CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ THỊ

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 109 - 126)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.3.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ THỊ

NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TĐKT những người nhiễm HIV/AIDS của người dân trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, do điều kiện thực hiện luận án không cho phép nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu sau:

3.3.1. Các yếu tố thuộc về người dân trong cộng đồng

Như đã đề cập trong chương 1, sự hình thành TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Trong phần nghiên cứu thực trạng, chúng tôi quan tâm tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố như sau: trình độ học vấn; độ tuổi; giới tính; nơi sống; các trải nghiệm thực tiễn đối với người nhiễm HIV/AIDS (đã từng tiếp xúc với

người nhiễm HIV/AIDS), các kiến thức về HIV/AIDS; các chức năng tâm lý của TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS.

3.3.1.1. Các yếu tố thuộc về đặc điểm xã hội của các cá nhân trong cộng đồng

Khi xem xét mối tương quan giữa các đặc điểm xã hội của khách thể nghiên cứu có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS như: trình độ học vấn; giới tính; độ tuổi; nơi sống; sự tham gia các hoạt động giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS; với điểm trung bình của ba mặt biểu hiện của TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi thấy có có sự tương quan giữa điểm trung bình của các mặt biểu hiện TĐ với các đặc điểm như: lứa tuổi; nơi sống; trình độ học vấn, sự tham gia các hoạt động giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS (xem bảng 3.8).

Chỉ những yếu tố nào có mối tương quan nhị biến với ĐTB TĐ mới được chúng tôi đưa vào phân tích kết quả hồi qui tuyến tính để xem liệu yếu tố đó có thể dự đoán được sự thay đổi TĐ hay không.

Bảng 3.8 Tương quan giữa TĐKT với các đặc điểm xã hội của khách thể (N=406)

Đặc điểm Hệ số tương quan (r)

Độ tuổi -0,321**

Trình độ học vấn 0,313**

Tham gia các hoạt động chăm sóc người nhiễm HIV

0,159** ** p < 0,01

* Trình độ học vấn và TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS

Khi so sánh các mức độ biểu hiện TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS theo các nhóm chia theo trình độ học vấn, chúng tôi nhận thấy nhóm có trình độ học vấn cao đẳng, đại học và trên đại học, so với các nhóm trình độ học vấn thấp hơn, có tỷ lệ thấp hơn có TĐKT ở mức 1 (mức độ rất kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS) đối với người nhiễm HIV/AIDS. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p < 0,001. Như vậy, có thể suy ra trình độ nhận thức thấp cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành TĐ tích cực đối với người nhiễm HIV/AIDS (xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2 So sánh TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS theo trình độ học vấn (N=406)

Khi xem xét kết quả phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, trình độ học vấn có thể dự báo được 9,8% sự thay đổi TĐKT của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS (R2 = 0,098; P<0,001)

* Độ tuổi và TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,001) về các mức độ biểu hiện của TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS khi xem xét theo độ tuổi.

Nhóm tuổi dưới 21 chiếm tỷ lệ thấp nhất số người có TĐ rất KT đối với người nhiễm HIV/AIDS (10%). Nhóm tuổi 31 – 40, so với các nhóm tuổi khác, là nhóm có tỷ lệ số người có biểu hiện TĐ rất KT với người nhiễm HIV/AIDS cao nhất (73%). (Xem biểu đồ 3.3)

Biểu đồ 3.3 So sánh TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS theo độ tuổi (N=406)

Có mối tương quan theo tỷ lệ nghịch với r = - 0,321 (p<0,01) giữa TĐKT và độ tuổi. Khi tuổi đời có xu hướng giảm thì điểm trung bình TĐ có xu hướng tăng và ngược lại. Xem xét kết quả phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, độ tuổi của người tham gia điều tra có thể giải thích được 10,3% sự thay đổi TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS (R2 = 0,103; P<0,001).

