Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong WTO

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 55 - 59)

phát triển trong WTO

Là thành viên của WTO, các nước đang phát có thể tiếp nhận được nhiều lợi ích phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế của mình, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Qua việc phân tích những cơ hội và thách thức mà việc tham gia vào WTO đối với những nước đang phát triển ở phần trên, có thể thấy rằng vấn đề hàng đầu trước mắt của các nước đang phát triển là làm thế nào có thể một mặt hội nhập được tốt với quá trình tự do hoá thương mại quốc tế, đấu tranh dành quyền bình đẳng trong nhiều lĩnh vực, mặt khác vẫn giữ được ổn định và duy trì phát triển nền kinh tế trong nước.

Thứ nhất, các nước đang phát triển kể cả những nước đã hay đang xin gia nhập WTO cần đoàn kết lại, cùng nhau đấu tranh để làm cho WTO được công bằng hơn ; minh bạch hơn ; cùng nhau hợp tác đàm phán để đưa ra được những điều khoản có lợi cho mình. Nếu không có sự cộng tác toàn bộ thì ít nhất cũng phải có các khối liên minh khu vực tạo nên những khối kinh tế lớn mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh được với sức mạnh của các cường quốc kinh tế .

Thứ hai, các nước đang phát triển phải lựa chọn các chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp; phải cơ cấu lại nền kinh tế, dựa vào sức mình là chính .

Đối với công nghiệp, mặc dù có rất nhiều hạn chế để phát triển công nghiệp khi các nước đang phát triển thực hiện các điều khoản của WTO tuy nhiên các nước vẫn có thể thực hiện được một chính sách để phát triển công nghiệp có hiệu quả: Các nước đang phát triển cần nâng cao tiết kiệm và đầu tư trong nước, đẩy mạnh tích luỹ vốn, tiếp nhận kĩ thuật công nghệ, khai thác thị trường nội địa, tiến đến nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, chính phủ các nước đang phát triển còn có thể hỗ trợ cho những cố gắng công nghiệp hoá và sức cạnh tranh quốc tế của nền công nghiệp nước mình bằng cách tập trung nhiều hơn để cung cấp cho những nhà sản xuất công nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi như: đào tạo lực lượng lao động, những dịch vụ nghiên cứu và triển khai khoa học, thiết lập những khu khoa học và công nghiệp hoặc cung cấp đất đai nhà xưởng kinh doanh với giá rẻ..

Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp khai khoáng, chế biến dệt may, phát triển công nghiệp chế tạo...

Đối với nông nghiệp, các nước đang phát triển cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh của nền nông nghiệp một cách tối đa. Một mặt phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hướng về xuất khẩu, mặt khác phải duy trì được mức độ tự cấp tự túc trong nước, tránh tình trạng phải nhập khẩu lương thực của nước ngoài do lương thực không đủ để cung ứng cho nhân dân nội địa.

Không chỉ đối với công nghiệp và nông nghiệp, các ngành khác cũng không ngừng phát triển, huy động mọi nguồn lực để sản xuất trong nước thay vì tập trung quá nhiều cho xuất khẩu. Các ngành kinh tế phải được đa dạng hoá và nâng cao được sức cạnh tranh của thương mại nứơc mình đối với thương mại quốc tế, giữ vững được thị phần ít nhất là trong thị trường nội địa

Chính phủ các nước đang phát triển cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển để cho các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực có thể cạnh tranh được vơí các doanh nghiệp nước ngoài .

Cần phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng trong tương lai với các chính sách bảo hộ thích hợp .

Cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ; phải xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh, giảm tối thiểu sự lệ thuộc trước các dòng vốn nước ngoài, vì vậy các nước cần phải thận trọng khi lựa chọn các chính sách trong việc mở cửa thị trường tài chính.

Thứ ba, cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực: Mở các chương trình đào tạo, giáo dục nâng cao trình độ tay nghề của lưc lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và các kĩ sư có trình độ chuyên môn cao; tiếp thu và học tập kinh nghiệm của bạn bè các nước thành viên. Cần phải nhận thức rằng nhân lực là một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Để nâng cao năng lực canh tranh và thu hút vốn đầu tư phải có một đội ngũ nhân lực lành nghề. Và để khắc phục được tình trạng chảy máu chất xám sang các nước phát triển, chính phủ các nước này cần phải tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sĩ, lao động có tay nghề cao... để họ có thể yên tâm làm việc phục vụ cho đất nước .

Thứ tư, các nước đang phát triển cần phải định hướng lại con đường phát triển của mình, lấy thị trường trong nước làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Mở rộng thị trường trong nước có nghĩa là làm tăng sức mua của nhân dân, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước .

Thứ năm, phải gắn kết tăng trưởng bền vững với công bằng xã hội. Các nước đang phát triển bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế còn cần phải đầu tư nhiều cho dịch vụ công cộng: y tế, trường học, vui chơi giải trí... nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w