TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 65 - 85)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Làm rõ thực trạng TĐKT của cộng đồng dân cư sống ở ba thành phố là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đối với người nhiễm HIV/AIDS

- Làm rõ tác động của một số yếu tố đến TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS (thông qua khảo sát thực trạng và thực nghiệm tác động).

2.2.2. Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Quá trình nghiên cứu thực tiễn trải qua một số giai đoạn chính sau: giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu bao gồm xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phiếu quan sát; giai đoạn điều tra thử để chỉnh sửa phiếu trưng cầu ý kiến; giai đoạn điều tra chính thức, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; giai đoạn xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu; giai đoạn thực nghiệm tác động. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp và nội dung nghiên cứu khác nhau.

2.2.2.1. Giai o n thi t k công c nghiên c uđ ạ ế ế (bảng hỏi, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phiếu quan sát)

- Mục đích: Hình thành nội dung bảng hỏi, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận

nhóm phiếu quan sát.

- Nội dung: Tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của nhiều

tác giả ở trong và ngoài nước về thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, lấy ý kiến của các chuyên gia; người nhiễm HIV/AIDS và thân nhân của họ về: những biểu hiện TĐKT của cộng đồng dân cư đối với những người nhiễm HIV/AIDS; nguyên nhân dẫn đến TĐKT của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Trên cơ sở kết hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả của việc lấy ý kiến các chuyên gia cũng như những người có liên quan đến HIV/AIDS, chúng tôi xây dựng: 01

bảng hỏi dành cho những người dân sống ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 02 hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho các nhóm khách thể là người nhiễm HIV/AIDS và người thân trong gia đình của người nhiễm HIV/AIDS, những người dân sống ở đô thị bao gồm cả tổ trưởng dân phố và những người đứng đầu tổ chức đoàn thể ở địa phương; 01 hướng dẫn thảo luận nhóm; 01 phiếu quan sát hành vi những người tham gia thực nghiệm.

2.2.2.2. Giai đoạn điều tra thử

- Mục đích: Xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi để tiến hành chỉnh sửa

những câu hỏi không đạt yêu cầu.

- Khách thể nghiên cứu: 138 người sinh sống trên địa bàn Hà Nội

- Nội dung: Tiến hành khảo sát thử bằng bảng hỏi. Ở giai đoạn này, chúng tôi sử

dụng hai kỹ thuật thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong các nghiên cứu về tâm lý là tính độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi bằng việc tính hệ số tin cậy Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố để xác định độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi. Trên cơ sở xác định độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo, chúng tôi đã chỉnh sửa một số câu hỏi trong bảng hỏi nhằm nâng cao độ tin cậy của các câu hỏi này trong điều tra chính thức.

- Xử lý số liệu: Dữ liệu đã thu thập được xử lý bằng chương trình phần mềm

SPSS phiên bản 17.0 trong môi trường Windows.

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá độ phù hợp của từng item (internal consistency methods) sử dụng mô hình Cronbach's Coefficient Alpha và phân tích độ hiệu lực của bảng hỏi, phát hiện các item không phù hợp để chỉnh sửa lại. Sau khi chỉnh sửa, 1 bảng hỏi chính thức được lập ra và sử dụng trong giai đoạn điều tra chính thức.

2.2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức

Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu (sẽ trình bày chi tiết ở mục 2.2.3)

2.2.2.4. Giai đoạn xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu

- Mục đích: Xử lý các dữ liệu thu được ở phần điều tra chính thức để phục vụ cho

việc phân tích các kết quả nghiên cứu, viết báo cáo.

- Nội dung: Phần mềm SPSS 17.0 trong môi trường Windows được sử dụng trong

phân tích dữ liệu điều tra định lượng (xem chi tiết tại mục 2.2.4). Phần mềm Nvivo 8.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu định tính (xem chi tiết tại mục 2.2.5)

2.2.2.5. Giai đoạn thực nghiệm tác động

- Mục đích: Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm làm thay đổi

theo hướng tích cực thái độ của người dân đối với người nhiễm HIV/AIDS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung: Trong giai đoạn này, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ công cụ tập

huấn và tổ chức chương trình hội thảo, tập huấn nhằm tác động đến nhận thức, xúc cảm và hành vi của khách thể nghiên cứu với kỳ vọng thay đổi thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS theo chiều hướng tích cực hơn.

