Chính sách thuế:

Một phần của tài liệu 402 Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai (Trang 28 - 31)

Chính sách thuế là chính sách quan trọng trong chính sách tài chính gĩp phần tạo nguồn thu cho NSNN, tác động gián tiếp hay trực tiếp vào nền kinh tế. Chính sách thuế cũng cĩ vai trị rất quan trọng đối với thu hút nguồn vốn FDI.

Chính sách thuế tác động đến giá cả, chất lượng các mặt hàng nhập khẩu như nguyên nhiên vật liệu, máy mĩc thiết bị, cơng cụ dụng cụ… cũng như tác động đến giá cung cấp dịch vụ hàng hố trong nước từ đĩ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào -> giá thành -> giá bán sản phẩm của doanh nghiệp -> tác động đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của sản phẩm. Chính sách thuế cũng tác động đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập trực tiếp của nhà đầu tư. Đồng thời, chính sách thuế cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất và tái đầu tư cũng như chuyển lợi nhuận về nước. Bên cạnh đĩ, Chính sách thuế là minh chứng thực hiện các cam kết của quốc gia, từng bước mở cửa thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu, hồn thiện MTĐT tăng khả năng thu hút đầu tư.

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam từ khi ban hành đến nay đã trãi qua 02 cuộc cải cách. Cuộc cải cách lần thứ 1: vào đầu những năm 1990 để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Hàng loạt các sắc thuế ra đời như thuế mơn bài, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người cĩ thu nhập cao, thuế chuyển QSDĐ... Cuộc cải cách lần thứ 2: cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 với việc ban hành Luật thuế TNDN và Luật thuế GTGT thay thế Luật thuế lợi tức và Luật thuế doanh thu; sửa đổi bổ sung một số luật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới.

Nhìn chung, cải cách hệ thống thuế trong thời gian qua gĩp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu NSNN, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, điều chỉnh vĩ mơ các hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước phù hợp với quá trình hội nhập cũng như thực hiện đúng các cam kết quốc tế. Việt Nam cắt giảm thuế quan theo lộ trình cam kết như thực hiện CEPT từ năm 1996 - 2006 đã cĩ 96% dịng trong biểu thuế đạt từ 0-5%; khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung

Quốc bắt đầu từ ngày 01/07/2005 đến năm 2015 giảm thuế suất nhập khẩu xuống 0%. Thuế suất Thuế TNDN giảm từ 32% xuống 28% và ưu đãi khác gĩp phần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp -> tăng thu nhập -> mở rộng đầu tư. Thuế suất thuế GTGT từ 0%, 5%, 10% và 20% giảm xuống cịn 3 mức 0%, 5%, 10%.

Quá trình cải cách thuế thời gian qua chủ yếu hồn thiện các sắc thuế về mặt chủ trương chính sách nhưng chưa quan tâm cơng tác quản lý nguồn thu. Một số sắc thuế cần sửa đổi để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngồi. Cụ thể:

- Thuế thu nhập đối với người cĩ thu nhập cao: theo thống kê của ngành thuế thì đối tượng chịu thuế chủ yếu là người nước ngồi (chiếm hơn 70%) do đĩ chính sách thuế này cĩ ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, mức thuế suất của Việt Nam cao hơn so với khu vực và thu nhập chịu thuế cũng khơng được khấu trừ trong khi mức thuế suất trung bình khu vực 32,55%; Thái Lan là 37% và được khấu trừ (xem phụ lục 1), đồng thời mức khởi điểm của Thái Lan cũng thấp hơn Việt Nam (Việt Nam là: 0%, 10%, 20%, 30% và 40%; Thái Lan: 0%, 5%; 10%; 20%; 30%; 37%)

- Luật thuế GTGT: Nạn mua bán hĩa đơn cịn tồn tại khá phổ biến, nguyên nhân do chưa thực hiện luật một cách đồng bộ, một số đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hố khơng chịu xuất hố đơn nhằm mục đích trốn thuế từ đĩ ảnh hưởng các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong hạch tốn chi phí, xác định thuế TNDN…

- Luật thuế TNDN: nhiều khoản chi phí mà Bộ Tài chính khơng cơng nhận là chi phí hợp lý -> thuế TNDN thực nộp lớn hơn so với thuế suất 28% (theo báo cáo của IFC và WB thì số thuế thực đĩng của doanh nghiệp lên tới 41,6%).

Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam cĩ nhiều chuyển biến tích cực và quan hệ hợp tác ngày càng phát triển. Sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO là minh chứng cho bước đi của Việt Nam là đúng đắn, phù hợp. Để tiếp tục khẳng định vị thế, Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết và từng bước hồn thiện hệ thống chính sách thuế cũng như khắc phục các hạn chế đang tồn đọng.

Một phần của tài liệu 402 Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai (Trang 28 - 31)