Những cơ hội và thách thức trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 60 - 64)

Việt Nam

3.2.1. Những cơ hội

Tham gia WTO là một bước ngoặt quan trọng dẫn đến sự thành công của chương trình cải cách nền kinh tế đang chuyển đổi và các nền kinh tế chậm phát triển vì bên cạnh việc thúc đẩy ngoại thương phát triển, nó còn kích thích việc thiết lập được cơ chế thị trường ngay trong khu vực nội địa.

Thứ nhất, Việt Nam khi là thành viên của WTO sẽ được hưởng mọi ưu đãi như các thành viên khác, đặc biệt là ưu đãi cho các nước đang phát triển, đó là quyền được hưởng các chế độ không phân biệt đối xử như qui chế đãi ngộ quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc đối với hàng xuất khẩu của mình sang thị trường các nước thành viên. GATT sau đó đến WTO đều giữ vững nguyên tắc “có đi có lại tương đối” trong quan hệ giữa các nước đang phát triển vá các nước phát triển thay vì áp dụng nguyên tắc “có đi có lại thông thường”. Vì vậy trong quan hệ kinh tế giữa các nước, Việt Nam cũng được áp dụng nguyên tắc “có đi có lại tương đối”. Theo nguyên tắc này, Việt Nam có thể được chịu một mức độ bồi thuờng ít khi vi phạm các qui tắc của WTO hay khi các nước phát triển giảm mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì nước ta cũng không bị ép phải giảm tương tự mức thuế của mình để bồi hoàn cho các nước phát triển.

Thưa hai, Việt Nam được hưởng nhiều thuận lợi trong thương mại quốc tế:

Trước hết, Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được tháo bỏ, Việt

Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường buôn bán, hàng hoá và dịch vụ của ta sẽ có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường quốc tế:

Với mặt hàng nông sản, với những yếu tố mới về mở cửa thị trường và giảm thuế quan, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu hơn, khối lượng hàng nông sản sẽ tăng lên rất nhiều do các hạn chế về số lượng sẽ được chuyển sang thuế. Đặc biệt với sản phẩm gạo, Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn khi thị trường gạo thế giới mở cửa, các nước trước đây rất ít nhập khẩu gạo của ta như Hàn Quốc cũng bắt buộc phải mở cửa thị trường của họ .

Đối với mặt hàng dệt may, hiệp định về hàng dệt may ATC đã thay thế hiệp định đa sợi MFA đã tạo rất nhiều điều kiện tốt cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam, gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong nước. Khi tham gia WTO, sau năm 2001 Việt Nam sẽ không bị các nước áp đặt hạn ngạch nữa, dó đó các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới mà hoàn toàn không bị hạn chế định lượng.

Việc giảm thuế quan và tiến đến múc thuế bằng không với mọi hàng hoá sẽ thuận lợi cho việc nhập khẩu của Việt Nam nhất là đối với các loại hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đạt hiệu quả cao như: hàng tân dược, thiết bị y tế, hoá chất, sắt thép..

Thứ ba, những qui định và nguyên tắc của WTO giúp cho Việt Nam có thể tự bảo vệ và đòi được sự công bằng trong buôn bán quốc tế. Việt Nam có quyền thương lượng với các đối tác và có quyền khiếu nại họ khi thương lượng không có kết quả. Cơ chế giải quyết của WTO thật sự đảm bảo cho Việt Nam có vị trí ngang hàng với mọi quốc gia thành viên khác trong việc giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ tư, việc gia nhập WTO làm tăng đọ tin cậy và khẳng định được tính nhất quán trong đường lối phát triển của Đảng và nhà nước Việt Nam, quyết tâm chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa theo định hướng XHCN. Đây là nhân tố hết sức quan trọng làm gia tăng lòng tin của các doanh nhân( đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) vào

sự ổn định về chính trị và xã hội ở Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Việt Nam có thể khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế.

Thứ năm, gia nhập vào WTO Việt Nam có thể tiếp nhận dễ dàng khoa học công nghệ cao của các nước phát triển cũng như nâng cao được khả năng thu hút được luồng vốn của nước ngoài trong công cuộc xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Cuối cùng, những lợi ích từ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, quan hệ hợp tác với các nước thành viên WTO. Quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên được mở rộng cả về kinh tế đến chính trị và lĩnh vực văn hoá. Việt Nam có điều kiện để học hỏi được kinh nghiệm và rút ra được nhiều bài học từ các nước đi trước.

3.2.2. Những thách thức

Bên cạnh những cơ hội của tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam cung phải đối mặt với một số thách thức sau:

Thứ nhất, Việt Nam là đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Ta chưa thể thích ứng nhanh được với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu vì nền kinh tế của ta chưa ổn định, các chính sách của Nhà nước chưa thực sự hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường rất non trẻ. Bên cạnh đó các vấn đề bất bình đẳng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thể giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ. Hàng năm, nhà nước ta phải chi ra một khoản ngân sách rất lớn để bù lỗ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả của khu vực này. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân chưa được nhà nước tạo điều kiện để phát triển, sự phận biệt còn tồn tại rất lớn giữa hai khu vực này. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam do chưa thể phát triển lớn mạnh được, ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh so với các công ty nước ngoài khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, nền sản xuất của ta còn non yếu, các thành phần kinh tế hoạt động trong một cơ chế thị trường chưa dày dạn kinh nghiệm, hàng hoá dịch vụ của ta có chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, sức cạnh tranh còn thấp so với hàng ngoại nhập. Chúng ta mở cửa thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu. Điều này là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình giữ vững được thị phần của mình không chỉ tại các thị trường nước ngoài mà ngay cả đối với thị trường nội địa.

Thứ ba, nguồn lực phát triển kinh tế của ta khá dồi dào nhưng sử dụng đạt hiệu quả chưa cao. Viêt Nam có rừng vàng biển bạc gia trị rất to lớn nhưng do tình trạng khai thác bừa bãi, cộng với thiếu vốn và công nghệ phù hợp nên giá trị thu được còn hạn chế.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của ta cũng chưa đáp ứng với nhu cầu của tình hình hiện nay.Vì nguồn lao động nhiều, lao động có trình độ đại hoc giai đoạn hiện nay tăng lên nhiều so với giai đoạn trước nhưng số lượng lao động trình độ thấp tay nghề chưa cao vẫn nhiều, tác phong công nghiệp yếu..., ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ta.

Thứ tư, Việt Nam sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi thực hiện những nguyên tắc, những hiệp định của WTO:

Thuế quan: Việt Nam buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu và hàng rào phi thuế theo các kết quả đàm phán gia nhập tuỳ theo từng lĩnh vực đối với hàng ngoại nhập.

Khó khăn khi thưc hiện các quy tắc về vệ sinh dịch tễ, bao bì, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư cho thương mại...

Các biện pháp chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ: Việt Nam chưa có luật liên quan đến vấn đề này, vì vậy ta phải đưa ra các quy định về vấn đề này để tránh mối lo ngại của các nước thành viên WTO.

Thứ năm, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế của ta còn yêu kém, thiếu sự ổn định, thiếu sự tin cậy. Các thủ tục cấp giấy phép rườm rà, không cần thiết và thiếu tính rõ ràng.

Cuối cùng, trình độ và kinh nghiệm đàm phán của ta còn yếu. Đàm phán là công việc rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, đồng thời những ngưòi tham gia đàm phá phải có trình độ năng lực cao. Vì vậy, tăng cường kiến thức cho các cán bộ nước ta về chiến thuật, kỹ thuật đàm phán là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w