trước chưa?)
D. Lâm sàng
Tri giác…
Thể trạng chung: da xanh niêm nhạt, tím môi, đầu chi… Sinh hiệu: Mạch, huyết áp, nhiệt độ
Suy hô hấp:
Khó thở, nhịp thở…..lần/ phút PaO2/ máu……mmHg
Đối với vết thương xuyên thấu: mô tả cơ chế gây nên vết thương như: dao, thanh kim loại,cọc nhọn…, hướng đâm
Mô tả vết thương ngoài da với tính chất: vị trí, kích thước, có dấu phì phò không? có dịch hoặc máu chảy qua vết thương không?
Với những vết thương lớn ở khí quản cổ bệnh nhân có được kiểm soát hô hấp bằng đặt ống nội khí quản, mở khí quản ra da hoặc đặt tạm canule qua vết thương không?
Đối với tổn thương khí phế quản do chấn thương kín
Mô tả cơ chế chấn thương ( xe tải đụng, móc cần cẩu đè vào ngực…), dấu chỉ điểm nơi lực tác động như: vết bầm tím, tụ máu ở cổ hoặc ngực
Thay đổi giọng nói, khàn giọng, nói không thành tiếng… Tiếng thở rít hoặc khò khè…
Ho khạc ra máu…
Tràn khí dưới da và mức độ tiến triển… Hội chứng TKMP…
Hội chứng TMMP và dập phổi
Diễn tiến lâm sàng sau khi đặt dẫn lưu màng phổi: Dấu hiệu bọt khí thoát ra ống dẫn lưu, tình trạng đau ngựcvà khó thở tăng khi hút bình dẫn lưu…. Các tổn thương đi kèm như: chấn thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương chi, tổn thương mạch máu, rách thực quản…
E. X quang cổ và ngực thẳng Ghi nhận các hình ảnh: Ghi nhận các hình ảnh: Tràn khí các khoang vùng cổ sâu TKMP Tràn khí trung thất Tràn khí dưới da Hình ảnh cắt cụt phế quản chính ở rốn phổi Hình ảnh dạng phổi rơi.
Hình ảnh phổi không nở sau khi mổ dẫn lưu màng phổi. TMMP, dập phổi
F. Chụp điện toán cắt lớp
Mô tả hình ảnh khí phế quản TKMP, tràn khí trung thất Nhu mô phổi hai bên
Tim, mạch máu lớn ( động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên…) Các tổn thương đi kèm
G. Chụp điện toán đa cắt lớp ( MS C.T S can)
Tạo hình cây khí phế quản trước hoặc sau mổ.
H. Nội soi khí phế quản
Thực hiện bằng ống nội soi mềm ở khoa cấp cứu hoặc phòng mổ. Mô tả hình ảnh trong lòng khí phế quản
Vị trí và mức độ tổn thương KPQ Thực hiện kiểm tra sau phẫu thuật