Dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 53 - 62)

1.7.1. Phân chia nhóm

1.7.1.1. Hình thc (loi) nhóm

Ở đề tài này, hình thức (loại) nhóm mà tôi sử dụng là nhóm (lớn) cố định với một sốđặc điểm sau:

- Số thành viên trong nhóm từ 5 hoặc 6 học sinh.

- Các HS trong nhóm có trình độ học tập khác nhau : khá, trung bình, yếu. - Các thành viên trong nhóm có khả năng khác nhau.

- Nhiệm vụ học tập được giao là chuẩn bị thuyết trình về một vấn đề cụ thể. - Thời gian họat động của nhóm là tự do nhưng vẫn có một số thời gian cố định để giáo viên có điều kiện giúp đỡ nhóm.

1.7.1.2. Lý do tôi chn hình thc nhóm ln, cđịnh

- Trước hết là do mục đích họat động của nhóm là chủđề vật lý tự chọn. Chủ đề mang nội dung khá rộng mà thời gian thực hiện lại hạn chế nên nếu nhóm chỉ có 2 hoặc 3 thành viên thì sẽ gặp khó khăn khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Vì phương pháp này được thực nghiệm tại trường tư thục, nơi chiếm khá nhiều học sinh trung bình yếu, yếu. Ý thức học tập của các em chưa có. Đó là lý do tại sao ta phải có một HS khá giỏi cho mỗi nhóm để thúc đẩy các thành viên khác trong nhóm làm việc. Mà trong một lớp khoảng 30 HS thì số khá giỏi chỉ có 5,6 HS.

- Các thành viên trong nhóm có kỹ năng khác nhau nhằm đảm nhận những phần việc khác nhau.

- Nhiệm vụ học tập có phần phức tạp, do đó các nhóm phải gặp nhau bên ngoài lớp học để thảo luận.

1.7.1.3. Cách tiến hành chia nhóm

- Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong những năm học trước và thành tích học tập gần đây ta đã có thể phân loại trình độ học tập của học sinh từđó có thể chia nhóm phù hợp, có ít nhất một học sinh khá, giỏi.

- Muốn có một nhóm mà thành viên có những kỹ năng khác nhau ta phải khảo sát phong cách học của học sinh để chia nhóm cho hợp lý. Ta có bảng câu hỏi nhằm phân loại phong cách học của học sinh (phụ lục). Ta có thể tiến hành cách chia nhóm như sau:

+ Bước 1: phát bảng câu hỏi tìm hiểu phong cách học của HS trong lớp. + Bước 2: thu nhập, thống kê, xử lý số liệu.

+ Bước 3: lập danh sách phong cách học của học sinh.

+ Bước 4: lập danh sách các học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu.

+ Bước 5: từ 2 danh sách trên, ta sẽ tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm từ 5

đến 6 HS gồm có các phong cách học khác nhau và có cả giỏi, trung bình, khá, yếu. + Bước 6: giao nhiệm vụ học tập và điều khiển nhóm.

1.7.2. Tiến trình dạy học các chủđề Vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Địa điểm, tại phòng học, ở trường. - Thời gian: 45phút.

- Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Giáo viên tổ chức nhóm, chia nhóm.

- Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng.

- Giáo viên hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

- Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm: Là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong chương trình dạy, qua đó họ có thể nắm vững tri thức then chốt của bộ môn.

- Giáo viên trình bày kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập: giáo viên qui

định thời gian làm việc chung của cả nhóm, thời gian hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Giáo viên hướng dẫn tiến trình hoạt động của các nhóm.

- Nhóm chọn chủđề và triển khai cho thành viên trong nhóm về nhà tìm hiểu về chủđề trên.

Giáo viên đã khảo sát phong cách học của học sinh và đã có sự chia nhóm sẵn sàng. Ở buổi gặp mặt này, giáo viên đóng vai trò chủ động, thông báo thành viên có trong nhóm. Tuy nhiên, nếu sau khi thông báo, các nhóm muốn có sự thay

đổi lẫn nhau, giáo viên vẫn có thể linh động hoán đổi thành viên các nhóm nhưng vẫn đảm bảo sựđồng đều của các nhóm.