* Sự tham gia các hoạt động chăm sóc giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS và TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS

Khi xem xét mức độ biểu hiện TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS giữa hai nhóm: đã tham gia các hoạt động chăm sóc hoặc giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS và nhóm chưa bao giờ tham gia các hoạt động này, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với mức xác suất p < 0,001. Nhóm đã từng tham gia các hoạt động chăm sóc hoặc giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS không có tỷ lệ TĐKT xếp ở nhóm 1 (nhóm có TĐ rất KT) thấp hơn rất nhiều so với nhóm

chưa tham gia các hoạt động này (11% so với 56%), xem biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4 So sánh TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS theo sự tham gia các hoạt động giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS (N=406)

Có mối tương quan theo tỷ lệ thuận với r = 0,159 (p<0,01) giữa TĐKT và sự tham gia các hoạt động giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS. Những người đã tham gia các hoạt động tình nguyện có điểm trung bình TĐ cao và ngược lại những người chưa tham gia các hoạt động này có ĐTB TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS thấp.

Xem xét kết quả phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, yếu tố có tham gia các hoạt động giúp đỡ, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có thể giải thích được 2,5% sự thay đổi TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS (R2 = 0,025; P<0,01).

* Nơi sống và TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS

So sánh mức độ biểu hiện TĐ giữa các nhóm phân theo nơi sống là thành phố Hà Nội, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ những người được xếp vào nhóm 1 (nhóm những người có TĐ rất KT đối với người nhiễm HIV/AIDS) trong nhóm những người sống trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh thấp hơn so với nhóm những người sống ở Hà Nội và Cần Thơ (42% so với 58% và 55%). Điều này có thể lý giải bởi sự khác biệt về môi trường văn hóa - xã hội. Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cũng như sự du nhập lối sống hiện đại, đa văn hóa của nhiều vùng miền trên cả nước và nhiều quốc gia trên thế giwosi nên môi trường văn hóa – xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh có thể nói là thoáng và cởi mở hơn so rất nhiều so với hai thành phố Hà Nội và Cần Thơ. Do đó, những người sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có TĐ cởi mở hơn đối với những người nhiễm HIV/AIDS so với những người sống trên địa bàn thành phố Hà Nội và Cần Thơ. (Xem biểu đồ 3.5)

Biểu đồ 3.5 So sánh

TĐKT với người nhiễm

HIV/AIDS theo nơi sống

N=406)

Khi phân tích hồi

qui đa biến để xem xét sự

ảnh hưởng các yếu tố nơi

sống, trình độ học vấn, lứa

tuổi, sự tham gia các hoạt động giúp đõ người nhiễm HIV/AIDS với ĐTB TĐKT, chúng tôi thấy có sự tác động nhất định tới sự thay đổi TĐKT, và có thể dự báo cho tỷ lệ thay đổi TĐKT là 16,8% (R2 = 0,168, p < 0,001).

3.3.3.2. Các yếu tố thuộc về đặc điểm tâm lý của các cá nhân trong cộng đồng

Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến sự thay đổi TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi sử dụng ĐTB của các yếu tố sau:

- Kiến thức chuyên sâu về HIV/AIDS: trong nhiều nghiên cứu đi trước, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS được xem như nền tảng để cộng đồng tìm hiểu về căn bệnh

58% 55% 42% 23% 28% 44% 20% 17% 14% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hà N?i C?n Tho Tp. H?Chí minh TÐKT nhóm 3 TÐKT nhóm 2 TÐKT nhóm 1

HIV/AIDS và từ đó có nhận thức đúng đắn về TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS. Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu yếu tố hiểu biết chuyên sâu những kiến thức về HIV và AIDS như việc xét nghiệm HIV, về diễn tiến căn bệnh AIDS, về nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục và cách nhận biết một người nhiễm HIV.

