Hiệp định về tự do hàng nông sản

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 26 - 30)

2.2.1.1. Nội dung

Hàng nông sản là mặt hàng tương đối nhạy cảm, cho nên từ trước đến nay vẫn được hưởng nhiều ngoại lệ. Mặc dù nông sản chỉ chiếm không quá 10% thương mại thế giới và không quá 5% GDP của nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, nhưng thương mại hàng nông sản vẫn luôn là đối tượng rất quan trọng trong đàm phán thương mại quốc tế.

Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực được bảo hộ cao nhất trong chính sách thương mại của các nước thành viên WTO. Trong thời kỳ GATT, thương mại hàng nông sản đã được quy định, điều chỉnh, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chẳng hạn như cho phép các nước áp dụng một số biện pháp phi thuế, hạn ngạch nhập khẩu... cho loại hàng hóa này. Mậu dịch nông sản do đó trở nên méo mó cao độ. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do hàng nông sản là mặt hàng

chịu thuế cao nhất, là đối tượng của chính sách bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp của thế giới, được các nước phát triển áp dụng trợ cấp với mức độ cao. Nông nghiệp là lĩnh vực gây nhiều tranh chấp và thách thức đối với các nước thành viên WTO, đặc biệt là các nước đang phát triển phải gánh chịu ảnh hưởng và sức ép lớn nhất.

Nhằm tạo ra khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và thúc đẩy trao đổi mặt hàng này, tại vòng đàm phán Uruguay các nước đã cùng nhau ký kết hiệp một hiệp định mới : “Hiệp định nông nghiệp”. Thỏa thuận đạt được tại vòng đàm phán Uruguay là một bước tiến quan trọng dẫn đến sự cạnh tranh công bằng, có trật tự hơn và mậu dịch ít bị bóp méo hơn. Hiệp định nông nghiệp đã đạt được những thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan; giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của các nước thành viên. Hiệp định vẫn cho phép chính phủ các nước thành viên hỗ trợ cho nền kinh tế nông thôn của mình phát triển, với hy vọng, sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện thông qua các chính sách làm cho thương mại nông sản được thông thương và ít bị lệch lạc hơn. Hiệp định này cũng cho phép có linh hoạt về cách thức với mực độ mà các cam kết thực hiện và chấp nhận được. Các nước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của họ với mức như các nước phát triển đang áp dụng và họ được dành thêm thời gian để hoàn thành nghĩa vụ của mình.

* Tiếp cận thị trường:

Tất cả thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc. Hầu hết các hạn chế khác không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế - đây là quá trình mà nội dung thực chất là “thuế hoá”. Mức độ thuế hoá dựa trên việc tính toán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế quan đó, nhằm đưa ra mức thuế quan có tác động bảo hộ tương đương.

Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức độ giảm tối thiểu đối với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và được thực hiện trong thời gian 6 năm ,từ 1995-2000.

Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24% và mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong vòng 10 năm, từ 1995-2004.

Các nước chậm phát triển không phải cắt giảm biểu thuế của mình.

Đối với các sản phẩm mà hạn chế phi thuế đã được chuyển hoá thành thuế, chính phủ các nước thành viên được phép thực hiện các hành động khẩn cấp đặc biệt hay còn gọi là biện pháp tự vệ, nhằm ngăn chặn không để tình hình giá trượt xuống nhanh hay giá hàng nhập khẩu tăng vọt ảnh hưởng xấu đến nông dân nước họ. Có 4 nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là với mặt hàng gạo) sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt để hạn chế hàng nhập khẩu nhưng họ lại phải có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu. Ví dụ với Nhật Bản: mở cửa thị trường bắt đầu là 4% và lên đến 8% vào năm 2000.

Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế quan.

* Các biện pháp hỗ trợ trong nước:

Các chính sách trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thương mại phải được cắt giảm. Các nước thành viên WTO đã tính toán được mức hỗ trợ toàn bộ hay “tổng AMS” cho khu vực nông nghiệp trong mỗi năm tại các cơ sở, từ năm 1986-1988. Tổng AMS là giá trị của toàn bộ các khoản trợ cấp nội địa và khoản trợ cấp cho từng mặt hàng nông sản. Trong các cam kết, yêu cầu cắt giảm 20% của AMS toàn phần đối với các nước phát triển trong thời gian 6 năm; đối với các nước đang phát triển, cam kết cắt giảm là 13% trong vòng 10 năm, kể từ năm 1995; không có yêu cầu cắt giảm đối với những nước chậm phát triển.

* Giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản.

Hiệp định Nông nghiệp cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp, trừ phi các trợ cấp này được quy định rõ ràng trong danh mục các cam

kết của một nước. Đối với các trợ cấp đã liệt kê này, hiệp định đòi hỏi các thành viên của WTO cắt giảm số tiền sử dụng cho trợ cấp xuất khẩu lẫn số lượng xuất khẩu nhận trợ cấp.

Lấy mức bình quân trong các năm 1986-1990 làm cơ sở, các nước phát triển thoả thuận cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp xuất khẩu và 21% khối lượng xuất khẩu được hưởng trợ cấp trong vòng 6 năm tính từ năm 1995. Còn các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu; khối lượng hàng được hưởng trợ cấp sẽ giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995. Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm.

* Các quy định đối với các sản phẩm động thực vật.

Có một hiệp định riêng về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn y tế về động thực vật gọi tắt là: “Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch”, đặt ra các quy định cơ bản cho vấn đề an toàn thực phẩm. Hiệp định cho phép các nước đặt tiêu chuẩn cho riêng mình, nhưng đồng thời cũng quy định rằng các quy chế phải căn cứ trên cơ sở khoa học. Các nước thành viên WTO được khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế.

Hiệp định cho phép các nước được sử dụng những biện pháp khác nhau để giám định hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định về kiểm tra, giám định và các thủ tục phê duyệt.

Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thương mại hàng nông sản.

Các nước phát triển (6 năm)

1995 - 2000

Các nước đang phát triển ( 10 năm)

1995 - 2000 Thuế quan cắt giảm trung bình :

+Cho tất cả các nông phẩm +Tối thiểu cho từng sản phẩm

36 % 15 % 24 % 10 % Trợ cấp nội địa Tổng mức cắt giảm AMS

( giai đoạn cơ sở : 1986 - 1988 )

20 % 13 %

Xuất khẩu +Giá trị trợ cấp

+Khối lượng được trợ cấp ( gíai doạn cơ sở :1986 -1990 )

36 % 21 %

24 % 14 %

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w