X quang phổi kiểm tra
1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CÓ GIÁ TRỊ TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM TỔN THƯƠNG KPQ DO CHẤN
1.1.3.1. Tràn khí màng phổi.
TKMP là một trong những hội chứng rất quan trọng và là dấu chỉ điểm để hướng đến chẩn đoán tổn thương KPQ trong ngực. Chúng tôi ghi nhận 40/ 40 tương đương 100% trường hợp có biểu hiện TKMP ở bệnh nhân tổn thương KPQ trong ngực ( 36 trường hợp do chấn thương kín và 4 trường hợp do xuyên thấu). Ngược lại, chúng tôi cũng ghi nhận có 3/ 52 trường hợp ( 6%) TKMP ở bệnh nhân tổn thương khí quản cổ do vết thương, 10/ 40 ( 25%) trường hợp chấn thương kín tổn thương khí quản cổ đoạn cao. Trong đó 3 trường hợp vết thương khí quản cổ mặt trước xuyên thấu thành sau bên phải khí quản ngực gây tràn khí màng phổi phải. Trong 10 trường hợp tổn thương khí quản cổ do chấn thương kín kèm TKMP, chúng tôi đã nội soi KPQ kiểm tra nhưng không phát hiện tổn thương phế quản bên phổi tràn khí và chúng tôi chỉ cần mổ DLMP, sau 2 ngày rút DLMP bệnh nhân bình phục tốt. Do đó, khi tổn thương khí quản cổ vẫn có thể không khí lan ra mô xung quanh và đi vào xoang màng phổi.
Nếu tổn thương KPQ trong ngực sẽ gây nên TKMP là hiển nhiên, nhưng ngược lại trên một bệnh nhân chấn thương ngực mà có biểu hiện TKMP, thì chưa chắc có tổn thương KPQ, lúc này cần kết hợp thêm nhiều yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khác.
Bảng 4.24: So sánh tỷ lệ TKMP do tổn thương KPQ trong ngực giữa các tác giả.
S.Gabor (2000) 15/ 15 100% Nader Helmy (2002) 6/ 6 100% N.D. Tân ( Tổn thương KPQ
trong ngực) 40/ 40 100%
Với dấu hiệu TKMP, số liệu chúng tôi cũng giống như các tác giả nước ngoài luôn xảy ra khi có tổn thương KPQ trong ngực.