chính các nước triển khai thực hiện là sự đe doạ đối với nông thôn các nước đang phát triển. Chỉ cần được cải biến, dù rất ít các sản phẩm gen có thể được cấp bằng sáng chế, vì vậy hiện nay có rất nhiều công ty đặc biệt từ các nước phát triển có thể lấy một cây trồng tại các nước đang phát triển cải biến nó sau đó xin cấp bằng sáng chế, thu lợi nhuận mà không phải trả một khoảng tiền nào cho cộng đồng đã sử dụng kiến thức truyền thống để duy trì và phát triển giống cây trồng đó. Ví dụ, công ty dược phẩm Merck ở Châu Âu dường như thu được nhiều lợi nhuận qua việc phát triển một chất chống đông máu được chiết xuất từ cây tikluba mà dân vùng Amazon đã sử dụng lâu đời.
* Trên đây là những tóm tắt sơ lược về những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nước đang phát triển trong quá trình thực thi một số Hiệp định cơ bản của WTO. Từ đó chúng ta có thể nắm bắt được những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt và trên cơ sở đó có thể cùng tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và đem lại lợi ích cao hơn cho nhóm nước đang phát triển trong tổ chức WTO.
2.3. Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong tổ chức thương mại thế giới phát triển trong tổ chức thương mại thế giới
2.3.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của các nước đang phát triển triển
Mục tiêu của tổ chức thương mại quốc tế là nhằm củng cố nền kinh tế thế giới, dẫn đến tăng trưởng mậu dịch, đầu tư, công ăn việc làm và thu nhập trên toàn thế giới, nhưng đến nay,thực chất WTO vẫn chưa thực hiện được điều đó.
Thứ nhất, hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển, tồn tại một nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp thì phát triển chậm, tiềm năng kinh tế thấp. Thêm vào đó có nhiều nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường do vậy nền kinh tế chưa ổn định, chưa có khả
năng thích ứng nhanh được với quá trình tự do hoá thương mại của WTO. Chính vì vậy các nước đang phát triển rất khó khăn trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của WTO và sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước phát triển. Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển chưa đủ khả năng cạnh tranh được với sản phẩm và dịch vụ của các nước phát triển do chất lượng chưa cao và không đồng bộ.
Thứ hai, WTO đã thừa nhận các quy chế đặc biệt và phân biệt đối với các nước đang phát triển nhưng không coi đó là khác biệt mang tính cơ cấu mà chỉ coi đó là những vấn đề có thể vượt qua được bằng cách gia hạn thêm cho các nước này một thời gian để có thể thích nghi với điều kiện mới. Việc gia hạn này không thể đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển trong quá trình thay đổi các chính sách kinh tế của mình để hội nhập vào quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Hơn nữa, nền kinh tế của các nước đang phát triển đi sau các nước phát triển ít nhất là 40 năm, vì vậy khoảng thời gian ưu đãi cho các nước đang phát triển (khoảng 4 năm so với các nước phát triển) chắc chắn sẽ không đủ để cho các nền kinh tế đang phát triển có thể theo kịp các nền kinh tế phát triển được.
Thứ ba, trình độ nguồn nhân lực của các nước đang phát triển còn quá thấp. Tuy số lượng lao động tại các nước này rất dồi dào song số lao động có trình độ cao lại không nhiều, lao động có bằng kỹ sư, cử nhân, tay nghề cao còn quá ít, chưa được đào tạo đầy đủ hay chưa được nâng cao để thích ứng với tình hình mới.
Thứ tư, thế lực thực sự đứng đằng sau WTO là các cường quốc kinh tế lớn mạnh, chủ yếu là bốn nhóm nước: Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada. Các vấn đề được mang ra phần lớn đều mang lại lợi ích cho thiểu số các quốc gia này. Thực chất WTO có thể nói là công cụ làm giàu cho họ.
