Về đánh giá và khen thưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam (Trang 70 - 72)

- Trong quá trình đào tạo, chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề giáo dục đạo đức và phong cách chuyên nghiệp, rèn luyện tính chủ động, tính kế hoạch, phương pháp làm

3.2.2.2.Về đánh giá và khen thưởng

™ Công tác đánh giá quá trình lao động

- Quản lý và đánh giá công việc là khâu then chốt trong công tác quản trị nhân sự góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của tổ chức. Vì vậy trong thời gian tới Ban Giám Đốc Công ty cần tập trung vào công tác này trên các khía cạnh sau:

- Bộ phận nhân sự phải phối hợp với các bộ phận chuyên môn của Công ty xây dựng hệ thống đánh giá đa chiều: Cấp trên đánh gia cấp dưới, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, bộ phận này đánh giá bộ phận khác, khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ,… các tiêu thức đánh giá phải rõ ràng, thống nhất trên cơ sở của việc phân tích và bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí, chức danh, đồng thời phải đảm bảo dễ thực hiện.

- Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc có thể là: + Phương pháp bảng điểm.

+ Phương pháp xếp hạng luân phiên. + Phương pháp so sánh cặp.

+ Phương pháp quan sát hành vi,…

Các phương pháp đánh giá trên đều cho kết quả tốt miễn là việc đánh giá phải được tiến hành công khai, dân chủ và không được áp đặt.

- Trong thời gian vừa qua việc khen thưởng và kỷ luật chỉ là hình thức. Để công tác khen thưởng, kỷ luật đi vào thực chất và phát huy tác dụng. Công ty cần xây dựng lại hệ thống và quy trình, yêu cầu cần phải có đối với công tác này.

- Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu nên được kiểm tra khá chặt chẽ. Nếu sản phẩm không đảm bảo về quy cách và chất lượng thì công ty phải tổ chức sản xuất lại, gây lãng phí về thời gian và chi phí đáng kể cho công ty. Do đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách giáo dục cho người lao động hiểu rõ vai trò của họ trong công việc, có ảnh hưởng rất lớn tới tới quỹ lương toàn công ty. Ngoài ra các chính sách khen thưởng, kỷ luật hàng năm của công ty chưa đưa ra vấn đề thi đua trong sản xuất như: Chế độ thưởng phạt theo chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn. Vậy chúng tôi xin đóng góp ý kiến sau:

* Khen thưởng: Đối với các trường hợp 9 Sử dụng chi phí thấp nhất

9 Giảm thiểu được tỉ lệ hàng hư theo quy định 9 Làm đạt năng suất

* Phạt, kỷ luật hay thuyên chuyển công tác: Đối với những trường hợp: 9 Không tuân thủ theo quy trình, công đoạn sản xuất nhất định. 9 Làm ẩu thả, bừa bãi gây lãng phí nguyên vật liệu.

9 Cố tình gây thiệt hại trong sản xuất.

¾ Hình thức khoán sản phẩm cho từng công đạo sản xuất, có thể xem là giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Điều này có lợi cho cả công ty lẫn người lao động.

- Về phía công ty: Sản xuất có hiệu quả, sản phẩm đạt chất lượng tốt sẽ tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng, góp phần phát triển mở rộng thị trường. Đồng thời đó cũng là giải pháp thi đua, tạo phong trào làm việc tập thể cho người lao động trong toàn công ty, là cơ sở để đánh giá khen thưởng, đề bạt thăng chức cuối năm, dần dần mỗi người lao động sẽ trở thành một nhân viên kiểm hàng thực thụ.

- Về phía người lao động: Khiến họ nâng cao ý thức và trách nhiệm hơn đối với công việc và đó cũng là phương pháp để họ có thể nâng cao thu nhập của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam (Trang 70 - 72)