THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 89 - 109)

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG

VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS QUA CÁC MẶT BIỂU HIỆN CỦA THÁI ĐỘ

Thực trạng TĐKT của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS được xem xét trên ba mặt biểu hiện của TĐ là: nhận thức, xúc cảm và hành vi.

3.2.1. Nhận thức của người dân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS

Quá trình nhận thức về các vấn đề có liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS là quá trình các cá nhân trong cộng đồng tìm tòi, khám phá đối tượng để từ đó có một TĐ nhất định với những người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì lẽ đó nhận thức là một thành tố không thể thiếu của TĐ đối với người nhiễm HIV/AIDS. Thành tố nhận thức trong TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS phản ánh sự hiểu biết không đầy đủ, những TĐ mang tính định kiến, đánh giá tiêu cực của người dân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS.

Trong số 406 người có TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, chiếm 44,1% có biểu hiện KT đối với người nhiễm HIV/AIDS qua thành tố nhận thức (ĐTB = 2,83 với độ lệch chuẩn SD = 0,58). So sánh giữa các nhóm khách thể, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng chú ý, có ý nghĩa về mặt thống kê ở các nhóm sau:

- Khi so sánh kết quả nghiên cứu giữa nhóm nam giới và nhóm nữ giới, chúng tôi nhận thấy nữ giới lại là nhóm có tỷ lệ số người có biểu hiện TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS cao hơn so với nam giới (51,7% so với 36,2%). Kết quả này cho thấy, nhận thức về vấn đề KT với người nhiễm HIV/AIDS ở nam giới tốt hơn so với nữ giới. Có thể do nam giới có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin nhiều hơn nữ giới nên nhận thức về vấn đề này cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, khi đi sâu phân tích về các tiêu chí thuộc thành tố nhận thức, chúng tôi nhận thấy nữ giới có xu hướng buộc tội, lên án người nhiễm HIV/AIDS cũng như đánh giá thấp khả năng đóng góp cho xã hội của những người nhiễm HIV/AIDS.

- Trong nhóm những người về hưu, tỷ lệ số người có biểu hiện TĐKT về mặt nhận thức cao hơn so với nhóm học sinh, sinh viên (82,5% so với 36,4%). Điều này có thể giải thích là do những nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu cực và bất hợp lý được áp đặt sẵn cho người nhiễm HIV/AIDS ở những người về hưu khá nặng nề trong khi đó học sinh, sinh viên là nhóm có nhận thức khá tốt, có cách tiếp cận vấn đề thoáng

hơn những người đã về hưu, HSSV cũng là những người được tiếp cận với nguồn thông tin nhiều hơn những người về hưu. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có người nhiễm HIV/AIDS cũng đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề KT với người nhiễm HIV/AIDS cho nhóm HSSV.

Có sự khác biệt về mặt nhận thức giữa nhóm đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS và nhóm chưa từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Trong nhóm đã từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS thấp hơn, tỷ lệ số người có biểu hiện KT với người nhiễm HIV/AIDS thấp hơn so với tỷ lệ này trong nhóm chưa từng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS (39,8% so với 45,7%). Điều này cho thấy trải nghiệm về HIV/AIDS có tác động tích cực đến nhận thức của người dân trong cộng đồng về những người nhiễm HIV/AIDS.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng biểu hiện nhận thức trong nhóm những người có TĐKT đối với ngưới nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi đã xem xét từng tiêu chí của biểu hiện nhận thức, cụ thể như sau:

*Nhận thức về khả năng đóng góp cho xã hội của người nhiễm HIV/AIDS

Kết quả bảng 3.2 cho thấy tiêu chí nhận thức về khả năng đóng góp cho xã hội của những người nhiễm HIV/AIDS từ phía những người có TĐKT đạt ĐTB = 3,25. Đây là tiêu chí có ĐTB cao nhất trong bốn tiêu chí đánh giá về mặt nhận thức của thái độ. Thực tế, những người nhiễm HIV khi chưa chuyển sang giai đoạn AIDS thì vẫn đủ sức khỏe và vẫn có khả năng lao động như những người không mang trong mình virus HIV. Bên cạnh đó, do HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường nên những người mang trong mình loại virus này vẫn có thể tham gia các hoạt động dịch vụ như bán hàng, dịch vụ ăn uống. Thông điệp này được các phương tiện truyền thông nhấn mạnh nhiều trong thời gian vừa qua do đó cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của người dân về vấn đề này.

