X quang phổi kiểm tra
2. TỔN THƯƠNG ĐI KÈM.
4.3.2.1. Tổn thương khí quản cổ do vết thương xuyên thấu.
Trong 52 trường hợp tổn thương khí quản cổ do vết thương xuyên thấu có 30 trường hợp ( 57,7%) ( được kiểm soát hô hấp bằng cách đặt ống NKQ hoặc mở KQ ra da) tổn thương chúng tôi ghi nhận: rách gần hoàn toàn mặt trước khí quản cổ, nhưng còn dính lại mặt sau thành màng, trong đó 26 bệnh nhân được đặt tạm thời ống NKQ hoặc canul qua vết thương khí quản vào đầu xa khí quản, và 4 bệnh nhân mở khí quản dưới nơi vết thương. Chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
Cho bệnh nhân ngủ qua ống NKQ mà đặt tạm thời qua vết thương.
Kết hợp với bác sĩ gây mê đặt ống NKQ mới qua đường miệng hoặc đường mũi ( nếu đánh giá cần để lâu ống NKQ), đến vị trí vết thương khí quản phẫu thuật viên sẽ rút bỏ ống NKQ cũ, đồng thời đưa đầu ống NKQ qua vết thương sao cho bóng ở đầu NKQ qua phía dưới vết thương.
Đánh giá tùy theo vết thương khí quản nham nhở, hoặc mức độ vỡ vòng sụn khí quản, sẽ cắt lọc hoặc cắt bỏ đoạn khí quản mà vòng sụn đã bị vỡ, để tiến hành nối trực tiếp 2 đầu khí quản cổ.
Khi nối khí quản chúng tôi luôn thực hiện khâu ở mặt sau trước bắt đầu từ điểm chính giữa mặt sau khí quản, khâu tiến dần về 2 bên và đi ra mặt trước. Khâu mũi rời với chỉ có 2 đầu kim, mỗi kim móc từ thành trong khí quản đi ra ngoài sau để buộc nơ ở ngoài lòng khí quản.
Trong lúc thực hiện khâu từng mũi ở mặt sau, chúng tôi kết hợp chặt chẽ với bác sĩ gây mê kéo tạm thời ống NKQ lên qua khỏi vết thương khí quản trong vài giây, đồng thời theo dõi sát nồng độ oxy trong máu qua máy đo sao cho nồng độ oxy trong máu luôn trên 80 mmHg.
Khi khâu được nửa mặt sau khí quản sẽ tiến hành buộc chỉ toàn bộ mũi khâu, sau đó đưa ống NKQ xuống dưới trở lại sao cho bóng ở đầu ống NKQ nằm ở dưới vết thương.
Đối với 4 bệnh nhân mà mở khí quản dưới vết thương, chúng tôi cũng gây mê bệnh nhân qua chỗ mở khí quản. Thực hiện phương pháp khâu khí quản như trên, sau đó đặt lại ống NKQ mới đồng thời rút bỏ ống mở khí quản, di chuyển sâu đầu ống NKQ xuống sao cho bóng nằm ở dưới vị trí mở khí quản, khâu lại vết thương mở khí quản và khâu phục hồi lại vết thương khí quản.
Trong 22 trường hợp bệnh nhân còn lại mà không có đặt ống NKQ hoặc mở KQ ra da chúng tối ghi nhận lại như sau:
15 trường hợp vết thương khí quản đơn thuần dài khoảng từ 2 đến 4 cm . Chúng tôi thực hiện khâu lại vết thương bằng mũi rời bằng chỉ PDS 4.0. Tất cả những bệnh nhân tổn thương khí quản cổ ở trên chúng tôi thực hiện kỹ thuật khâu khí quản theo nguyên tắc sau:
Cắt lọc gọn vết thương khí quản.
Khâu kim qua vòng sụn, mỗi mũi cách nhau 2- 4 mm.
Khâu chỉ dấu dưới lớp niêm mạc, nơ buộc phía ngoài lòng khí quản.
Miệng nối không quá căng, đảm bảo lớp niêm mạc 2 đầu khí quản tiếp xúc với nhau.
Sau mổ khâu đính da giữa cằm và ngực nhằm mục đích tránh để bệnh nhân ngửa cổ quá mức có thể gây bục miệng nối khí quản.
Hai trường hợp rách ngang khí quản cổ chỉ còn thành màng khí quản, chúng tôi giữ lại, cắt lọc 2 đầu khí quản và khâu tạo hình lại khí quản, trong 2 trường hợp này có một bệnh nhân có kèm rách tĩnh mạch cảnh trong, chúng tôi khâu vết rách tĩnh mạch trước sau đó xử trí vết thương khí quản.
Năm bệnh nhân bị vết thương xuyên thấu ( hai thành) từ mặt trước khí quản đến thành sau khí quản cổ, trong đó có 3 trường hợp gây tràn khí màng phổi phải. Chúng tôi thực hiện như sau:
Rạch da ngang nếp cổ dưới, bóc tách khí quản cổ và một phần khí quản ngực. Kết hợp với bác sĩ gây mê kéo tạm thời ống NKQ lên qua khỏi vết thương khí quản trong vài giây. Thực hiện khâu vết thương ở thành sau bên phải
khí quản ngực trước, sau đó thực hiện khâu vết thương mặt trước khí quản sau ( nơ buộc luôn ở ngoài lòng khí quản)
Đặt dẫn lưu màng phổi phải trường hợp có tràn khí màng phổi.
Vết thương khí quản cổ kèm rách thực quản có 12 trường hợp. Chúng tôi khâu vết thương khí quản và thực quản, mở thơng dạ dày ra da nuôi ăn.
Bệnh án điển hình
Họ và tên NGUYỄN VĂN D nam Sinh năm 1947 Nhập viện ngày 03- 09- 2006 Số nhập viện 06067374 Bệnh sử: Cách nhập viện khoảng 4 giờ bệnh nhân bị cắt cổ bằng dao, được sơ cứu đặt canul Krisaberg qua vết thương khí quản cổ ở bệnh viện tuyến dưới sau chuyển BV Chợ Rẫy.
Tại khoa cấp cứu bệnh nhân được cấp cứu và chỉ định mổ. Phương pháp mổ: Bệnh nhân được gây mê tạm thời qua canule Krisaberg, sau đó đặt lại ống nội khí quản và đưa bóng của ống NKQ xuống dưới qua vết thương ( đã rút bỏ canule)
Tổn thương được ghi nhận vết thương đứt lìa khí quản cổ ở vị trí sụn số 3 và 4 xuyên ra mặt sau rách 3/ 4 khẩu kính thực quản ( thám sát vết thương phối hợp nội soi thực quản tại bàn mổ).
Cắt lọc và khâu thực quản trước bằng mũi rời bằng chỉ PDS 4.0, đặt ống thông mũi dạ dày. Sau đó thực hiện khâu khí quản bằng PDS 4.0. Mở thông dạ dày nuôi ăn ( nhịn ăn đường miệng).
Bệnh nhân được rút ống NKQ ngày thứ 3 và nuôi ăn qua ống thông dạ dày.
Sau 3 tuần bệnh nhân được soi thực quản, khí quản kiểm tra vết thương lành tốt. Bệnh nhân được cho ăn bằng đường miệng.
Hình 3.21: Hình ảnh rách khí quản cổ do mảnh sắt ( hình bên trên). Khâu vết thương khí quản ( hình bên dưới). ( BN Lâm Thành Tr. Mã số BA: 0520212)