- Khách thể: 17 người, đại diện cho người dân đang sinh sống ở khu dân cư tại

thành phố Cần Thơ.

2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Mục đích

- Khảo sát thực trạng thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS của những người dân sống ở Hà Nội, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

- Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện TĐKT của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS.

- Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến việc hình thành TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS.

* Khách thể nghiên cứu

- Khách thể điều tra: 1200 người đang sinh sống ở Hà Nội, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Sau khi kiểm phiếu, chúng tôi loại bỏ 80 phiếu không hợp lệ vì điền không đầy đủ thông tin, còn 1120 phiếu hợp lệ được sử dụng để xử lý kết quả.

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N = 1120)

Tiêu chí Tỷ lệ % Tiêu chí Tỷ lệ % Giới tính Nghề nghiệp

Nam 51,3 Lao động phổ thông 13,3

Nữ 48,8 Kinh doanh, buôn bán 6,3

Địa bàn sinh sống Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

17,2

Hà Nội 43,1 Chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu 25,9

Tp. Hồ Chí Minh 39,2 Lãnh đạo, quản lý 9,7

Lứa tuổi Học sinh, sinh viên 13,0

Dưới 21 9,5 Hưu trí 12,4

Từ 21 đến 30 25,2

Từ 31 đến 40 26,7 Tôn giáo

Từ 41 đến 50 17,1 Không tôn giáo, không thờ cúng tổ

tiên 4,1

Từ 51 đến 60 15,7 Không tôn giáo, có thờ cúng tổ tiên 11,3

Trên 60 5,8 Đạo Phật (hoặc có niềm tin vào Đức

Phật)

82,8

Hoàn cảnh gia đình Đạo Thiên chúa 1,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sống với gia đình nhiều thế hệ 57,2 Đạo Tin Lành 0,8 Sống với gia đình một thế hệ 22,9 Trình độ học vấn

Sống với bạn 8,7 THCS 7,3

Sống một mình 11,3 THPT 11,4

Trải nghiệm có liên quan đến HIV/AIDS Trung học, dạy nghề 17,5 Đã tiếp xúc với người nhiễm

HIV/AIDS

37,4 Cao đẳng, đại học 52,9

Chưa tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS

62,6 Trên đại học 10,8

- Sau khi tính toán và phân loại thực trạng thái độ nói chung của cộng đồng dân cư đô thị đối với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi sàng lọc được 406 trường hợp có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS.

Đặc điểm của 406 khách thể nghiên cứu thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS (N = 406)

Tiêu chí Tỷ lệ % Tiêu chí Tỷ lệ % Giới tính Nghề nghiệp

Nam 49,0 Lao động phổ thông 16,3

Nữ 51,0 Kinh doanh, buôn bán 3,7

Địa bàn sinh sống Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

20,9

Hà Nội 47,0 Chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu 29,8

Tp. Hồ Chí Minh 34,2 Lãnh đạo, quản lý 4,4

Cần Thơ 18,7 Học sinh, sinh viên 10,8

Lứa tuổi Hưu trí 14,0

Dưới 21 11,8

Từ 21 đến 30 10,8

Từ 41 đến 50 17,5 Không tôn giáo, không thờ cúng tổ

tiên 4,9

Từ 51 đến 60 16,7 Không tôn giáo, có thờ cúng tổ tiên 14,0

Trên 60 8,4 Đạo Phật (hoặc có niềm tin vào Đức

Phật)

84,2

Hoàn cảnh gia đình Đạo Thiên chúa 0,5

Sống với gia đình nhiều thế hệ 61,1 Đạo Tin Lành 1,2 Sống với gia đình một thế hệ 14,5 Trình độ học vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sống với bạn 7,4 THCS trở xuống 13,5

Sống một mình 17,0 THPT trở xuống 9,9

Trải nghiệm có liên quan đến HIV/AIDS Trung học, dạy nghề 15,3 Đã tiếp xúc với người nhiễm

HIV/AIDS

27,8 Cao đẳng, đại học 51,2

Chưa tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS

72,2 Trên đại học 10,1

* Nguyên tắc điều tra

- Để thu được câu trả lời chính xác, trước hết phải tạo ra tâm lý thoải mái cho khách thể để họ tự nguyện trả lời. Khách thể trả lời độc lập, theo nhận định của mình về những gì đúng với điều họ nghĩ và làm.

