APEC và các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư:

Một phần của tài liệu 402 Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai (Trang 48 - 50)

APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được thành lập vào năm 1989. Việt Nam là thành viên chính thức của APEC vào năm 1998. APEC là thị trường rất rộng lớn với dân số chiếm khoảng 1/3 dân số và 50%GDP trên thế giới. Chính vì vậy, APEC là thị trường rất quan trọng đối với Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cũng như tổng vốn FDI trong thời gian qua.

Nguồn vốn FDI của các nền kinh tế APEC đầu tư vào Việt Nam đến nay đã cĩ 6.527 dự án (chiếm 83,1%) với vốn đăng ký 49,4 tỷ USD (chiếm 69,2%). Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào APEC năm 2005 đạt 23,2 tỷ USD chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 từ APEC đạt 29,9 tỷ USD chiếm 80,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Ngồi ra với mục tiêu: “Xây dựng APEC thành khu đầu tư tự do khơng rào cản và mở cửa vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển” và các nguyên tắc tự do hố thương mại và đầu tư của APEC phù hợp WTO cho nên Việt Nam phải từng bước cải thiện

MTĐT phù hợp với các nguyên tắc của APEC. Kết quả thu hút FDI giai đoạn 1998-1999 thấp mặc dù tiến trình hội nhập đã sâu rộng hơn. Nguyên nhân do khủng hoảng tiền tệ khu vực châu Á năm 1997 kéo theo sự suy giảm kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến tình hình đầu tư. Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng kết thúc thì tình hình Việt Nam vẫn khơng khả quan do hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, khơng nhất quán, tính thực thi pháp luật khơng nghiêm, thủ tục hành chính rườm rà, chi phí cao làm MTĐT kém hấp dẫn.

Biểu đồ 2.4 Tình hình thu hút FDI

3897 912.9 912.9 976.2 100.4 102 163.5 80.6 62.1 108 657 4100 6338 1914 1620 2592 2018 1568 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Triệu USD Nhật bản Cả nước

Nhận thấy vấn đề đĩ, Việt Nam đã đàm phán và ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ về hoạt động đầu tư vào tháng 07/2000, cĩ hiệu lực tháng 12/2001; Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư vào ngày 24/11/2003 cũng như các Hiệp định song phương khác như Sáng kiến chung Việt Nam–Singapore gĩp phần cải thiện tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể: tình hình đầu tư của Nhật cĩ chiều hướng đi xuống kể từ khi Nhật bắt đầu đổ vốn ồ ạt vào năm 1995 và đạt đỉnh cao năm 1997 sau đĩ giảm sút mạnh giai đoạn 1998-2003 và tăng lại vào năm 2004 – 2005 (xem biểu đồ 2.4).

Đặc biệt, Hội nghị APEC 14 diễn ra thành cơng tốt đẹp cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO đã gĩp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời cũng là bức thơng điệp gởi đến các nước về Việt Nam đổi mới, năng động trong quá trình hội

nhập từ đĩ gĩp phần tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Chính vì vậy, tình hình thu hút vốn FDI đã tăng mạnh và gần đạt tới kỷ lục của năm 1996. Cụ thể: 06 tháng đầu năm 2006 chỉ đạt 2,8 tỷ USD; 09 tháng đầu năm 2006 đạt 5 tỷ USD; tháng 10/2006 tăng thêm 1,4 tỷ USD và chỉ 20 ngày đầu tháng 11/2006 đã đạt thêm 1,6 tỷ USD gĩp phần đưa nguồn vốn FDI lũy kế từ đầu năm lên 8 tỷ USD vào ngày 20/11/2006.

Một phần của tài liệu 402 Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)