9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG
Phương pháp và cách thức tiến hành thực nghiệm tác động (đã trình bày ở chương 2 của luận án). Ở phần này chúng tôi xin trình bày kết quả của sự thay đổi TĐKT sau khi tiến hành thực nghiệm tác động.
3.4.1. Đánh giá chung về ảnh hưởng của phương pháp tập huấn và kết quả của thực nghiệm tác động
Trong thực nghiệm tác động lần thứ nhất, chúng tôi sử dụng các bài giảng mang tính chất cung cấp thông tin đơn thuần về các vấn đề như: Các con đường lây truyền HIV/AIDS; vấn đề KT và PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS; các thông tin có liên quan đến quyền con người và Luật phòng, chống HIV/AIDS.
So sánh kết quả đo lường trước khi tiến hành thực nghiệm và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động lần thứ nhất chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về ĐTB chung của thang đo TĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi rõ nhất về mặt nhận thức đối với các vấn đề có liên quan đến sự kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS. Mặt xúc cảm và hành vi cũng có sự thay đổi nhưng không nhiều.
Trong thực nghiệm tác động lần thứ hai, chúng tôi đưa thêm vào nội dung tập huấn các nội dung mang các thông điệp truyền thông tương hợp với các chức năng và các thành tố của TĐKT. Ví dụ như đối với các TĐKT dựa trên chức năng hiểu biết chúng tôi sử dụng các bài tập có tính chất lên án những TĐKT mang tính định kiến đối với người nhiễm HIV/AIDS; với các TĐKT dựa trên cảm xúc-tình cảm, cần phải sử dụng cách thuyết phục hướng tới cảm xúc như khơi dậy sự cảm thông, chia sẻ, sự tôn trọng cũng như cung cấp các thông tin nhằm xóa bỏ sự lo lắng thái quá về nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng; một số TĐKT được hình thành dựa trên những trải nghiệm thực tế nên việc cho các khách thể cùng nhau tham gia thực hiện xây dựng kế hoạch chống KT& PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS…
Kết quả đo lường sau khi tiến hành thực nghiệm tác động giai đoạn hai cho thấy có sự tiến bộ khá rõ về điểm số ở cả ba thành tố trong thang đo TĐKT là nhận thức, xúc cảm và hành vi, trong đó ĐTB của thành tố nhận thức có sự thay đổi nhiều nhất (xem biểu đồ 3.7). ĐTB của cả thang đo TĐKT đã tăng từ 2,60 lên 2,90. Dùng phép kiểm định
trung bình của sự khác nhau giữa điểm TĐKT trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động là 0,33 điểm. Trị số p = 0,000 tương ứng với thống kê t = - 6,865 là có ý nghĩa cho thấy có sự tiến bộ về TĐ đối với người nhiễm
HIV/AIDS sau khi tiến hành thực nghiệm tác động giai đoạn 2.
Biểu đồ 3.7 TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS trước và sau thực nghiệm tác động
3.4.2. Những thay đổi các thành tố biểu hiện của thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS sau thực nghiệm tác động
3.4.2.1 Nhận thức
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 1
Nhìn vào Bảng 3.13 , chúng tôi nhận thấy có sự tăng điểm về mặt nhận thức khi so sánh ĐTB nhận thức trước khi tiến hành thực nghiệm tác động và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động lần 1, tuy nhiên sự gia tăng này không nhiều, chỉ từ 3,18 lên 3,30. Dùng phép kiểm định t so sánh cặp ĐTB các biến số trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trung bình của sự khác nhau giữa điểm nhận thức trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động là – 0,12 điểm. Trị số p-value tương ứng với thống kê t = - 3,37 là có ý nghĩa cho thấy có sự tiến bộ về mặt biểu hiện nhận thức của TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS sau khi tiến hành thực nghiệm tác động.
