3.2.2.1. Tóm tắt quá trình thực nghiệm
Đây là một chủđề khá thu hút học sinh nên các nhóm rất hăng hái tham gia thu thập thông tin trên mạng. HS quan tâm đến cấu tạo của kính thiên văn và một số
kính thiên văn đặc biệt.
Cũng là kiến thức về kính thiên văn, nhưng nếu học theo phấn phối chương trình của SGK thì học sinh ít quan tâm. Được triển khai dưới hình thức chủ đề đáp
ứng, học sinh khá thích thú khi tìm được những thông tin khác lạ nên đưa ra khác nhiều câu hỏi. Tuy nhiên sự tranh luận ở chủđề này không nhiều.
Thực nghiệm. Đối chứng 20 40 60 80 1000 %
Khởi đầu là câu hỏi “Ta có thể tự tạo kính thiên văn để quan sát mặt trăng ?”
đã tạo cho học sinh nguồn động lực tích cực đi tìm kiến thức về kính thiên văn. Các loại kính thiên văn khá nhiều, sự làm việc theo nhóm đã giúp học sinh thu được nhiều thông tin hơn và giúp học sinh tiếp cận thực tế hơn.
Ở giai đoạn cần nắm bắt các yêu cầu khi tìm hiểu về chủđề, học sinh đi khá sâu vào việc tìm hiểu các loại kính thiên văn nổi bậc nên bỏ qua công dụng và cấu tạo cơ bản của kính thiên văn vì vậy giáo viên phải đưa ra các câu hỏi để hướng học sinh đến mục tiêu của chủđề như “Kính thiên văn có cấu tạo như thế nào?”, “Người ta dùng kính thiên văn để làm gì ?”, “Có những loại kính thiên văn nào ?”
HS tìm được khá nhiều loại kính thiên văn nhưng lại không nắm rõ nguyên tắc hoạt động cũng như ưu điểm và khuyết điểm của chúng. Khi tìm hiểu về kính thiên văn phản xạ, học sinh chỉ nắm bắt thông tin và trình bày. HS không quan tâm sự khác nhau giữa kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ hay kính thiên văn phản xạ có ưu thế gì hơn. Tuy nhiên khi được GV gợi ý nên so sánh các loại kính thiên văn thì HS rất nhanh chóng tìm thấy sự khác nhau cũng như ưu thế của mỗi loại kính thiên văn.
Một khó khăn khi HS tìm thấy ưu thế của kính thiên văn hồng ngoại và vô tuyến có liên quan đến khái niệm bước sóng mà chúng chỉ được học ở chương trình vật lý 12. Vì thế, GV phải hướng về cách trả lời đơn giản hơn như “ Cần loại kính thiên văn có thể quan sát xa hơn, thu được tín hiệu tốt hơn”
3.2.2.2. Kết quả
Bảng 3.8. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủđềđáp ứng “Kính thiên văn”
Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin 12 (=100%) 12 (=100%) Hoàn thành phần việc được nhóm giao. 12 (=100%) 12 (=100%)
Đưa ra câu hỏi 8 (66,7%) 8 (66,7%) Trả lời câu hỏi 7 (58,3%) 6 (=50%) Tham gia thuyết trình nội dung chủđề 8 (66,7%) 8 (66,7%)
Bảng 3.9. Điểm đánh giá bài thuyết trình “Kính thiên văn” Sốđiểm đạt 11A3 11A5 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 4 Điểm 85 75 80 75 Xếp loại Giỏi Khá Khá Khá
Bảng 3.10. Kết quả bài kiểm tra kiến thức“Kính thiên văn” ở lớp thực nghiệm
Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 24 4 10 8 2 Đạt yêu cầu 83,3%
Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Kính thiên văn” ở lớp đối chứng
Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 74 24 25 20 5 Đạt yêu cầu 67,6%
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Thựcnghiệm. Đối chứng 20 40 60 80 1000 %