Bảng 3.2 TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS biểu hiện ở mặt nhận thức (N=406)

Nhận định ĐTB ĐLC

Khả năng đóng góp cho xã hội của người nhiễm HIV/AIDS 3,25 0,62

2. Những người nhiễm HIV/AIDS là những người không còn khả

năng lao động, không còn hữu ích với xã hội 3,38 0,97 15. Những người nhiễm HIV có thể làm nhiều việc ở mọi vị trí, kể

bán hàng, dịch vụ ăn uống 3,11 1,02

Quan niệm về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập với cộng

đồng 3,11 0,52

Nhận định ĐTB ĐLC

thông báo cho người dân biết để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm ra cộng đồng

3. Cần cách ly những người nhiễm HIV/AIDS ở một nơi riêng biệt

để tránh lây nhiễm ra cộng đồng 3,23 0,94

6. Trẻ con nhiễm HIV và trẻ con không nhiễm HIV cần phải được

cách ly, không nên học cùng trường 2,64 0,85

17. Người nhiễm HIV cần có sự cảm thông, chia sẻ từ phía cộng

đồng 3,69 1,03

Những quan niệm chịu ảnh hưởng từ định kiến của xã hội về

những người nhiễm HIV/AIDS 2,69 0,78

5. Nếu tôi phát hiện ra bạn của tôi bị nhiễm HIV/AIDS tôi sẽ rất ngại khi dùng chung các đồ dùng cá nhân vì sợ lây các bệnh xã hội từ người đó

2,54 1,20 8. Người nhiễm HIV là những người có liên quan đến tệ nạn xã hội

(mại dâm, ma túy) 2,37 1,15

9.Phụ nữ nhiễm HIV đáng bị xã hội lên án hơn nam giới nhiễm HIV 3,09 1,35 10.Nam giới nhiễm HIV đáng bị xã hội lên án hơn phụ nữ nhiễm

HIV 3,18 1,32

13. Người nhiễm HIV là người đã biết trước cái chết đang chờ đợi

mình 2,54 1,20

Buộc tội, lên án những người nhiễm HIV/AIDS 2,42 0,92

7. Người nhiễm HIV gây ra mất an toàn và bất ổn cho cộng đồng 2,70 0,93 11.Người nhiễm HIV phải tự gánh chịu hậu quả do những hành vi mà họ

gây ra 2,31 1,21

12. Người nhiễm HIV là những người đã làm cho gia đình họ cảm

thấy xấu hổ trước họ hàng, làng xóm 2,24 1,13

ĐTB thành tố nhận thức của TĐ 2,83 0,58

*Quan niệm về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập với cộng đồng

Quyền của người nhiễm HIV/AIDS đã được qui định cụ thể trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS như quyền được sống hòa nhập với cộng đồng; quyền được giữ bảo mật thông tin trước cộng đồng; quyền được học tập, vui chơi. Nhận thức được những quyền cơ bản này của người nhiễm HIV/AIDS là cơ sở để người dân sống trong cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp. Các mối quan hệ cộng đồng gồm có quan hệ cộng đồng gia đình, quan hệ cộng đồng làng, xã ở nông thôn và tổ dân phố, xóm, phường ở thành thị có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, chính vì lẽ đó khi tham gia thảo luận nhóm, đa số ý kiến cho biết mặc dù họ e ngại