Giáo viên thông báo các chủ đề vật lý tự chọn mà nhóm được giao. Tuy nhiên, các chủ đề tự chọn phải vừa sức với học sinh và trình độ của nhóm. Các nhóm có sự hội ý lẫn nhau và chọn chủđề mà nhóm ưa thích. Sự chọn lựa này sẽ là bước đầu kích thích tính tích cực tham gia giải quyết vấn đề mà nhóm đã chọn. Trong quá trình nhóm thảo luận để đưa ra chủđề của nhóm, sự tranh luận giữa các thành viên sẽ là bước đầu giúp chúng tò mò về vấn đề mà chúng sẽ tìm hiểu. Vì vậy sẽ không lạ gì nếu trong chúng xuất hiện những câu hỏi:

+ Để thực hiện đề tài này, chúng ta cần phải làm gì? + Chủđề này nói về cái gì?

+ Chủđề này có thực tế không?

+ Nhóm ta có hay không những bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề này? Lúc này, GV là người phải hướng dẫn định hướng chúng nhằm giúp chúng nắm bắt được phải làm gì để hoàn thành chủđề trên qua một số câu hỏi như sau:

+ Nhóm ta đang chọn đề tài nào ? + Đây là đề tài như thế nào ?

+ Nhóm phải tìm hiểu chủđề trên nói về cái gì?

+ Hãy định nghĩa chúng, tìm hiểu những gì liên quan đến chúng, + Chúng được áp dụng vào thực tế như thế nào ?

Từ đó, các thành viên sẽ rút ra được những yêu cầu để thực hiện chủ đề đó và xem xét lại những kỹ năng mà đề tài sẽ cần như khả năng vẽ hình, khả năng tính toán, khả năng trình bày trên máy vi tính, khả năng lên mạng, sử dụng máy vi tính, tìm vấn đề cần quan tâm, khả năng đọc sách tìm tư liệu.

Vậy ở buổi này, học sinh đã có một sự lựa chọn vấn đề mà mình phải tìm hiểu, kiến thức mà mình sẽ học. Học sinh có một sự chủđộng chọn lựa cái mà mình sẽ học, một điều mà bấy lâu nay, do nội dung sách giáo khoa mà chúng bị áp đặt phải học. Điều này sẽ là bước đầu tiên tạo cho chúng sự chủ động, tự lực tìm nội dung học, sự chủđộng trong tìm kiếm kiến thức mới.

Ngoài ra, các nhóm khác nhau có thể chọn chủđề giống nhau. Vì trước hết,

đó là chủ đề mà nhóm đã yêu thích. Thứ hai, sự chọn lựa này sẽ tạo ra sự thi đua giữa các nhóm với nhau, kích thích chúng ganh đua nhau, tìm cái độc đáo riêng cho nhóm mình, hoặc giúp mở rộng đề tài ở nhiều mảng khác nhau. Phải chăng đây cũng là một cách kích thích chúng tích cực tham gia thực hiện chủ đề mà nhóm mình đã chọn. Tránh ép chúng chọn chủ đề mà nhóm đã xét thấy không thể thực hiện. Bước 2: Mỗi thành viên tự lực tìm hiểu về chủđề của nhóm mình. Địa điểm: ở thư viện, phòng tin học, ở nhà. Thời gian: 7 ngày.

Nhóm đã chọn chủ đề tự chọn mà mình yêu thích. Tuy nhiên, từng thành viên trong nhóm chưa biết rõ nội dung của chủđề cụ thể như thế nào? Do đó, mỗi thành viên cần đi tìm những tư liệu nói về chủđề mà nhóm đã chọn.

Đây là nội dung được học sinh tự tìm hiểu vào bất cứ lúc nào mà chúng thấy thích hợp. Do đó, giáo viên làm sao hỗ trợ chúng cũng như kiểm tra xem chúng có làm việc hay không?

Có thể nói, với vai trò là một giáo viên ta hãy hỗ trợ chúng từ xa, hãy khích lệ chúng cũng như hướng dẫn chúng cách tìm thông tin để chúng thấy rằng việc tìm tư liệu không quá khó khăn như chúng nghĩ. Đây chỉ là bước đầu thu nhặt thông tin, học sinh có thể tìm bất cứ cái gì liên quan đến chủ đề từ sách, sách giáo khoa, từ

internet, hay đơn giản là vào google và gõ thông tin cần tìm. Chúng chỉ thu nhặt mà chưa cần phải hiểu hay xem xét sựđúng sai của nguồn tư liệu.

