3.2.1.1. Tóm tắt quá trình thực nghiệm
Tất cả các học sinh đều hoàn thành nhiệm vụ được giao khi tìm thông tin về
chủ đề. Do có điều kiện tiếp xúc với internet, nên đa phần học sinh đều tìm được các bài giảng điện tử khá phong phú. Tuy nhiên, khả năng chọn lọc thông tin còn hạn chế, HS không thể hiểu hết những thông tin mà chúng tìm được nên chúng rất cần sự giúp đỡ của giáo viên.
Cụ thể như, chúng không thể biết gương cầu lõm khác gương cầu lồi như thế
nào về phương diện cấu tạo cũng như kí hiệu hình vẽ.
Ngoài ra, việc dựng ảnh của vật qua gương cầu đã gây khó khăn cho học sinh. Đây là phần kiến thức gây cho học sinh nhiều câu hỏi nhất. Trên thông tin mà chúng tìm được, đa phần chỉ là những phát biểu vềđường đi của tia sáng qua gương cầu hoặc những hình vẽ các tia sáng mà không có lời chú thích rõ ràng dẫn đến việc HS không nắm bắt được đâu là đỉnh gương, tâm gương, trục chính, trục phụ, tiêu
điểm..nên việc vẽảnh tạo bởi gương cầu gặp nhiều khó khăn. Ở phần này, tinh thần làm việc của nhóm khá cao, các học sinh đưa ra thắc mắc, cùng nhau giải thích và giúp đỡ nhau dựng ảnh cũng nhưđưa ra nhận xét tính chất ảnh.
Tuy nhiên, phần tìm hiểu công thức của gương cầu, HS của các nhóm đều chấp nhận công thức, không muốn tìm cách chứng minh, chỉ một số học sinh yếu chúng chỉ gặp chút khó khi tiếp thu qui tắc dấu của các đại lượng trong công thức. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu ứng dụng của gương cầu, HS đã tìm được nhiều thông tin về lịch sử hình thành của gương cầu cũng như một số cách chế tạo dụng
cụđun nóng và hiểu thêm về kính chiếu hậu ở xe.
Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, do được ngồi theo nhóm nên học sinh có vẽ tự tin hơn khi đua ra câu hỏi cũng như mạnh dạn đối đáp với GV và với các thành viên của nhóm khác.
Khi thuyết trình, đa phần các nhóm đều sự dụng sự hổ trợ của chương trình powerpoint nên dễ theo dõi và hình ảnh rất phong phú. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số em không quen nói trước đám đông nên đẩy phần thuyết trình của mình cho bạn khác trong nhóm.
Bài thuyết trình của các nhóm về chủđề này khác thu hút các nhóm khác, tuy nhiên các thành viên trong nhóm khác chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức của chủ đề mà chưa hiểu đến mức có thể vận dụng nguồn kiến thức đó.
3.2.1.2. Kết quả
Bảng 3.4. Bảng đánh giá tiến trình thực hiện chủđề nâng cao “Gương cầu”
Số học sinh 11A3 11A5 Thu thập được thông tin 12 (=100%) 12 (=100%) Hoàn thành phần việc được nhóm giao. 12 (=100%) 12 (=100%)
Đưa ra câu hỏi 12 (=100%) 12 (=100%) Trả lời câu hỏi 7 (58,3%) 6 (=50%) Tham gia thuyết trình nội dung chủđề 8 (66,7%) 9 (=75%)
Bảng 3.5. Điểm đánh giá bài thuyết trình “ Gương cầu”
Sốđiểm đạt
11A3 11A5
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2
Điểm 80 70 60 75
Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “ Gương cầu”ở lớp thực nghiệm Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 24 5 12 5 2 Đạt yêu cầu 79,2%
Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra kiến thức “Gương cầu” ở lớp đối chứng
Điểm số 0 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Số HS 74 30 18 15 11 Đạt yêu cầu 59,5%
Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng