Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 47 - 52)

(TRIPS)

2.2.2.1 Nội dung

Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/1995. Đây là hiệp định đa phương toàn diện nhất về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ngày nay, vấn đề về sở hữu trí tuệ có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thương mại, đã làm nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau.Vì thế, quy định thương mại được thống nhất trên phưong diện quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ là cách thức tiếp cận có tính ổn định và tạo được cơ sở để giải quyết tranh chấp có tính hệ thống hơn.

Vòng đàm phán Uruguay đã đạt được thành công rất lớn khi thoả thuận được một hiệp định về những khía cạnh của sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Theo hiệp định này, các nước thành viên có thể, nhưng không bị bắt buộc khi áp dụng mức bảo hộ cao hơn yêu cầu của hiệp định miễn là không trái với các điều khoản của hiệp định.

Lĩnh vực trong phạm vi điều chỉnh của TRIPS: - Bản quyền và các quyền liên quan.

- Nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ. - Chỉ định địa lý.

- Thiết kế công nghiệp. - Thiếp kế về bản vi mạch.

- Các thông tin bí mật, kể cả bí mật thương mại. Hiệp định điều chỉnh 5 vấn đề lớn:

Thứ nhất, về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản về hệ thống thương mại và các hiệp định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ:

Các nguyên tắc cơ bản : đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và vấn đề chuyển giao công nghệ. Khi một người phát minh hay chế tạo đươc cấp bản quyền hoặc bảo hộ quyền tác giả thì anh ta có quyền buộc người khác không được sao chép bất hợp pháp. Theo hiệp định, các vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ phải góp phần đổi mới kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai, làm thế nào để bảo hộ công bằng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Với mục tiêu đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo hộ tương đương nhau ở tất cả các nước, cơ sở các ràng buộc đã có trong các Hiệp định quốc tế chủ yếu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tồn tại trước khi WTO ra đời, bao gồm:

+ Công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp.

+ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Hiệp định TRIPS cho thêm một số lượng đáng kể các tiêu chuẩn mới và cao hơn.

Thứ ba, về việc thi hành các quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của quốc gia. Theo Hiệp định các Chính phủ cần phải bảo đảm quyền về sở hữu trí tuệ có thể được thực thi theo luật pháp nước mình và cần có những hình phạt đủ mạnh để hạn chế những vi phạm trong tương lai. Các văn bản phải hợp lý công bằng, không nên phức tạp một cách không cần thiết hay quá tốn kém.

Thứ tư, giải quyết về các tranh chấp trên vấn đề sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên WTO.

Thứ năm, các dàn xếp chuyển đổi đặc biệt khi hệ thống mới được đưa ra. TRIMS cho phép các thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp để đảm bảo thực thi đầy đủ các nghĩa vụ.

2.2.5.2. Những cơ hội

Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIPS đã mang lại một số cơ hội sau cho các nước đang phát triển:

Thứ tư, theo các nguyên tắc của TRIPS, tác phẩm và phát minh của các nước đang phát triển có thể được công nhận và được bảo vệ trên thị trường và lãnh thổ của tất cả các nước thành viên.

Thứ tư, các phương thức kinh doanh và bí mật thương mại của các doanh nghiệp, công ty của các nước này cũng được đảm bảo bởi hệ thống luật pháp qua việc thực thi các hiệp định TRIPS.

Thứ năm, Hiệp định TRIPS cũng có một số điều khoản tạo sự linh hoạt cho các nước thành viên mà các nước đang phát triển có thể tận dụng để giảm bớt những thách thức của TRIPS. Chẳng hạn như TRIPS cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết đẻ bảo vệ sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng, và để tăng cường lợi ích trong những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế và kỹ thuật, với điều kiện là các biện pháp đó phù hợp với các điều khoản của TRIPS. Vận dụng sự cho phép này, các nước đang phát tiển có thể quy định bắt buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao kỹ thuật cho các công ty bản địa để các công ty này có thể sản xuất đựoc các sản phẩm cùng loại với giá rẻ hơn để phục vụ lợi ích cộng đồng.