- Các thông tin cá nhân có liên quan ghi trong bảng hỏi được giữ kín và thể hiện bằng mã số. Trong quá trình khách thể trả lời bảng hỏi không có sự tác động của người thứ ba.

* Kết cấu bảng hỏi điều tra

Bảng hỏi được chia thành 4 phần, các tiêu chí (item) cho từng nhóm vấn đề cần làm rõ trong nghiên cứu trong bảng hỏi, cụ thể như sau:

Phần I: Tìm hiểu một số thông tin về khách thể nghiên cứu.

Các thông tin về đặc điểm của khách thể nghiên cứu: giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng gia đình, tôn giáo, tuổi, nơi sống.

Phần II: Đánh giá thực trạng TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS thể hiện qua ba thành tố: nhận thức, xúc cảm, hành vi.

- Nhận thức: thành tố nhận thức của thái độ đối với những người nhiễm HIV/AIDS được đánh giá thông qua nhận thức của người dân trong cộng đồng về các vấn đề có liên quan đến sự kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS như: hạ thấp vị trí xã hội của người nhiễm HIV/AIDS, những định kiến của xã hội về người nhiễm HIV/AIDS, sự đổ lỗi, lên án người nhiễm HIV/AIDS, nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về các quyền

của người nhiễm HIV/AIDS được qui định trong các văn bản pháp luật, các quan niệm không đúng về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS có thể sống hòa nhập với cộng đồng, …

Câu hỏi được đưa ra dưới dạng các câu nhận định và yêu cầu người trả lời lựa chọn 1 trong 5 mức độ phù hợp nhất với suy nghĩ của mình (từ phản đối đến hoàn toàn đồng ý). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra một số câu hỏi nhằm kiểm tra độ trung thực của người trả lời.

- Xúc cảm của thái độ: Được đánh giá thông qua sự lo lắng về khả năng có thể lây nhiễm HIV và trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với những người nhiễm HIV/AIDS. Người trả lời sẽ được yêu cầu lựa chọn 1 trong 5 mức độ cảm xúc hay sự lo lắng phù hợp đối với các nhận định được đưa ra.

- Hành vi của thái độ: Là những hành động hoặc xu hướng hành động có liên quan đến những người nhiễm HIV/AIDS. Hành vi được nghiên cứu thông qua mức độ sẵn sàng hoặc không sẵn sàng tiếp xúc, hợp tác, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.

Đánh giá thái độ của những người xung quanh đối với những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ thông qua biểu những biểu hiện của hành vi ứng xử: Chúng tôi đưa ra các tình huống về cách thức ứng xử đã từng xảy ra trong cộng đồng đối với những người nhiễm HIV/AIDS và yêu cầu người trả lời lựa chọn những tình huống mà họ cho rằng, thường xảy ra nhất nhằm bổ xung thông tin cho việc đánh giá về mặt hành vi của thái độ của người dân sống trong cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Phần III: Các yếu tố tác động đến việc hình thành TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS.

- Những yếu tố có liên quan đến công tác tuyên truyền về chính sách xã hội, y tế có liên quan đến HIV/AIDS.

- Các yếu tố từ phía người nhiễm HIV/AIDS.

- Những yếu tố là đặc điểm xã hội của khách thể nghiên cứu: trình độ học vấn, tuổi đời, nơi sống, sự tham gia các hoạt động giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.