- Các chức năng tâm lý của TĐ: Nghiên cứu chức năng của TĐ sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được động cơ bên trong của TĐ, qua đó tìm kiếm các thông điệp truyền thông phù hợp có vai trò thỏa mãn những động cơ này nhằm hình thành hệ thống TĐ mong muốn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố chức năng hiểu biết, chức năng tự vệ, chức năng giá trị và chức năng phương tiện đến TĐKT của cộng đồng dân cư đô thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.

- Trải nghiệm có liên quan đến HIV/AIDS: dựa trên quan điểm cho rằng, mối quan hệ giữa TĐ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động trong việc hình thành hay thay đổi TĐ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của những trải nghiệm đã có đối với người nhiễm HIV/AIDS đến TĐ. Các trải nghiệm đối với người nhiễm HIV/AIDS ở đây được xem xét bởi mức độ tiếp xúc với người nhiễm HIV, với điểm cao nhất là 5 điểm và điểm thấp nhất là 1 điểm (xem thêm chương 2)

Sau đây là kết quả phân tích tác động của các yếu tố nói trên:

* Kiến thức về những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS

Có kiến thức tốt về những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS như kiến thức chung về HIV và bệnh AIDS, các con đường lây truyền virus HIV và các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS là cơ sở để cộng đồng tìm hiểu về HIV/AIDS để từ đó có nhận thức đúng đắn về TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Kết quả trong Bảng 3.9 chỉ ra rằng kiến thức của những người có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS về những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS ở mức trên trung bình với ĐTB = 0,66, ĐLC = 0,23 cho thấy: các ý kiến trả lời đúng ở đây khá tập trung. Hiểu biết về việc HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường có ĐTB cao nhất = 0,74 cho thấy công tác tuyên truyền trong thời gian vừa qua về việc “HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường” như dùng chung đồ dùng, tắm chung bồn nước hoặc bể bơi, ho, hắt hơi,… đã đạt được kết quả khả quan.

Cộng đồng dân cư đô thị cũng có nhận thức tốt về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV (ĐTB = 0,69, ĐLC = 0,29) cũng như những thông tin thiếu cơ sở khoa học về cách thức phòng lây nhiễm vẫn đang lưu truyền trong cộng đồng (ĐTB = 0,64, ĐLC = 0,34) như: uống thuốc kháng sinh, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi sinh hoạt tình dục

hoặc sử dụng một số thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp tránh lây nhiễm HIV, người nhiễm HIV thường dễ nhận biết vì có dáng đi xiêu vẹo và nổi mụn,…

Tuy nhiên, các kiến thức chuyên sâu hơn về HIV và AIDS như việc xét nghiệm HIV, về diễn tiến căn bệnh AIDS, về nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục và cách nhận biết một người nhiễm HIV lại có ĐTB thấp nhất = 0,55 với ĐLC = 0,25. Điều này cho thấy, bên cạnh những hiểu biết cơ bản về các con đường lây truyền HIV, cộng đồng dân cư đô thị chưa quan tâm nhiều đến các kiến thức chuyên sâu có liên quan đến HIV/AIDS (xem bảng 3.9).

Bảng 3.9 Kiến thức về những vấn đề cơ bản có liên quan đến HIV/AIDS (N=406)

Nội dung ĐTB ĐLC

1. Kiến thức chuyên sâu về HIV/AIDS 0,55 0,25

2. Hiểu biết về việc HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường 0,74 0,30

3. Cách phòng tránh sự lây truyền HIV 0,69 0,29

4. Nhận biết về những thông tin không có cơ sở khoa học được lưu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền trong cộng đồng 0,64 0,34

ĐTB kiến thức về những vấn đề cơ bản có liên quan đến HIV/AIDS 0,66 0,23

Khi xem xét sự tương quan giữa ĐTB TĐ với ĐTB kiến thức về HIV/AIDS trong nhóm có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi thấy có mối tương quan chặt và theo chiều tỷ lệ thuận r = 0,218 (ở mức xác suất p<0,01). Điều này cho thấy trong cộng đồng, nếu người dân càng có có sự hiểu biết về HIV/AIDS thì ĐTB TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS càng cao.