Các tiêu chí thuộc thành tố nhận thức như: nhận thức về khả năng đóng góp cho xã hội của những người nhiễm HIV/AIDS; những quan niệm chịu ảnh hưởng từ định kiến của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS có sự thay đổi về điểm rất ít, hầu như không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.13. So sánh điểm trung bình các tiêu chí thuộc mặt nhận thức trước thực nghiệm và sau thực nghiệm tác động lần 1
Các tiêu chí thuộc thành tố nhận thức Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm lần 1 Trung bình của sự khác nhau t p- value ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Khả năng đóng góp cho xã hội của
người nhiễm HIV/AIDS 3,50 0,50 3,59 0,51 0,09 -1,38 0,188 Những quan niệm chịu ảnh hưởng từ
định kiến của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS
3,08 0,57 3,21 0,56 -0,13 -1,83 0,085 Buộc tội, lên án những người nhiễm
HIV/AIDS 2,90 0,90 3,06 0,78 -0,16 -2,43 0,027
Quan niệm về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS có thể sống hòa nhập với cộng đồng
3,24 0,58 3,32 0,57 -0,09 -2,40 0,029
ĐTB nhận thức 3,18 0,41 3,30 0,38 -0,12 -3,37 0,004
Các tiêu chí như: buộc tội, lên án những người nhiễm HIV/AIDS; quan niệm về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập với cộng đồng cũng có sự thay đổi với mức xác suất p <0,05. Trong các tiêu chí nói trên, tiêu chí buộc tội, lên án những người nhiễm HIV/AIDS là tiêu chí có sự chênh lệch điểm trước và sau khi thực nghiệm lớn nhất, tuy nhiên điểm chênh lệch cũng chỉ = 0,16 điểm (xem Bảng 3.13 ).
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 2
Xem xét kết quả thống kê thành tố nhận thức của TĐKT trước thực nghiệm và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động lần 2 (xem bảng 3.14), chúng tôi thấy ĐTB nhận thức đã tăng từ 3,18 lên 3,53. Dùng phép kiểm định t so sánh cặp ĐTB các biến số trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trung bình của sự khác nhau giữa điểm nhận thức trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động là – 0,35 điểm. Trị số p-value tương ứng với thống kê t = - 4,40 là có ý nghĩa cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt về mặt biểu hiện nhận thức của TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Các tiêu chí thuộc thành tố nhận thức như: nhận thức về khả năng đóng góp cho xã hội của những người nhiễm HIV/AIDS; những quan niệm chịu ảnh hưởng từ định kiến của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS; buộc tội, lên án những người nhiễm HIV/AIDS; quan niệm về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập với cộng đồng cũng có sự thay đổi rất rõ với xác suất từ p <0,05 đến p < 0,001. Trong các tiêu chí nói trên, tiêu chí buộc tội, lên án những người nhiễm HIV/AIDS là tiêu chí có sự chênh lệch điểm trước và sau khi thực nghiệm lớn nhất, tăng từ 2,9 lên 3,45 điểm (xem Bảng 3.14 ).
Bảng 3.14 So sánh điểm trung bình các tiêu chí thuộc mặt nhận thức trước thực nghiệm và sau thực nghiệm tác động lần 2
Các tiêu chí thuộc thành tố nhận thức Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm lần 2 Trung bình của sự khác nhau t p- value ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Khả năng đóng góp cho xã hội
của người nhiễm HIV/AIDS 3,50 0,50 3,76 0,44 -0,26 -2,73 0,015 Những quan niệm chịu ảnh
hưởng từ định kiến của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS
3,08 0,57 3,46 0,39 -0,38 -4,80 0,000 Buộc tội, lên án những người
nhiễm HIV/AIDS 2,90 0,90 3,45 0,60 -0,55 -3,08 0,007 Quan niệm về vấn đề người
nhiễm HIV/AIDS có thể sống hòa nhập với cộng đồng
3,24 0,58 3,54 0,43 -0,30 -4,24 0,001
ĐTB nhận thức 3,18 0,41 3,53 0,30 -0,35 -4,40 0,000 So sánh kết quả đo mặt nhận thức của hai lần thực nghiệm tác động, chúng tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt về kết quả điểm nhận thức ở lần đo thứ hai ở tất cả các tiêu chí của mặt nhận thức.
