TKMP và TK trung thất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 114 - 117)

X quang phổi kiểm tra

1. 5 Tiếng thở rít hoặc tiếng thở khò khè

1.2.2.1. TKMP và TK trung thất

X quang ngực thẳng là phương tiện cận lâm sàng đầu tiên dùng để chẩn đoán tổn thương KPQ trong ngực do chấn thương. Một số hình ảnh rất quan trọng giúp hướng đến để tầm soát tổn thương KPQ như: Hình ảnh dạng “phổi rơi”, hình ảnh phế quản chính “cắt cụt ở vùng rốn phổi”…

Theo Nader Helmy tỷ lệ phát hiện hình ảnh X quang TKMP của bệnh nhân tổn thương KPQ do chấn thương ngực kín 6/ 6 trường hợp tương đương 100% [ 38].

Theo S.Gabor có 20/ 31 trường hợp tương đương 65% hình ảnh X quang TKMP ở bệnh nhân chấn thương KPQ ( cổ và ngực) và 29/ 31 trường hợp tương đương 94% có hình ảnh tràn khí trung thất trên phim X quang [ 67]. Theo số liệu của chúng tôi có 40/ 40 trường hợp tương đương 100% có hình ảnh TKMP trên phim X quang ở những bệnh nhân tổn thương KPQ trong ngực ( vết thương và chấn thương kín).

Đối với chấn thương KQ cổ có 10/ 40 trường hợp ( 25%) chấn thương kín và 3/ 52 trường hợp ( 6%) vết thương xuyên thấu ở khí quản cổ có biểu hiện tràn khí màng phổi. Chúng tôi nhận thấy rằng không những vết thương xuyên thấu qua khí quản vào xoang màng phổi gây nên TKMP, mà còn xảy ra TKMP trong những trường hợp tổn thương khí quản cổ do chấn thương kín mà sau đó chúng tôi phải mổ dẫn lưu màng phổi. Vì thế, đối với những trường hợp tổn thương khí quản cổ do chấn thương, ngoài những tầm soát vị trí, mức độ tổn thương KQ cổ cần phải tầm soát xoang màng phổi xem có biểu hiện tràn khí hoặc tràn máu màng phổi hay không?

Tỷ lệ chung tổn thương KQ cổ do chấn thương có biểu hiện hình ảnh TKMP trên phim X quang là 13/ 92 tương đương 14,1%.

Tràn khí trung thất ( TKTT) biểu hiện trên phim X quang chúng tôi ghi nhận có 34/ 36 trường hợp tương đương 94,4% ở bệnh nhân tổn thương KPQ do chấn thương ngực kín.

Như vậy số liệu của chúng tôi so với các tác giả khác không có gì khác biệt về ý nghĩa thống kê ( p< 0.05).

Trong tất cả những bệnh nhân tổn thương KPQ trong ngực đều có biểu hiện 100% hình ảnh TKMP trên phim X quang với mức độ ít nhiều khác nhau. Với tổn thương khí quản cổ vẫn có 13/ 92 trường hợp tương đương 14,1% có TKMP trên phim X quang, như đã phân tích ở mục ( 3.3) phần bàn luận nguyên nhân TKMP là do vết thương xuyên thấu khí quản cổ vào xoang màng phổi hoặc khí quản ngực dẫn đến không khí đi vào xoang màng phổi. Vì vậy, nếu có tổn thương KPQ trong ngực do chấn thương thì trên phim X quang phổi biểu hiện hình ảnh TKMP là bắt buộc. Nếu tổn thương khí quản cổ mà có kèm TKMP khi soi KPQ cần quan sát kỹ KPQ bên TKMP.

Với tràn khí trung thất có 2 trường hợp không biểu hiện trên phim X quang, chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp này là đứt phế quản thùy kèm rách phổi, do đó chỉ biểu hiện TKMP chủ yếu.

1.2.2.2. Hình ảnh dạng “phổi rơi”

Đây là hình ảnh phổi bị co lại hoàn toàn về rốn phổi và đỉnh phổi rơi xuống ngang bằng với rốn phổi ( dấu hiệu Kumpe mô tả 1970). Chúng tôi ghi nhận có 23/ 36 trường hợp tương đương 63,88% biểu hiện hình ảnh “phổi rơi” trên phim X quang ngực thẳng. Tất cả 23 trường hợp đó khi phẫu thuật chúng tôi nhận thấy thân phế quản chính ở bên có dấu hiệu “phổi rơi” bị đứt lìa hoặc đứt gần hoàn toàn.

Vì vậy, khi gặp một bệnh nhân bị chấn thương hoặc vết thương ngực mà có biểu hiện hình ảnh “phổi rơi” trên phim X quang ngực thẳng, cần chỉ định

nội soi KPQ để tầm soát tổn thương KPQ, đặc biệt ở những người trẻ như đã phân tích ở mục ( 1.3) phần bàn luận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)