Qua những kết quả mà mỗi thành viên tìm được, giáo viên xem xét và từ đó có thểđánh giá lần thứ nhất về sự tích cực và tự lực làm việc của từng học sinh.

Bước 3: Làm việc theo nhóm.

- Địa điểm: có thể tại lớp, hoặc ở sân trường hoặc ở nhà của một thành viên trong nhóm.

- Thời gian : linh động, không bó hẹp.

- Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra những tư liệu mà mình đã tìm kiếm. - Nhóm thảo luận những yêu cầu, những phần cần có để thực hiện chủđề. - Thảo luận, xem xét những tư liệu mà các thành viên trong nhóm đã có.

- Chia chủđề thành những phần nhỏ. Bắt đầu hình thành dàn ý của chủđề. - Nhóm trưởng phân công việc cho từng thành viên.

Ở buổi gặp mặt này, chỉ có các thành viên trong nhóm, không có mặt giáo viên vì vậy vai trò của trưởng nhóm là rất quan trọng. Do đó, giáo viên nên có một cuộc gặp mặt với các trưởng nhóm, hướng dẫn các nhóm trưởng cách thức điều khiển nhóm làm việc cũng như phải viết báo cáo trình bày nội dung cuộc họp.

Để thực hiện giai đoạn này, đòi hỏi các thành viên phải có sự tự giác cao. Mỗi thành viên trước đó đã có sự thu lượm khá nhiều thông tin, các thông tin mà học sinh tìm được sẽ trùng lặp nhau vì vậy cả nhóm phải bắt tay chọn lựa, loại bỏ

những phần thừa, những vấn đề không trọng tâm. Sẽ có sự tranh luận tại sao lại chọn thông tin này mà không chọn thông tin kia, liệu thông tin có chính xác không? Sẽ có sự bảo vệ thông tin của mình, tranh luận giữ lại phần mà thành viên đó đã có công tìm tòi được. Qua đó, học sinh sẽ thể hiện được cái tôi của mình, biết xem trọng sức lao động của bản thân, khả năng tự bào chữa cho bản thân giữa một nhóm nhỏ sẽ hình thành. Bước đầu hình thành khả năng nói trước đám đông. Và sự tích cực tham gia học tập cũng thể hiện ởđây.

Tuy nhiên cũng có thành viên không tìm được gì, do đó không tham gia tranh luận. Ta phải làm sao ? Đối với những thành viên này, sự khích lệ của các

thành viên trong nhóm là rất quan trọng. Khi nhìn các thành viên trong nhóm tích cực tranh luận, học sinh đó sẽ thấy mình thừa, muốn tham gia như các bạn, vậy các thành viên trong nhóm hãy tạo điều kiện cho bạn ấy tham gia bằng một câu hỏi “ Bạn thấy tôi nói đúng không nào?”, “ Bạn nghĩ sao về quyết định của nhóm?’’. Và nhóm vẫn cứ giao nhiệm vụ mới cho bạn ấy và cổđộng bạn ấy hãy về tìm hiểu phần việc được giao nếu không sẽảnh hưởng đến công việc của cả nhóm. Hãy cho mỗi thành viên của nhóm thấy vai trò quan trọng của mình trong việc thực hiện chủ đề

nhằm kích thích các thành viên cùng tham gia, khơi dậy sự tích cực của học sinh cũng như mỗi thành viên phải tự lực hoàn thành phần việc của riêng mình.

Tuy nhiên, không ngoài trường hợp học sinh quá yếu nên không thể đọc và hiểu phần việc, nội dung kiến thức mà mình được đảm nhận. Do đó sự giúp đỡ của các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp bạn ấy nắm rõ hơn kiến thức. Tuy nhiên, phải biết rõ ranh giới giữa làm dùm bạn và giảng giải giúp bạn hiểu để rồi bạn ấy tự

thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó chính là mặt tích cực khi hoạt động nhóm.

Ở giai đoạn này, giáo viên chỉ có thể đánh giá sự tích cực của học sinh qua sự nhận xét của nhóm trưởng về từng thành viên của nhóm. Ngoài ra, căn cứ vào lượng thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin mà từng thành viên trong nhóm

đưa ra trong buổi thảo luận mà nhóm trưởng đã gom lại và báo cáo, giáo viên cũng có thểđánh giá sự tích cực của thành viên đó.

Bước 4: Mỗi HS tự tìm hiểu phần kiến thức của chủđề mà nhóm đã giao.

Địa điểm và thời gian không bó hẹp.

Các thành viên có thể làm việc một mình hoặc cùng một số thành viên khác cùng làm việc. Vì các phần chủđề có liên quan nhau nên chắc hẳn các thành viên sẽ

phải hỏi nhau, cùng nhau thảo luận vào những lúc thuận tiện như giờ ra chơi, giờ tự

học trên lớp, điện thoại cho nhau…

Ở giai đoạn này, sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên là hết sức cần thiết vì mỗi thành viên của nhóm sẽ bước đầu tìm hiểu về sự chính xác của những thông tin tìm được. Học sinh sẽđọc và sẽ đưa ra nhiều thắc mắc về chúng như: “Công thức này ở đâu ra, chấp nhận hay chứng minh?”, “Các ký hiệu là gì ?”, “Đơn vị của đại

lượng này là gì ?”, “Làm sao vẽ ảnh của một vật qua gương cầu?”....Chúng sẽ tìm

được câu trả lời ở những bạn khá hơn hoặc khi cùng nhau thảo luận, cùng nhau đọc và rút ra câu trả lời. Nhưng liệu nó có chính xác không? Chúng sẽ tìm đến giáo viên, người sẽ giúp chúng xác nhận câu trả lời. Vì vậy, ở giai đoạn này, giáo viên sẽ

tiếp xúc với học sinh nhiều hơn, từđó có thể theo dõi sự tích cực của học sinh thông qua những câu hỏi cũng như sẽ giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách chính xác.

Sự tự lực trong quá trình tìm kiếm và xem xét nội dung kiến thức dưới sự

giúp đỡ của bạn bè và giáo viên chính là khởi nguồn cho việc tự học sau này. Khi

đã là một thành viên lao động của xã hội, sự tự giác tìm tòi học thêm là không thể

thiếu.

Bước 5: Nhóm và giáo viên cùng thảo luận về chủđề của mỗi nhóm.

Địa điểm: tại lớp.

Thời gian: 45 phút cho mỗi nhóm

- Mỗi thành viên của mỗi nhóm trình bày phần việc của mình: chỉ là trình bày quan điểm cá nhân về phần kiến thức mà mình đảm nhận. Phần kiến thức này có độ tin cậy khá cao vì đã thông qua sự tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên lắng nghe, giúp học sinh chỉnh sửa cũng như kiểm tra sự chính xác của nguồn tư liệu. Ngoài ra, giáo viên sẽ giải đáp những vấn đề mà nhóm đã tranh luận, những câu hỏi mà nhóm đã đặt ra.

- Ở giai đoạn này, sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên và học sinh sẽ giúp giáo viên nhìn nhận rõ về sự tích cực, tự lực của học sinh cũng như khả năng trình bày quan điểm của mỗi học sinh và phần kiến thức mà học sinh đã biến thành của riêng chúng.

- Trong quá trình học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên phải đi đến các nhóm, nêu câu hỏi gợi ý hoặc trả lời câu hỏi của các thành viên trong nhóm nhằm

điều chỉnh hoạt động của học sinh không bị chệch hướng, nhắc nhở học sinh về thời gian cũng như nhắc nhở những học sinh quá thụ động hoặc quá chủđộng dành hết phần việc về mình.

- Giáo viên ghi lại những ý kiến đúng, nêu câu hỏi gợi mở cho học sinh tiếp tục phát hiện những vấn đề mà nhóm chưa tìm ra câu trả lời.

- Các thành viên trong nhóm đưa ra ý bổ sung lẫn nhau. Nếu học sinh phát biểu vụn vặt, không trọng tâm, giáo viên có thể hướng sự thảo luận lại và nêu những vấn đề mâu thuẫn với ý kiến chung của cả lớp.

- Giáo viên phân tích, bổ sung, chỉnh lý sửa chữa những sai lầm của học sinh và đưa ra kết quả cuối cùng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một chủ đề trước lớp . Học sinh có thể trình bày dưới hình thức phấn bảng, hoặc powerpoint, hoặc giấy.. Tuy nhiên giáo viên phải yêu cầu mỗi học sinh phải thể hiện như thế nào để các thành

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)