Thứ năm, một điểm bất lợi nữa khiến cho các nước đang phát triển phải chịu thiệt thòi phải chấp hành quyền lợi và nghĩa vụ quy định của WTO là nguyên tắc được quyền trả đũa về mậu dịch. Hệ thống giải quyết tranh chấp
cũng dựa trên cơ sở đó. Về mặt lý thuyết, tất cả các nước thành viên đều có thể đưa các tranh chấp ra WTO để giải quyết nhưng thực tế cơ chế này có lợi cho các nước lớn,giàu nhiều hơn. Hệ thống giải quyết của WTO cho phép các bạn hàng đơn phương trừng phạt các nước vi phạm. Đây là cơ hội để các cường quốc thương mại thể hiện sức mạnh của mình. Khi một nước nhỏ được kiện và các nước lớn thua kiện, nhưng không chấp hành mà vẫn sử dụng những hoạt động kinh tế vi phạm nguyên tắc WTO ảnh hưởng tới lợi ích của nước kia, nước nhỏ có quyền trả đũa. Nhưng một cường quốc như Mỹ hay EU đâu có sợ một nước nhỏ ở Thế giới thứ 3 đe dọa trừng phạt họ, nhưng ngược lại các nước đang phát triển có thể mất rất nhiều nếu như bị các cường quốc cấm vận thương mại. Mặt khác, nhiều khi xảy ra tranh chấp, các nước đang phát triển không thể khiếu nại đến cùng hoặc cố tình lờ đi vì họ thiếu khả năng và nguồn lực cũng như sức mạnh chính trị để khiếu nại các nước phát triển. Nhiều nước đang phát triển phải lệ thuộc rất nhiều vào các cường quốc kinh tế về nhập khẩu, xuất khẩu, viện trợ, đầu tư, an ninh, chính sự phụ thuộc đó đã ngăn cản các nước đang phát triển sử dụng hệ thống WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra với các bạn hàng giàu có.
Thứ sáu, các quy định của GATT trước đây không mang tính ràng buộc như các quy định WTO hiện nay. WTO đòi hỏi các thành viên phải thực hiện đúng toàn bộ theo các Hiệp định của WTO. Điều này hoàn toàn có lợi đối với các nước phát triển, còn với các nước đang phát triển thì gặp phải một số khó khăn không nhỏ. Chấp nhận mọi quy định của WTO sẽ rất bất lợi cho phát triển nền kinh tế trong nước của các nước đang phát triển.
Thứ bẩy, hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhỏ đều không có đủ nguồn lực để có thể tham gia tích cực vào vòng đàm phán WTO diễn ra hàng ngày tại Geneva. Các nước này phải cố gắng tính toán chi phí và may mắn họ có thể có được một phái đoàn tại Geneva. Nhiều nước không thể có được phái đoàn tại đây, họ chỉ có một vài người kiêm nhiệm phụ trách các công việc khác nhau. Ngoài vấn đề của WTO họ còn phải giải quyết tất cả mọi công
việc diễn ra tại đây như: UNCTAD, ILO..Trong khi đó, ví dụ như trường hợp của Mỹ, có đến hơn vài trăm người chuyên phụ trách các vấn đề của WTO tại Geneva. Hàng tuần trung bình có đến 47 cuộc họp của WTO, ngưòi ít, công việc lại nhiều, do vậy các nước đang phát triển không thể nắm hết được mọi thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với các kết quả trên bàn đàm phán.
Cuối cùng là tình trạng thiếu sự minh bạch trong quá trình ra quyết định của WTO. Vấn đề là trên thực tế các nước đang phát triển không phải lúc nào cũng có thể cùng ngồi đàm phán những vấn đề quan trọng với các nước phát triển. Tại diễn đàn Seatle vừa qua, có trường hợp đại biểu của các nước đang phát triển đến phòng họp và thấy rằng các văn bản mà họ đã bàn bạc bị thay đổi về căn bản do kết quả của các cuộc trao đổi riêng mà họ không được tham dự. Đoàn đại biểu của nhiều nước thậm chí không biết nội dung đàm phán là gì, đang diễn ra ở đâu vì họ không được thông báo và thực sự không được phép tham dự các phiên họp “kín”. Điều này xảy ra nhiều trong các tiến trình đàm phán, các nước phát triển luôn khống chế và thúc đẩy đàm phán có lợi cho mình không theo hướng của các đang phát triển.