Xem xét kết quả phân tích hồi qui đơn biến, chúng tôi nhận thấy các kiến thức về HIV/AIDS có thể giải thích được 4,7% sự thay đổi TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS (R2 = 0,047; P<0,001).

* Ảnh hưởng của các chức năng tâm lý của TĐ

Điểm trung bình của các yếu tố chức năng hiểu biết, chức năng tự vệ, chức năng giá trị và chức năng phương tiện trong nhóm những người có biểu hiện kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các chức năng tâm lý của TĐKT (N=406)

Chức năng của TĐ ĐTB ĐLC

1. Chức năng hiểu biết 3,24 0,97

2. Chức năng tự vệ 3,13 0.74

3. Chức năng giá trị 3,44 0,61

Khi xem xét mối tương quan nhị biến giữa các chức năng TĐ với điểm trung bình TĐ trong nhóm những người có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi có kết qua như Bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11 Tương quan giữa điểm trung bình của TĐ với các chức năng của TĐKT (N=406)

Các chức năng Hệ số tương quan (r)

1. Chức năng hiểu biết -0,106* 2. Chức năng tự vệ -0,247** 3. Chức năng giá trị -0,451** 4. Chức năng vị lợi -0,129** * khi p<0,05, ** khi p<0,01

Kết quả trong Bảng 3.11 cho thấy giữa ĐTB của TĐKT và các chức năng của TĐKT có mối tương quan với mức xác suất p < 0,05, nghịch chiều. Kết quả này có thể giải thích như sau: ĐTB của TĐKT càng tăng thì điểm các yếu tố chức năng càng có xu hướng giảm hay nói cách khác các TĐKT sẽ thay đổi theo hướng tích cực khi nhu cầu thỏa mãn các chức năng hiểu biết, chức năng tự vệ, chức năng giá trị và chức năng vị lợi giảm xuống mức thấp nhất.

- Ảnh hưởng của chức năng hiểu biết (the knowledge function) đến sự hình thành TĐKT của cộng đồng dân cư đô thị đối với người nhiễm HIV/AIDS

Chức năng này thể hiện ở chỗ trong hoạt động sống hàng ngày, người ta luôn phải đối phó với nhiều tình huống. Muốn đối phó nhanh, phải biết cách xử lý tình huống đó như thế nào. Nhờ có những khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình thành trong quá trình hoạt động, giao tiếp mà cá nhân nhanh chóng nắm bắt và có những ứng xử phù hợp với các tình huống khác nhau. Cá nhân không phải tiêu tốn nhiều trí lực cho việc tìm hiểu bối cảnh, tiết kiệm thời gian và sức lực. Sự xúc phạm người bị nhiễm HIV/AIDS có thể được coi là một trong những biểu hiện cụ thể của chức năng này; đặc biệt, sự xúc phạm này còn được các nạn nhân dự đoán trước khi nó xảy ra. Do cách thức tuyên truyền trong nhiều năm qua, những người dân sống trong cộng đồng đã hình thành nên một nếp nghĩ, một kiểu tư duy cho rằng những người nhiễm HIV là những người có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và tiêm chích ma tuý. Do cách nghĩ như vậy nên cộng đồng thường có những phản ứng tiêu cực ngay khi tiếp xúc hoặc nghe nhắc tới người nhiễm HIV/AIDS.

Khi xem xét mối tương quan giữa chức năng hiểu biết với điểm trung bình của TĐ, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan yếu với r = 0,106 (p<0,05) theo hướng

nghịch chiều. Kết quả này có thể hiểu là TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS có sự tương quan đối với sự thỏa mãn chức năng hiểu biết của TĐKT, càng có nhu cầu thỏa mãn chức năng hiểu biết thì cá nhân càng có TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Xem xét kết quả phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, chức năng hiểu biết của TĐKT có thể giải thích được 1,1% sự thay đổi TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 109 - 126)