3.4.2.2. Xúc cảm
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 1
Kết quả trong Bảng 3.15 cho thấy có sự khác biệt về ĐTB mặt xúc cảm trước và sau khi thực hiện thực nghiệm tác động. Điểm trung bình mặt xúc cảm đã tăng từ 2,35 lên 2,58, chênh lệch là 0,23 điểm, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê p = 0,000 tương ứng với thống kê t = - 5,698.
Bảng 3.15 So sánh điểm trung bình các tiêu chí thuộc mặt xúc cảm trước và sau thực nghiệm tác động lần 1 Các tiêu chí thuộc thành tố xúc cảm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm lần 1 Trung bình của t p- value
sự khác nhau ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với những người nhiễm HIV/AIDS 2,55 0,59 2,64 0,50 -0,09 -2,393 0,029 Sự lo lắng về khả năng có thể lây nhiễm HIV 2,22 0,38 2,54 0,29 -0,32 -5,700 0,000 ĐTB xúc cảm 2,35 0,31 2,58 0,23 -0,23 -5,698 0,000
Trong hai tiêu chí thuộc thành tố xúc cảm, tiêu chí xúc cảm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS có sự tăng điểm rất thấp, sự chênh lệch ĐTB giữa hai lần đo = 0,09 điểm, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất p< 0,05.
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 2
Kết quả trong Bảng 3.16 cho thấy có sự khác biệt về ĐTB mặt xúc cảm trước và sau khi thực hiện thực nghiệm tác động. Điểm trung bình mặt xúc cảm đã tăng từ 2,35 lên 2,62, chênh lệch là 0,27 điểm. Mặc dù ĐTB xúc cảm trước và sau thực nghiệm tác động, theo cách phân chia của chúng tôi, đều nằm trong khoảng biểu hiện TĐ trung lập về mặt xúc cảm nhưng sự khác biệt của điểm số trước và sau khi tiến hành thực nghiệm là sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê p = 0,000 tương ứng với thống kê t = - 5,607.
Trong hai tiêu chí thuộc thành tố xúc cảm, tiêu chí sự lo lắng về khả năng có thể lây nhiễm HIV có sự tăng điểm nhiều nhất, sự chênh lệch ĐTB của tiêu chí này trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động là 0,36 điểm. Trong khi đó, số điểm này của tiêu chí trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS chỉ có 0,13. Điều này cho thấy, các thông tin khoa học được cung cấp trong lớp tập huấn đã góp phần làm giảm bớt sự lo lắng về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Tuy nhiên, do thời gian tác động ngắn nên việc thay đổi trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS chưa đạt được hiệu quả cao.
Bảng 3.16 So sánh điểm trung bình các tiêu chí thuộc mặt xúc cảm trước và sau thực nghiệm tác động lần 2 Các tiêu chí thuộc thành tố xúc cảm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm lần 2 Trung bình của t p- value
sự khác nhau ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Trạng thái cảm xúc khi tiếp xúc với những người nhiễm HIV/AIDS 2,55 0,59 2,68 0,48 -0,13 -3,108 0,007 Sự lo lắng về khả năng có thể lây nhiễm HIV 2,22 0,38 2,58 0,29 -0,36 -5,404 0,000 ĐTB xúc cảm 2,35 0,31 2,62 0,21 -0,27 -5,607 0,000
So sánh với kết quả lần thực nghiệm thứ nhất, chúng tôi thấy ở lần đo thứ hai có sự tiến bộ rõ hơn về ĐTB của cả hai tiêu chí trong thành tố xúc cảm, đặc biệt là tiêu chí về xúc cảm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS đã tăng từ 0,09 lên 0,13 điểm.
