HIV/AIDS nhằm tránh sự trừng phạt từ phía pháp luật hoặc sự lên án của cộng đồng.

1.3.2. Các yếu tố thuộc về người nhiễm HIV/AIDS

1.3.2.1. Đặc điểm về thể chất của người nhiễm HIV/AIDS

- Người bị nhiễm HIV/AIDS thường bị cho là dính dáng đến “tệ nạn xã hội” như nghiện ma túy, mại dâm hoặc có lối sống “buông thả”. Bề ngoài của họ thường được mô tả là không đàng hoàng.

- Khi cơ thể người bệnh có các nhiễm trùng cơ hội như nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, tiêu chảy kéo dài... thường có các biểu hiện lâm sàng như gầy, sụt cân nhanh, các bệnh lở loét ngoài da,… tạo nên hình ảnh phản cảm với cộng đồng dân cư.

- Khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng, bệnh nhân AIDS có thể không còn sức lao động, cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc y tế và hỗ trợ xã hội. Do đó, cộng đồng dân cư nhìn nhận họ như là gánh nặng đối với xã hội. Đây cũng là một trong những yếu tố gây nên sự kỳ thị trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.

1.3.2.2. Sự tự kỳ thị của người nhiễm HIV/AIDS

- Có xu hướng phủ nhận sự thực bị nhiễm HIV: Người nhiễm HIV có thể giấu kín những kết quả thử máu và không muốn nhắc đến, cố tình lờ đi và giấu mọi người xung quanh những biểu hiện triệu chứng của HIV.

- Tính cách trở nên hung bạo, giận dữ. Đôi khi, trong trạng thái giận dữ, người biết đã bị nhiễm HIV còn có thể có hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác.

- Có những hành vi vượt khỏi tầm kiểm soát: Khi rơi vào trạng thái giận dữ, hận người đã lây nhiễm HIV cho mình, người nhiễm HIV có thể có những hành vi quá khích như dọa hoặc truyền virus HIV cho người khác để trả thù đời. Họ cho rằng cuộc đời họ đã chấm dứt khi nhiễm HIV nên họ sống bê tha, bệ rạc, không chăm sóc cho bản thân.

- Đối với những người HIV/AIDS, nhận thức của họ về tình trạng của bản thân thường rất bi quan, nghĩa là họ sẽ có một cái chết đau đớn, nhục nhã và không tránh khỏi. Họ dễ trở thành một người chống lại xã hội; cách ly bản thân họ và xa rời cộng đồng, thậm chí cả với gia đình và bạn bè; giảm bớt hoặc không giao tiếp với mọi người và cộng đồng. Kết quả là người nhiễm HIV/AIDS có thể dễ dàng mất các mối quan hệ và sự giúp đỡ, cảm thấy tội lỗi, chán nản và lo lắng không cần thiết. Biểu hiện này còn được gọi là sự tự kỳ thị, tự tách mình ra khỏi cộng đồng.

1.3.3. Các yếu tố thuộc về hoạt động thông tin, tuyên truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS

- Cung cấp thông tin không đầy đủ. Những thông điệp không đầy đủ từ các phương tiện thông tin đại chúng và chiến dịch thông tin, giáo dục và truyền thông cũng là yếu tố tác động đến sự hình thành TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS.

- Cung cấp thông tin không thường xuyên, thiếu tính khoa học. Các hoạt động truyền thông hiện nay mới chỉ có tính tạm thời, theo từng đợt, không ổn định và không tập trung vào các phương pháp tiếp cận giáo dục hành vi cũng như xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người đã bị nhiễm HIV/AIDS.

- Đôi khi, vì tuyên truyền quá tập trung vào những mặt tiêu cực mà vô tình làm tăng TĐKT đối với nhữn người nhiễm HIV/AIDS. Hiện vẫn còn có những quan niệm rằng để được an toàn, thì nên chấm dứt liên hệ, tránh và cách ly những người bị nhiễm HIV. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ về các điểm tiêu cực của các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và phương tiện thông tin đại chúng như những hình ảnh mang tính đe dọa và ghê sợ về những người bị nhiễm HIV (như hình ảnh những người đang tiêm chích ma tuý với thân hình gày gò, da sần sùi lở loét, hình ảnh nghĩa địa với những dòng chữ HIV/AIDS…) những câu chuyện về hành vi bất định của người nhiễm HIV/AIDS gây nên tâm trạng hoang mang, lo lẵng trong cộng đồng.v.v…

Do đó, sự kỳ thị càng tăng lên một cách không mong muốn, tạo ra những trở ngại đáng kể đối với việc chăm sóc và giúp đỡ những người bị nhiễm bệnh. Hơn thế, nhiều mẩu chuyện về 2 nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là người tiêm chích ma tuý và gái mại dâm đã càng nhấn mạnh mối liên hệ giữa bệnh dịch và “các tệ nạn xã hội”.

Có thể nói, TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong nghiên cứu này, chứng tôi chỉ tập trung làm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như: các yếu tố thuộc về người nhiễm HIV/AIDS (yếu tố thể chất và yếu tố tâm lý); các yếu tố thuộc về người dân trong cộng đồng (nền tảng kiến thức về HIV/AIDS của người dân trong cộng đồng, các trải nghiệm thực tiễn của người dân đối với người nhiễm HIV/AIDS, các nhu cầu tâm lý của người dân trong cộng đồng thông qua việc nghiên cứu các chức năng của thái độ); các yếu tố thuộc về người nhiễm HIV/AIDS; các yếu tố thuộc về công tác tuyên truyền về HIV/AIDS, về các thành tựu y học và các chính sách xã hội có liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tiểu kết chương 1

- Từ góc độ tâm lý học, có nhiều hướng nghiên cứu về TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS: một số nghiên cứu tiếp cận TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS trên góc độ phân biệt chủng tộc, những thành kiến, định kiến đối với những người đồng tính và những người nghiện ma tuý. Lý thuyết chức năng thái độ là một trong những lý thuyết được nhiều nhà tâm lý học Mỹ và các nước phương Tây áp dụng trong nghiên cứu thái độ đối với nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, trong đó có nhóm những người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, do quá đề cao thuyết chức năng của thái độ, nhiều tác giả lại xem nhẹ quy luật của sự vận động và biến đổi trong khi xã hội ngày càng biến chuyển phức tạp đồng thời phủ nhận ảnh hưởng tác động của pháp luật , truyền thông .v.v…

- Ở Việt Nam, TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS cũng đã được quan tâm

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 57)