2.2.5.3. Những thách thức

Thực chất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự vận động của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, bởi vì những nước này là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Chính vì vậy, TRIPS đặt ra cho các nước đang phát triển những thử thách không nhỏ:

Thứ nhất, các nước đang phát triển là những nước có nền công nghiệp chưa phát triển hoặc phát triển sau, nên rất thiệt thòi khi tham gia Hiệp định TRIPS. Các ngành công nghiệp muốn phát triển cần phải có khả năng tiếp cận được với khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nhưng hiện nay khi các nước đang phát triển coi việc sử dụng các phát minh khoa học, kỹ thuật là việc tiếp nhận sự phổ biến phát minh kĩ thuật, công nghệ của loài người thì các nước công nghiệp phát triển coi đó là hành vi ăn cắp bản quyền; Việc làm thông thường đó của các nước đang phát triển được coi là hành vi vi phạm nguyên tắc của Hiệp

định TRIPS, do vậy tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa của các nước đang phát triển rất khó khăn vì họ không được sử dụng các phát minh, sáng chế công nghiệp... một cách bất hợp pháp. Theo TRIPS các nước đang phát triển muốn sử dụng thì phải mua.Trong khi đó, trước đây các cường quốc kinh tế phát triển nền công nghiệp của mình đều bằng cách vay mượn, sao chép các sáng tạo công nghệ mà không phải đền bù gì cho chủ nhân của nó và coi nó là tài sản của nhân loại.

Thứ hai, Hiệp định TRIPS đã định ra việc bảo hộ bằng sáng chế bất kể là sản phẩm hay quy trình sản xuất có thời hạn giá trị ít nhất là trong 20 năm; kéo dài thời gian bảo hộ các chất bán dẫn hoặc chíp vi tính, chế định các quy chế nghiêm ngặt để chống các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Lúc này giá cả hàng hoá được bảo hộ sẽ cao hơn trước và trong suốt thời hạn được bảo hộ buộc các nước đang phát triển phải chi ra một số tiền khổng lồ để mua quyền sử dụng chúng. Nhiều loại hàng hoá công nghiệp tại các nước đang phát triển sẽ rất thiếu thốn vì chi phí để sản xuất ra nó quá cao. Một ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm: việc cấp bằng sáng chế đã làm cho giá thuốc tại ấn độ tăng từ 5 đến 10 lần. Trước khi Hiệp định có hiệu lực, Chính phủ các nước đang phát triển có thể không cấp bằng sáng chế cho dược phẩm hoặc chỉ cấp bằng có giá trị trong thời gian ngắn để các công ty trong nước có thể sản xuất dược phẩm cùng loại với giá thấp hơn. Một số nước chỉ cấp bằng sáng chế cho quy trình sản xuất để có thể sản xuất ra loại hàng đó với quy trình sản xuất khác. Nhưng khi TRIPS có hiệu lực và bảo hộ sáng chế trong thời hạn tối thiểu 20 năm thì chắc chắn giá thuốc sẽ cao hơn rất nhiều, do bị độc quyền và vì vậy, nhiều người dân tại các nước đang phát triển sẽ phải chịu cảnh thiếu thuốc trong khi thuốc được bày bán lan tràn tại các quầy thuốc, do giá thuốc quá cao mà tiền thì họ không có đủ để mua.