Kết quả quan sát cho thấy có sự thay đổi khá rõ nét về sự lo lắng của nhóm tham gia thực nghiệm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Ngày đầu tiên của chương trình tập huấn, chúng tôi có mời chị D, một người bị nhiễm HIV đến cùng tham gia và chia sẻ những câu chuyện về sự kỳ thị của người dân trong cộng đồng đối với chính bản thân chị và gia đình. Khi giới thiệu chị D với những người tham gia tập huấn và xếp chị ngồi cạnh các thành viên khác, chúng tôi quan sát thấy biểu hiện lo lắng ở phần lớn các thành viên ngồi gần chị. Sự lo lắng này được thể hiện qua nét mặt căng thẳng, khi ngồi hơi thu người lại, tay khoanh trước ngực trong tư thế phòng vệ. Sau hai ngày tham dự hội thảo, đến buổi chiều ngày thứ hai, chúng tôi có yêu cầu chị D tham gia một nhóm lên kế hoạch giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS. Tình huống đưa ra “mọi người phải ngồi sát nhau để làm việc vì chiếc bàn khá nhỏ”. Chúng tôi quan sát thấy sự căng thẳng, lo lắng của buổi sáng ngày hôm trước đã không còn, thay vào đó là sự thư giãn thể hiện qua nét mặt của những thành viên trong nhóm. Chúng tôi đã quan sát thấy người nhiễm HIV/AIDS và nhóm thực nghiệm ngồi sát nhau cùng trao đổi, thảo luận, đôi lúc họ còn pha trò, cười đùa vui vẻ.
3.4.2.3. Hành vi
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 1:
ĐTB mặt hành vi sau thực nghiệm tác động lần 1 so với ĐTB hành vi trước khi thực nghiệm có sự chênh lệch rất thấp, chỉ đạt 0,04 điểm. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất p < 0,05.
Xem xét các tiêu chí thuộc thành tố hành vi, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi về mặt điểm số đối với các tiêu chí: ngồi cùng bàn với người nhiễm HIV; vận động bạn bè, người thân tham gia các hoạt động chung với người nhiễm HIV ở cộng đồng; cho con mình kết bạn với trẻ nhiễm HIV; thuê người nhiễm HIV làm việc cho mình. Tuy nhiên, khi sử dụng phép kiểm định t so sánh cặp ĐTB các biến số trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các tiêu chí này không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, p > 0,05.
Các tiêu chí: sẵn sàng hợp tác, cùng làm việc với người nhiễm HIV; là hàng xóm của người nhiễm HIV và trở thành bạn bè với người nhiễm HIV là ba tiêu chí không có sự thay đổi về mặt điểm số trước và sau khi tiến hành thực nghiệm tác động (xem Bảng 3.17).
Bảng 3.17 So sánh điểm trung bình xu hướng hành vi tiếp xúc; hợp tác; giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS trước và sau thực nghiệm tác động lần 1
Các tiêu chí thuộc thành tố hành vi Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm lần 1 Trung bình của sự khác nhau t p- value ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Ngồi cùng bàn với
người nhiễm HIV 2,65 0,86 2,71 0,85 0,06 -1,000 0,332 2. Ăn, uống chung với
người nhiễm HIV 1,82 0,53 1,82 0,53 0 3. Vận động bạn bè, người
thân tham gia các hoạt động chung với người nhiễm HIV ở cộng đồng
3,06 1,03 3,18 1,03 -0,12 -1,461 0,163 4. Trở thành bạn bè với
người nhiễm HIV 2,59 0,51 2,59 0,51 0 5. Hợp tác, cùng làm việc
với người nhiễm HIV 2,24 0,56 2,24 0,56 0 6. Là hàng xóm của người
nhiễm HIV 2,41 0,62 2,41 0,62 0
7. Cho con mình kết bạn
8. Thuê người nhiễm HIV
làm việc cho mình 2,00 0,61 2,06 0,56 -0,06 -1,000 0,332
ĐTB hành vi 2,31 0,39 2,35 0,37 -0,04 -2,400 0,029
Như vậy, có thể thấy việc cung cấp thông tin nâng cao nhận thức đơn thuần không dẫn đến việc thay đổi các hành vi KT của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.
* Kết quả thực nghiệm tác động lần 2:
So với hai thành tố nhận thức và xúc cảm, thành tố hành vi có sự chệnh lệch ĐTB trước và sau khi thực nghiệm tác động lần 2 khá thấp. Tuy nhiên, khi xem xét phép kiểm định t so sánh cặp ĐTB hành vi trước và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy mối tương quan giữa điểm hành vi trước và sau khi thực nghiệm là 0,91, với xác suất p = 0,000. Điều này cho thấy có mối quan hệ tuyến tính giữa điểm hành vi trước và sau thực