9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
3.1. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
3.1. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNGĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
Phân tích mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong số 1120 người tham gia điều tra bảng hỏi, có 63,7% là những người có trình độ học vấn cao đẳng, đại học và trên đại học. Điều này cho thấy trình độ dân trí ở ba thành phố khá cao. Những người đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS chiếm 37,4% số người được hỏi, đồng nghĩa với việc HIV/AIDS đối với người dân đô thị không phải là vấn đề quá xa lạ, không thể nắm bắt. Do đó, các kết quả đánh giá của người dân về vấn đề HIV/AIDS tương đối khách quan và đáng tin cậy.
Trước khi đi sâu phân tích TĐKT của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng TĐ nói chung của cộng đồng dân cư ở các đô thị đối với người nhiễm HIV/AIDS để có cái nhìn tổng thể về thực trạng này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người tham gia điều tra, có 64% không có biểu hiện TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS. Kết quả này phản ánh một thực trạng là những người sống trong cộng đồng dân cư đô thị hiện nay có cái nhìn khá “thoáng” về những người nhiễm HIV/AIDS, sự kỳ thị trong cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không quá nặng nề. Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu về TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS đã tiến hành ở Việt Nam trước đây, chúng tôi thấy TĐ của người dân trong cộng đồng bắt đầu đã có một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực khá rõ. Số liệu điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ II năm 2009 (SAVY 2) cho thấy, hơn một nửa (55,4%) đối tượng vị thành niên và thanh niên có biểu hiện của TĐ phân biệt đối xử đối với người có HIV. Trong đó, có đến hơn 75% thanh thiếu niên không đồng ý ngồi chung với bạn học có HIV, hơn 80% không đồng ý học lớp có giáo viên có HIV, gần một nửa số người được hỏi không mua đồ ăn từ người có HIV (trên 48%) [dẫn theo 40].
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: ở ba đô thị lớn là Hà Nội, Cần Thơ và Hồ Chí Minh vẫn tồn tại một bộ phận dân cư có TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS. Kết quả phỏng vấn sâu người nhiễm HIV/AIDS cho thấy, một bộ phận người dân trong cộng đồng có thái độ KT công khai như xì xầm, bàn tán, thậm
chí còn bảo nhau tìm cách xa lánh người bệnh.
“mới phát bệnh rồi mới nó thể hiện qua cơ thể về bề ngoài đó, người ta nhìn vô
người ta mới biết, người ta mới xa lánh kì thị mình… như là thấy mình đi ngang qua người ta trề môi liếc mắt rồi người ta xì xầm với nhau thằng này nó như vậy như vậy nó bệnh vậy đó, đừng có lại gần nó, mới đầu mình nghe mình cũng buồn lắm nhưng mà từ từ biết cũng mình cũng thấy nhàm, quen rồi không quan
trọng…”
(PVS, nam nhiễm HIV/AIDS có sử dụng ma túy, sống tại TP. Hồ Chí Minh) Số người có TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn chiếm hơn một phần ba (36%) trên tổng số những người được hỏi (xem biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1 TĐ
của người dân
sống trong cộng
đồng dân cư đối
với người
nhiễm HIV/AIDS
(N = 1120)
Sử dụng so sánh
chéo (Crosstable) với kiểm định χ2 (Chi Square Test) để tìm
hiểu các mức độ TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS trong từng nhóm khách thể theo tỷ lệ % (xem phụ lục 5), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các nhóm, cụ thể là:
So sánh mức độ biểu hiện thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS giữa hai nhóm nam và nữ, chúng tôi nhận thấy nữ giới có xu hướng kỳ thị nặng nề hơn so với nam giới. Cụ thể: trong nhóm có biểu hiện thái độ ở mức 1 (mức rất kỳ thị), tỷ lệ nam giới được xếp vào nhóm này là 18,5% trong khi đó tỷ lệ ở nữ giới là 19,2%; trong nhóm những người có biểu hiện thái độ được xếp vào nhóm 4 (nhóm không kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS) thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (65,3% so với 63,8%). Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác biệt này là do nam giới có cái nhìn cởi mở hơn nữ giới khi đánh giá về những người nhiễm HIV/AIDS.
Trong số những người có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS ở mức độ 1, những người có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống lại chiếm tỷ lệ 48,8%, trong khi đó
19% 11% 6% 64% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% TÐKT ? m?c cao TÐKT ? m?c trung bình TÐKT ? m?c th?p Không có TÐKT
tỷ lệ này trong nhóm có trình độ đại học, cao đẳng là 13,8% và nhóm có trình độ học vấn trên đại học là 10,7%. Trong nhóm những người không có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, nhóm có trình độ học vấn THCS trở xuống lại có tỷ lệ thấp nhất (32,9%), trong khi đó các nhóm có trình độ học vấn cao hơn đều có tỷ lệ trên 60%. Kết quả này cho thấy, những người có trình độ học vấn thấp có biểu hiện thái độ tiêu cực hơn đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Những người sống ở thành phố Hồ Chí Minh, so với những người sống ở Hà Nội và Cần Thơ, có tỷ lệ số người được xếp vào nhóm 1 (nhóm có TĐ rất kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS) thấp nhất (13,4% so với 22,8% và 21,2%). Sở dĩ có sự khác biệt này, theo chúng tôi là do những người dân sống ở thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn “thoáng” hơn khi đánh giá về người nhiễm HIV/AIDS so với những người đang sinh sống ở Hà Nội và Cần Thơ.