Thứ ba, có nhiều người cho rằng, việc bảo hộ bằng sáng chế sẽ khuyến khích các công ty bản địa ở các nước đang phát triển đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các ngành công nghệ. Nhưng trên thực tế thì các nước đang phát triển

không có khả năng đầu tư cho các hoạt động này do chi phí để nghiên cứu và phát triển một sản phẩm công nghiệp nào đó quá cao ngay cả đối với các nước phát triển. Ví dụ để nghiên cứu một hợp chất hoá chất mới cần phải chi ra 200 triệu USD. Thông thường chỉ có các công ty của các nước phát triển mới hơn thế nữa phải là một công ty nhà nước, tập đoàn lớn của nước phát triển mới có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển một sản phẩm,công nghệ mới và họ nắm giữ bằng sáng chế. Các nước đang phát triển buộc phải mua bản quyền nếu muốn sản xuất ra các sản phẩm đó, hay sử dụng công nghệ đó.

Thứ tư, các nước đang phát triển cũng gặp phải khó khăn trong vấn đề chuyển giao công nghệ do các nước phát triển muốn giữ độc quyền hoặc đòi giá cao cho việc chuyển giao mà các công ty nội địa không thể chấp nhận được.

Thứ năm, Hiệp định TRIPS được coi là một thắng lợi của công nghệ kỹ thuật cao của Mỹ, Mỹ muốn kiểm soát chặt chẽ về việc phổ biến cách tân công nghệ này. Vấn đề phát triển các ngành kỹ thuật cao như phần mềm, phần cứng tin học điện tử, công nghệ sinh học, laser... rất quan trọng đối với mỗi nền kinh tế. Khi các nước đang phát triển muốn chế tạo ra các phần mềm, lắp ráp vi tính... thì buộc phải mua với giá cắt cổ bản quyền của nhiều quy trình công nghệ khác nhau, mà phần lớn thuộc các công ty lớn của Hoa Kỳ. Do vậy nếu họ tổ chức sản xuất thì hoặc là sản phẩm sản xuất ra với giá rất cao, khó bán được hàng, hoặc là lợi nhuận thu được rất thấp. Điều này không khuyến khích các hoạt động cách tân phát triển công nghệ tại các nước đang phát triển. Các nước này thà mua luôn công nghệ mới không cần mất thời gian để sáng tạo. Và chính vì vậy công nghệ kỹ thuật của các nước đang phát triển sẽ không phát triển được, luôn đi sau và ngày càng bị lệ thuộc vào các nước phát triển.

Thứ sáu, Hiệp định TRIPS cũng bảo hộ sáng chế cho các loại cây trồng với lý do là khuyến khích lai tạo giống mới. Theo quy định của TRIPS người nắm giữ bằng sáng chế một loại giống nào đó, có quyền cấm nông dân dùng giống giữ lại từ những vụ gieo trồng trước để gieo lại. Điều kiện này làm cho giá lương thực ở các nước đang phát triển tăng cao vì phải trả tiền mua giống do

chính mình sản xuất ra. Không chỉ có vậy, TRIPS với việc khai thông quá trình tư nhân hóa các sản phẩm phát triển qua quá trình lai tạo hoặc biến đổi gen do chính các nước triển khai thực hiện là sự đe doạ đối với nông thôn các nước đang phát triển. Chỉ cần được cải biến, dù rất ít các sản phẩm gen có thể được cấp bằng sáng chế, vì vậy hiện nay có rất nhiều công ty đặc biệt từ các nước phát triển có thể lấy một cây trồng tại các nước đang phát triển cải biến nó sau đó xin cấp bằng sáng chế, thu lợi nhuận mà không phải trả một khoảng tiền nào cho cộng đồng đã sử dụng kiến thức truyền thống để duy trì và phát triển giống cây trồng đó. Ví dụ, công ty dược phẩm Merck ở Châu Âu dường như thu được nhiều lợi nhuận qua việc phát triển một chất chống đông máu được chiết xuất từ cây tikluba mà dân vùng Amazon đã sử dụng lâu đời.

* Trên đây là những tóm tắt sơ lược về những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển trong quá trình thực thi một số Hiệp định cơ bản của WTO. Từ đó chúng ta có thể nắm bắt được những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt và trên cơ sở đó có thể cùng tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và đem lại lợi ích cao hơn cho nhóm nước đang phát triển trong tổ chức WTO.

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w