- Các yếu tố tâm lý của khách thể nghiên cứu như: những trải nghiệm có liên quan đến HIV/AIDS; kiến thức chuyên sâu về HIV/AIDS; các chức năng tâm lý của thái độ giải thích cho những xu hướng nhất định của thái độ. Dựa trên lý thuyết tiếp cận chức năng của thái độ, cũng như kết quả của việc lấy ý kiến chuyên gia và những người có liên quan đến HIV/AIDS, chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá 4 loại chức năng tâm lý của thái độ, giải thích cho những xu hướng phản ứng nhất định của con người đối với người nhiễm HIV/AIDS, đó là các chức năng hiểu biết; chức năng thể hiện giá trị; chức năng tự vệ cái tôi; chức năng vị lợi hay còn gọi là chức năng phương

tiện. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng bảng kiểm nhằm đo chức năng thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS. Bảng kiểm chức năng thái độ được xây dựng dựa trên phương pháp sử dụng bảng kiểm chức năng thái độ (AFI-Attitude Function Inventory) của Herek (1987) với 18 item được chia thành 4 nhóm chức năng: tri thức/trải nghiệm; tự vệ cái tôi; giá trị và vị lợi/phương tiện. Bảng kiểm bao gồm các câu nhận định sử dụng thang đo Likert 5 điểm, số điểm từ 1 là “hoàn toàn không đúng với tôi” đến 5 là “rất đúng với tôi”, điểm số càng cao càng chứng tỏ yếu tố được đưa ra trong câu nhận định thỏa mãn nhu cầu tâm lý của cá nhân và có thể giải thích cho xu hướng thái độ của cá nhân.

Phần IV: Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm hình thành thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Các câu hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu những hình thức và nội dung tuyên truyền được đa số người dân cho rằng, có hiệu quả.

Cấu trúc của bảng hỏi như dưới đây (xem thêm phụ lục 1.1): - Đặc điểm khách thể nghiên cứu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giới tính người trả lời: câu 101 + Trình độ học vấn: câu 102 + Nghề nghiệp: câu 103

+ Tình trạng hôn nhân, gia đình: câu 104 + Tôn giáo: câu 105

+ Tuổi: câu 106 + Nơi sống: câu 107

- Biểu hiện nhận thức: phần này gồm có các câu hỏi 501, 502,503,504. + Câu hỏi 501 (thang điểm 5) được chia thành nhóm các vấn đề như sau:

Thứ nhất,những quan niệm chịu ảnh hưởng từ định kiến của xã hội về những

người nhiễm HIV/AIDS như: người nhiễm HIV/AIDS là những người có liên quan đến mại dâm, ma túy; phụ nữ nhiễm HIV đáng bị lên án hơn nam giới; HIV đồng nghĩa với cái chết; người nhiễm HIV là những người mang trên mình mầm mống các căn bệnh xã hội. Nhóm này gồm có các item: 5, 8, 9, 10, 13.

Thứ hai, buộc tội những người nhiễm HIV/AIDS như: người nhiễm HIV/AIDS

phải gánh chịu hậu quả do những hành vi mà họ gây ra; người nhiễm HIV/AIDS làm xấu mặt gia đình và những người thân; người nhiễm HIV/AIDS gây mất an toàn cho xã hội. Nhóm này gồm các item: 7, 11, 12.

Thứ ba, quyền của người nhiễm HIV/AIDS: quyền được sống hòa nhập với cộng đồng; quyền được giữ bảo mật thông tin; quyền được học tập, vui chơi. Nhóm này gồm có các item: 1, 3, 6,17.

Thứ tư, khả năng đóng góp cho xã hội của người nhiễm HIV/AIDS: nhận thức về

khả năng đóng góp cho xã hội của những người nhiễm HIV/AIDS. Nhóm này gồm các item 2, 15.

+ Câu hỏi 502, 503, 504: tìm hiểu lý do nên cách ly hay không nên cách ly người nhiễm HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng.

- Biểu hiện xúc cảm:

+ Mức độ lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV: câu hỏi 601 gồm có 10 item.

+ Trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS: câu hỏi 602 gồm

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 65 - 85)