Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATT) 1 Nội dung

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 40 - 45)

2.2.3.1. Nội dung

Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) là hệ thống các quy định đầu tiên từ trước đến nay mang tính đa biên, điều chỉnh thương mại dịch vụ. Hiệp định này được đàm phán tại vòng Uruguay.

Hiệp định GATS bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Các nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản.

+ Các phụ lục giải quyết các chuyên ngành cụ thể.

+ Các cam kết cụ thể của mỗi nước nhằm mục đích mở cửa thị trường của nước họ.

+ Các danh mục các nước thôi không áp dụng nguyên tắc MFN về không phân biệt đối xử.

Một uỷ ban về Thương mại dịch vụ của WTO giám sát việc thực hiện hiệp định.

Bộ khung các điều khoản của Hiệp định GATS (29 điều khoảng của GATS áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ). Chúng chứa đựng tất cả các nguyên tắc mà các nước phải tuân thủ :

• Hiệp định áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ mua bán trên thế giới. Nó bao gồm tất cả các hình thức cung cấp dịch vụ; GATS xác định có bốn phương thức sau :

+ Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Dịch vụ được cung cấp thông qua sự vận động của chính bản thân dịch vụ đó, từ nước này sang nước khác.

+ Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: người tiêu dùng hay công ty tiêu thụ dịch vụ ở một nước khác.

+ Hiện diện thương mại: Một công ty nước ngoài thành lập một chi nhánh hay công ty tại một nước khác để cung cấp dịch vụ.

+ Hiện diện của tự nhiên nhân: Các cá nhân đi từ một nước này sang nước khác để cung cấp dịch vụ.

• Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Theo quy định của GATS, nếu một nước cho phép cạnh tranh nước ngoài ở một lĩnh vực dịch vụ thì phải tạo cơ hội bình đẳng như nhau cho tất cả các thành viên WTO. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp ngoại lệ.

• Đãi ngộ quốc gia (NT): Đối xử như nhau giữa các nước thành viên. Đối với GATS chỉ áp dụng tại những ngành có cam kết cụ thể và được phép miễn trừ.

• Minh bạch hoá: Các chính phủ phải công bố luật và quy định của mình, thông báo tất cả những thay đổi về luật lệ áp dụng cho những ngành có cam kết cụ thể.

• Thanh toán và chuyển tiền quốc tế: Một khi các chính phủ đã có những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì họ không được áp dụng các hạn chế đối với việc chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài cho dịch vụ đó. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nhưng các hạn chế cũng chỉ mang tính tạm thời và phải có điều kiện.

• Các cam kết cụ thể: Cam kết của từng nước về mở cửa thị trường của từng ngành cụ thể, được tổng hợp trong một danh mục các cam kết, danh mục này liệt kê tất cả các ngành được mở cửa và mức độ mở cửa của ngành đó. Các cam kết này đều mang tính rành buộc, chúng chỉ có thể được thay đổi hoặc loại bỏ, sau khi đã thương lượng về đền bù với các nước bị ảnh hưởng.

• Tự do hoá từng bước: Vòng Urugoay chỉ là bước đầu. GATS quy định phải tự do hoá hơn nữa với cuộc đàm phán đầu tiên được bắt đầu sau 5 năm bắt đầu từ năm2000.

Sau vòng đàm phán Urugoay, nhiều cuộc đàm phán về thương mại và dịch vụ đã được tiến hành và đi đến ký kết một số hiệp định, như hiệp định về

thành viên đã nhất trí về chương trình nghị sự để tiếp tục đàm phán mở rộng tự do thương mại dịch vụ vào thiên niên kỷ mới.

2.2.3.2. Những cơ hội

Nhìn chung, GATS chưa đem lại được nhiều cơ hội và lợi ích cho các nước đang phát triển. Những thứ mà các nước này nhận được chỉ là một phần lợi ích rất nhỏ so với những cơ hội và lợi ích mà các nước phát triển giành được từ hiệp định này. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận được những cơ hội mà GATS mang lại.

Một trong những mục tiêu mà GATS ghi nhận là giúp phát triển xuất khẩu của các nước đang phát triển và bảo đảm cho họ có cơ hội xuất khẩu những dịch vụ mà họ có khả năng, qua đó mở rộng sự tham gia của các nước đang phát triển trong thương mại thế giới về dịch vụ. Tuy chỉ có một số tập đoàn lớn của các nước đang phát triển hiện tại là có năng lực xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, nhưng điều đó cũng khẳng định trong tương lai vấn đề mở rộng thị trường thương mại dịch vụ của các nước đang phát triển là có cơ hội tăng lên.

GATS bao gồm tất cả các dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh, viễn thông, dịch vụ liên quan đến xây dựng, dịch vụ hàng hải và cảng, y tế, giáo dục, các dịch vụ nghe nhìn... Tự do hoá thương mại dịch vụ có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển nhập khẩu các dịch vụ trên từ nước ngoài vào, trong nước có sự cạnh tranh giữa các ngành dịch vụ trong và ngoài nước với nhau, do vậy giá thành của các ngành dịch vụ này có thể rẻ hơn rất nhiều. Ví dụ như cước phí viễn thông, giá điện, nước rẻ hơn do không còn sự độc quyền của nhà nước, cước phí vận tải cũng được hạ thấp. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho sản xuất và tiêu dùng có thể dồi dào hơn, hàng hoá có chất lượng tốt hơn, tin cậy hơn và giá cũng thấp hơn. Các nhà sản xuất kinh doanh bản địa có thể tiếp cận được với những dịch vụ kinh doanh hữu ích, người dân có thể tiếp cận với những dịch vụ y tế, giáo dục đa dạng hơn và chất lượng cũng tốt hơn.

Cơ hội tiếp theo mà GATS đã đem lại cho các nước đang phát triển là thoả thuận trong vấn đề di chuyển của tự nhiên nhân. Hiệp định GATS có hiệu lực, điều này có nghĩa là mọi người lao động đều có thể tự do xuất ngoại để làm việc hay cung cấp những dịch vụ khác. Người lao động tại các nước đang phát triển được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi lại giữa các nước thành viên để cung cấp dịch vụ. Các bác sỹ, luật sư, nhân viên kế toán của những nước này được chấp nhận tại các nước phát triển là thành viên.

2.2.3.3. Những thách thức

Hiệp định thương mại dịch vụ là một trong những hiệp định bất lợi nhất đối với các nước đang phát triển. Như đã đề cập đến tại phần trước, các nước đang phát triển được lợi rất ít từ GATS, trong khi đó những thách thức và khó khăn thì cực kỳ to lớn.

Thực tế, Hiệp định GATS phục vụ cho mục đích của các nước phát triển để có thể thâm nhập dễ dàng hơn và chiếm lĩnh thị trường dịch vụ của các nước đang phát triển như trong các lĩnh vực bảo hiểm, hàng không, bưu chính viễn thông, ngân hàng, vận tải, y tế... Những ngành này trước đây được chính phủ các nước đang phát triển bảo hộ rất cao. Đặc biệt là bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, giờ đây sẽ phải mở cửa để cho các nước phát triển tự do thâm nhập, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới, tất cả các ưu đãi sẽ phải được đối xử công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ của nước ngoài và trong nước. Hơn nữa, các lĩnh vực dịch vụ này tại các nước đang phát triển hầu như không có gì để xuất khẩu ra nước ngoài vì các lĩnh vực dịch vụ này còn non trẻ, phát triển với kỹ thuật công nghệ chưa cao, thậm chí còn rất lạc hậu, thực tế là không thể cạnh tranh nổi với các cường quốc kinh tế kĩ thuật. Vì vậy, về trước mắt cũng như lâu dài, việc giữ vững thị trường trong nước và mở cửa thị trường dịch vụ nước ngoài sẽ đặt các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ bản địa của các nước đang phát triển trước những khó khăn to lớn, gay gắt và ít có cơ hội để phát triển và canh tranh. Hơn nữa, để phát triển những dịch vụ này cần có nguồn vốn rất lớn

và lao động có trình độ trí thức cao. Trong khi đó tại các nước đang phát triển, hiện tại hai yếu tố này còn rất thiếu và trong tương lai cũng ít có khả năng và nguồn lực để phát triển. Nói cách khác là các nước đang phát triển sẽ không lúc nào có đủ khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này với các nước phát triển. Hiện nay các nước đang phát triển vẫn còn phải nhập siêu rất lớn các dịch vụ từ các nước phát triển. Như vậy, tự do thương mại dịch vụ sẽ dẫn đến thương mại một chiều ở các nước đang phát triển, chỉ nhập khẩu chứ không có năng lực xuất khẩu và các nước đang phát triển sẽ mất các cơ hội để xây dựng và phát triển các lĩnh vực dịch vụ này.

Bên cạnh đó, vấn đề mà được các nước đang phát triển quan tâm và cảm thấy được lợi từ hiệp định GATS như là: “ sự di chuyển của tự nhiên nhân” thì chỉ đạt được kết quả rất khiêm tốn, chỉ có ý nghĩa rất nhỏ đối với nhu cầu quá lớn các nước này.

Mua sắm của chính phủ là một vấn đề đã và đang được đưa ra đàm phán trong hội nghị của WTO. Nếu các nước thoả thuận và ký kết về lĩnh vực này thì các nước đang phát triển lại vấp phải một thử thách khác nữa không kém phần gay go quyết liệt. Thông thường vấn đề mua sắm của chính phủ được giao cho các nhà cung cấp nội địa, đây là hình thức, một mặt tăng nguồn thu cho ngân sách, một mặt là biện pháp kích thích kinh tế nội địa phát triển. Mục tiêu của WTO là đưa các quyết định, thủ tục, chính sách chỉ tiêu của chính phủ tất cả các nước thành viên vào dưới sự bảo hộ của WTO, nơi mà nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ được áp dụng. Và theo nguyên tắc này, chính phủ các nước đang phát triển sẽ không còn được dành quyền ưu đãi cho công dân hoặc doanh nghiệp nước mình trong việc mua sắm và kí các hợp đồng, dự án mà phải mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia và dành cho những công ty này những cơ hội tương tự như các cá nhân, doanh nghiệp trong nước. Các công ty của các nước phát triển sẽ xâm nhập nhiều hơn nữa và không ngừng vào nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong khi đó các công ty của các nước đang phát triển lại

không đủ năng lực, bình đẳng canh tranh khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các nước phát triển.

Do vậy có thể nói phần lợi mà các nước đang phát triển có thể có được từ việc tự do hoá thương mại dịch vụ thật sự không đáng kể so với phần lợi mà các nước phát triển có thể có.

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w