Những người đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS thường có thái độ tích cực hơn so với những người chưa từng tiếp xúc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nhóm những người đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS có tỷ lệ số người được xếp vào nhóm 4, nhóm những người không có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, cao hơn so với nhóm những người chưa từng tiếp xúc (72,6% so với 58,6%). Điều này cho thấy, những ai đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS sẽ hiểu hơn về người bệnh, có sự cảm thông, chia sẻ với người bệnh do đó cũng có cái nhìn tích cực hơn.
Có thể nói, trong những năm qua, các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC) đã được triển khai trên toàn quốc, đặc biệt là các chiến dịch tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh… Với sự tham gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể, việc tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và chống KT và PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS đã được thực hiện trong cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như: phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng; các hoạt động tuyên truyền cổ động dưới các hình thức panô, áp phích, khẩu hiệu và phát các tờ rơi về HIV/AIDS; các hoạt động đào tạo tập huấn, giáo dục đồng đẳng, tư vấn cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao; các cuộc thi hiểu biết về HIV/AIDS, các buổi tọa đàm mang tính chất giáo dục, triển lãm ảnh và các câu chuyện về HIV/AIDS, các phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, mô hình câu lạc bộ B93, mô hình các nhóm tự lực,... Việc triển khai các hoạt động này với mong muốn góp phần tăng cường sự hiểu biết về HIV/AIDS, về vấn đề kỳ thị và PBĐX cũng như khuyến khích sự cảm thông, chia sẻ của người dân trong cộng đồng với người bệnh và gia đình của họ. Việc triển khai các hoạt
động này đã góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Người dân được tăng cường sự hiểu biết về đường lây truyền của HIV cũng như được khuyến khích thể hiện sự cảm thông với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
Kết quả nghiên cứu định tính đã chỉ ra rằng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong cách thức ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính bản thân những người nhiễm HIV/AIDS, khi so sánh cách ứng xử của người dân trong cộng đồng hiện nay so với thời gian trước kia cũng có những nhận xét cho rằng, mặc dù vẫn còn tồn tại sự kỳ thị nhưng TĐ của người dân trong cộng đồng cũng đã có sự thay đổi khá rõ nét.
“…lúc đó thái độ của người ta nó không được như bây giờ, nói thẳng cái thái độ nói chuyện với mình so với bây giờ là (thấy khác) một trời một vực”
(PVS, nữ nhiễm HIV, sống ở Cần Thơ).
Xuất phát từ quan điểm cho rằng, TĐ biểu hiện ở ba thành tố: nhận thức, xúc cảm và hành vi (xem chương 1), chúng tôi đã tiến hành phân tích các thành tố biểu hiện của TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS của những người dân sống ở ba thành phố lớn là Hà Nội, Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Điểm trung bình các thành tố biểu hiện TĐ của người dân sống trong cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS (N = 1120)
Các mặt biểu hiện của TĐ ĐTB ĐLC
Nhận thức 3,28 0,63
Xúc cảm 2,73 0,50
Hành vi 2,96 0,80
ĐTB chung của cả ba mặt biểu hiện của TĐ 2,99 0,55
Nhận thức là thành tố có ĐTB cao nhất, điều này cho thấy nhận thức của người dân đô thị về vấn đề KT người nhiễm HIV/AIDS khá tốt. Tuy nhiên, nhận thức tốt không đồng nghĩa với có xúc cảm tốt và hành vi tích cực. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ĐTB của mặt xúc cảm và hành vi đều chưa cao.
Từ kết quả đánh giá chung về TĐ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi nhận thấy vẫn có một bộ phận dân cư có biểu hiện kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có tới 19% số người tham gia điều tra được xếp vào nhóm 1 là nhóm có mức độ rất KT người nhiễm HIV/AIDS.
Chúng tôi đã lọc các trường hợp được xếp vào các nhóm thuộc mức độ 1, 2 và 3 là những nhóm có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS từ mức độ KT thấp đến mức độ
KT cao để phân tích các mặt biểu hiện TĐKT của người dân đối với người nhiễm HIV/AIDS và các yếu tố tác động đến TĐKT đó. Trong nghiên cứu này, có 406 người thuộc nhóm nói trên (sau đây gọi là nhóm có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS).