Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 62 - 67)

1.8.1. Một số vấn đề chung

Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được thông tin cần thiết để đánh giá. Kiểm tra được xem là hình thức, phương tiện của đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để giúp chúng học tập ngày một tiến bộ hơn.

Qui trình t chc kim tra đánh giá

Xác định mục đích kiểm tra đánh giá: trình độ xuất phát, định hướng hoạt

động dạy học, thành tích học tập của học sinh.

Xác định nội dung cụ thể cần kiểm tra và đánh giá:

+ Kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức nào? Kỹ năng nào? + Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dạy học nào? + Các mục tiêu dạy học được cụ thể hóa thành những tiêu chí nào? Xác định biện pháp thu thập thông tin:

+ Phương pháp quan sát. + Phương pháp vấn đáp.

+ Phương pháp trắc nghiệm khách quan. Xây dựng đề kiểm tra:

+ Xuất phát từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra. + Tiến hành kiểm tra.

+ Xem xét kết quả. + Kết luận đánh giá.

+ Công bố kết quả kiểm tra đánh giá,nhận xét.

1.8.2. Đổi mới mục tiêu dạy học

Do sự thay đổi của mục tiêu dạy học nên dẫn đến phải đổi mới mục tiêu đánh giá như sau:

- Mục tiêu 1: Đánh giá sự áp dụng giao tiếp cơ bản và những kỹ năng vật lý vào những tình huống tương tự mà học sinh sẽ gặp trong cuộc đời.

- Mục tiêu 2: Đánh giá sự áp dụng những nguyên lý, khái niệm về vật lý để

giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

- Mục tiêu 3: Đánh giá sự thể hiện được năng lực bản thân của học sinh. - Mục tiêu 4: Đánh giá sự thể hiện tinh thần trách nhiệm.

- Mục tiêu 5: Đánh giá khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề. - Mục tiêu 6: Đánh giá khả năng biết kết hợp kiến thức các môn học.

1.8.3. Đổi mới hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra đa dạng hơn rất nhiều, ngoài những bài kiểm tra miệng, 15’, 1 tiết , giữa kỳ và cuối kỳ thì nhằm giúp việc học bớt căng thẳng cũng như nặng nề về áp lực thì ta có một số hình thức kiểm tra mới như: cho trình bày kết quả

nhiệm vụ học tập, cho học sinh thảo luận và giáo viên quan sát đánh giá, kiểm tra trắc nghiệm, khảo sát dưới hình thức bày câu hỏi điều tra..., hơn thế nữa, không đơn thuần là giáo viên kiểm tra học sinh và có thể là học sinh kiểm tra học sinh, một nhóm học sinh theo dõi và nhận xét, kiểm tra một thành viên trong nhóm thậm chí là học sinh sự tự kiểm tra, nhận xét về bản thân của học sinh đó. (Thể hiện dưới hình thức tự báo cáo những phần việc mình đã làm và nhận xét).

1.8.4. Một số hình thức đánh giá hiệu quả việc dạy học thông qua hoạt động nhóm

Giáo viên đánh giá hc sinh

+ Quan sát học sinh.

+ Cho học sinh thực hiện các hoạt động trình bày vấn đề bằng nhiều cách khác nhau như nói, ghi bảng, vẽ hình, diễn giải các ý chính trong bài, tóm tắt ý chính, trọng tâm của bài học, của kiến thức đó.

+ Đặt câu hỏi, vấn đề cho học sinh thảo luận. Lưu ý là nếu giáo viên chỉ cho học sinh trả lời câu hỏi thì chưa chứng minh được học sinh đã hiểu hay chưa mà việc trả lời phải được thể hiện qua các hoạt động cụ thể.

Hc sinh đánh giá ln nhau

Các thành viên trong một nhóm đánh giá hoạt động, ý kiến của nhau và các nhóm đánh giá lẫn nhau. Nhiệm vụ của giáo viên là tạo điều kiện và hướng dẫn các học sinh đánh giá lẫn nhau. Cụ thể là giáo viên cần nêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt cho bài thảo luận, nếu mỗi thành viên trong các nhóm hoặc mỗi nhóm đạt được tiêu chuẩn đã nêu thì bản thân học sinh đó và cả nhóm được điểm tốt.

Ví dụ: Khi nhóm thuyết trình một vấn đề, giáo viên có thể cho các nhóm khác đánh giá bài thuyết trình theo bảng 1.5.

Bảng 1.5. Bảng đánh giá bài thuyết trình của nhóm

Tiêu chuẩn Nhận xét Điểm

Nội dung thông tin. (40 điểm)

Trình bày hấp dẫn, ngắn gọn, súc tích, dễ theo dõi. (20 điểm)

Lôi kéo sự tham gia của người nghe trong quá trình thuyết trình. (20 điểm)

Kích thích sự tò mò của người nghe. (20 điểm)

Tổng điểm.

Hc sinh tđánh giá

Tự đánh giá bản thân là một hoạt động khá quan trọng. Khả năng tự đánh giá, giám sát bản thân thể hiện không chỉ năng lực tư duy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc của chính mình. Hoạt động tự đánh giá thể hiện hiện ở

hai cấp độ: học sinh tựđánh giá học sinh và nhóm tựđánh giá nhóm. Bảng 1.6 là 1 mẫu phiếu tựđánh giá của nhóm.

Bảng 1.6. Bảng tựđánh giá của nhóm

Nhiệm vụ của nhóm là gì? Nhóm đã làm tốt điều gì?

Nếu được làm lại, nhóm sẽ làm gì?

Nhóm gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện công việc.

Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá lại công việc của bản thân, của nhóm. Từ đó, nhóm sẽ rút kinh nghiệm cũng như bày tỏ

những khó khăn của nhóm.

* Như vậy, phối hợp sựđánh giá trên sẽ cho giáo viên một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của học sinh từ đó có những đánh giá xác đáng. Cần lưu ý là, không phải tất cả những hoạt động đánh giá trên đều được qui thành điểm, nhiều khi chỉ nhằm vào mục đích giúp các em nhận thức rõ công việc của mình, ưu điểm, nhược điểm của bản thân, của nhóm để khắc phục. Đó là mục đích giáo dục cao nhất mà hoạt động đánh giá cần đạt được.

Chương 2

SON THO TIN TRÌNH DY HC CÁC CH ĐỀ VT LÝ T CHN THÔNG QUA HOT ĐỘNG NHÓM 2.1. Chủđề nâng cao “Gương cầu”

Ở chương trình vật lý lớp 11, HS được học về thấu kính trong giờ học chính thức, theo sự phân phối chương trình của bộ giáo dục. Thấu kính là một dụng cụ

quang học. Qua bài học đó HS sẽ biết khi muốn tìm hiểu về một dụng cụ quang học thì ta cần quang tâm đến những vấn đề nào? Những khía cạch nào? Với sự hiểu biết

đó HS sẽ bắt đầu quan tâm đến những dụng cụ quang học khác. HS sẽ có thắc mắc liệu đường đi của các tia sáng qua các dụng cụ quang học khác nhau sẽ giống hay khác nhau? Ảnh tạo bởi các dụng cụ quang học khác nhau sẽ khác nhau như thế

nào? Từ sự bắt đầu đó, ta có thểđưa ra một số câu hỏi gợi ý như sau: GV: Các em hãy nêu một số dụng cụ quang học mà các em đã biết. HS: Gương phẳng, lăng kính, thấu kính, gương cầu….

GV: Các em đã được tìm hiểu về cả mặt định tính và định lượng của những dụng cụ quang học nào ? HS: Gương phẳng, thấu kính, lăng kính. GV: Các em đã biết gì về gương cầu? HS: Cấu tạo, ứng dụng của gương cầu và ảnh tạo bởi gương cầu. GV: Đúng vậy, ở lớp 7 các em đã tìm hiểu về gương cầu nhưng chỉ về mặt

định tính. Nay ta hãy tìm hiểu rõ hơn về gương cầu trên cả hai phương diện định tính và định lượng.

Vậy để chọn một chủđề tự chọn ta sẽ tìm hiểu về cái gì? HS: Chủđề vật lý tự chọn là “Gương cầu”

ChủĐề Vật Lý Tự Chọn - ChủĐề Nâng Cao GƯƠNG CẦU

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)