khi phải tiếp xúc với những người nhiễm HIV/AIDS nhưng họ nhận thức được rằng những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ rất cần có sự cảm thông và giúp đỡ của cộng đồng. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phòng, chống HIV/AIDS quốc gia và cũng là thông điệp của Tổ chức Y tế thế giới, đó là “sống chung với HIV/AIDS”. Đồng thời, đây cũng là một trong những nét đặc trưng của tính cách người Việt Nam, đó là lòng nhân ái, sự cảm thông của người dân trong cộng đồng đối với những người nhiễm HIV/AIDS. Số liệu điều tra trong nhóm những người có TĐKT, được thể hiện trong bảng 3.2, cũng cho thấy tiêu chí nhận thức về vấn đề người nhiễm HIV/AIDS sống hòa nhập với cộng đồng và tầm quan trọng của sự chia sẻ cảm thông từ phía cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS có số điểm trung bình cao thứ hai, sau tiêu chí nhận thức về khả năng đóng góp cho xã hội của người nhiễm HIV (ĐTB = 3,11, ĐLC = 0,52). Trong đó, nhận định “Người nhiễm HIV cần có sự cảm thông, chia sẻ từ phía cộng đồng” có số ĐTB cao nhất, đạt 3,69 điểm.

Đáng chú ý trong tiêu chí này có hai nhận định có số ĐTB thấp đó là: “Trẻ con nhiễm HIV và trẻ con không nhiễm HIV cần phải được cách ly, không nên học cùng trường” và “Trong khu dân cư, nếu có người nhiễm HIV/AIDS, chính quyền nên thông báo cho người dân biết để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm ra cộng đồng”. Điều này có thể giải thích là trong những tình huống lo lắng về khả năng lây nhiễm HIV, người ta thường tìm cách thoát khỏi trạng thái đó bằng cách đưa ra những lời giải thích nhằm hợp lý hoá hành vi của mình. Khi được hỏi lý do vì sao mà cộng đồng lại có TĐ tiêu cực đối với những người nhiễm HIV/AIDS, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến TĐ tiêu cực đối với người nhiễm HIV/AIDS là do virus HIV có khả năng lây truyền và người mắc phải virus này sẽ phải sống chung với HIV đến hết đời do khoa học chưa tìm ra thuốc chữa.

“Nhìn chung là nguyên nhân mà dẫn đến cái kỳ thị ở trong cộng đồng là ngay trong cộng đồng người ta cũng nghĩ là đã nhiễm đến HIV thì có nghĩa là chết và chính vì cái cách nhìn nhận như thế, nên người ta coi đây như là một cái gì một cái căn bệnh gì rất là đáng sợ và có một sự lây lan rất là kinh khủng”

(PVS, nữ cán bộ công chức, sống tại Hà Nội)

Chính vì nỗi sợ hãi bị nhiễm HIV nên mặc dù biết rõ virus HIV không thể lây qua các dạng tiếp xúc thông thường, nhưng người dân sống trong cộng đồng vẫn tìm cách hạn chế tối đa sự tiếp xúc với người nhiễm virus HIV. Bên cạnh đó, khoa học vẫn chưa tìm ra được phương thuốc đặc trị cho căn bệnh này nên việc dẫn đến cái chết là điều khó tránh khỏi, do đó cộng đồng thường có tâm lý phòng vệ, lảng tránh không muốn tiếp xúc với những người nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù người dân sống trong cộng đồng đã có

những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và các con đường lây truyền nhưng có kiến thức tốt không đồng nghĩa với việc các cá nhân sẽ có TĐ tốt với đối tượng. Họ tìm đến lý do có vẻ như rất hợp lý “giúp cho người khác không bị lây nhiễm” hoặc “trẻ em không biết các cách đề phòng lây nhiễm HIV tốt như người lớn, vì vậy không nên cho trẻ nhiễm

HIV học chung với trẻ không bị nhiễm” để giải thích cho các hình thức phân biệt đối xử

với người nhiễm HIV/AIDS của mình.

Cũng có những ý kiến cho rằng, cần phải cách ly người nhiễm HIV để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

“Nói chung là cũng nên cách ly ra chứ để họ sống lẫn với cộng đồng thì cũng lo lắm. Kiểu như người ta bị rồi, cũng chẳng còn con đường nào khác, khi người ta đã nghĩ đến đường chết rồi, người ta cũng muốn cho nhiều người bị. Cũng ít trường hợp thế thôi, nhưng mà mình cứ phải đề phòng như thế. Đấy tôi nghe nói có trường hợp một cô bị nhiễm HIV ở cái làng nào đấy, báo nói chứ đâu, bị rồi cứ cố tình quan hệ với nhiều khác để người ta cũng phải mang cái bệnh như mình, kiểu trả thù ấy mà. Theo như tôi thì cứ nên cách ly họ ra, cho sống riêng ra”

(PVS, nữ làm nghề tự do, sống tại Hà Nội)

Công khai về tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó là một trong những hành vi bị nghiêm cấm vì việc bị “lộ” danh tính có thể khiến cho người nhiễm HIV bị gia đình hắt hủi, bạn bè xa lánh, không thể tiếp tục học tập hoặc bị mất việc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu định tính chúng tôi nhận thấy phần lớn số người tham gia trả lời phỏng vấn có nhận thức sai lệch khi cho rằng, cần phải công bố công khai tên, tuổi, gia đình người bị nhiễm HIV/AIDS.

“…nên công khai tên để bố mẹ biết, mọi người anh em, bạn bè, làng xóm, phố xá đều biết, biết không phải để tránh anh ấy ra mà biết để giúp đỡ anh… nếu anh đi tiêm phòng ngừa thì anh tiêm riêng, anh đi cắt tóc thì dùng dao cạo riêng… dứt khoát là tránh được”.

(PVS, nam làm nghề tự do, sống tại Hà Nội)

* Những quan niệm chịu ảnh hưởng từ định kiến của xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS.

Như đã đề cập trong chương 1, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự KT với người nhiễm HIV/AIDS có quan hệ mật thiết với những quan niệm, những định kiến về vấn đề đạo đức, về một số hành vi trái với thuần phong mỹ tục bị xã hội lên án hay những hành vi có hại đến bản thân các cá nhân và gia đình của họ, cũng như cả có

ảnh hưởng không tốt đến cả cộng đồng vốn bị xem là trách nhiệm của cá nhân người nhiễm HIV/AIDS. Sở dĩ các cá nhân trong cộng đồng có TĐ tiêu cực đối với người nhiễm HIV/AIDS là do các cá nhân thực hiện một số chức năng tâm lý nhất định. Trong trường hợp này, những định kiến của người dân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS được xem như là lý do để các cá nhân thỏa mãn chức năng hiểu biết hay còn gọi là chức năng biểu tượng của TĐ. Từ những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình hoạt động của các cá nhân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS, từ các thông tin được truyền tải qua các phương tiện truyền thông đại chúng và hệ thống giáo dục, các cá nhân hình thành nên những khuôn mẫu tư duy về đối tượng. Khi nghiên cứu TĐKT với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi cũng tiếp cận vấn đề dưới góc độ tâm lý học hoạt động, lý thuyết về các chức năng của TĐ và đặc điểm văn hóa dân tộc để tìm hiểu vấn đề. Chính trong quá trình hoạt động, các chủ thể đã lĩnh hội được những tri thức có liên quan đến HIV/AIDS và những giá trị được coi là chuẩn mực đạo đức của xã hội. Bằng những trải nghiệm thực tiễn trong cộng đồng, các cá nhân đã hình thành nên những quan niệm, nhận thức về HIV/AIDS và những xúc cảm có liên quan, từ đó các cá nhân có những khuynh hướng phản ứng nhất định đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Tiêu chí nhận thức có liên quan đến những định kiến xã hội trong nhóm khách thể có TĐKT có ĐTB = 2,69, ĐLC = 0,78. Trong tiêu chí này, nhận định “Người nhiễm HIV là những người có liên quan đến tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy)” là nhận định có số ĐTB thấp nhất (ĐTB=2,34). Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu như không có các biện pháp phòng ngừa thỏa đáng và người nhiễm HIV có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường và tuổi thọ có thể kéo dài 10 năm tới 20 năm. Trong những năm đầu ứng phó với dịch HIV, các phương tiện thông tin đại chúng đã tập trung quá nhiều vào việc cảnh báo sự nguy hiểm của căn bệnh này. Có nhiều thông điệp và hình ảnh minh họa có tính hù dọa, gây sợ hãi và phản cảm khiến người ta liên tưởng đến cái chết như những hình ảnh “đầu lâu, xương bắt chéo”, “những người thanh niên gày

Một phần của tài liệu Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIVAIDS (Trang 89 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w