Chủ đề tự chọn

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 31 - 35)

1.5.1. Sơ lược về dạy học tự chọn

Trong chương trình phân ban THPT, cùng với việc học chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, HS học theo chương trình chuẩn cần được học chương trình tự chọn nâng cao đối với chương trình chuẩn, chương trình tự chọn bám sát theo chương trình chuẩn và HS học chương trình nâng cao được học chương trình tự chọn bám sát theo chương trình nâng cao nhằm hoàn thiện hệ thống kiến thức.

Ở kế hoạch giáo dục của trường trung học cơ sở ban hành theo quyết định số

03/2002QĐ-BGD&ĐT của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào Tạo ngày 24 tháng 1 năm 2002 đã dành 2 tiết/tuần ở lớp 8 và lớp 9 cho việc dạy học các chủ đề tự chọn. Kế

hoạch dạy ở trường THPT được ban hành kèm theo quyết định số 4/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 8 tháng 3 năm 2002 của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu “... đưa vào các tiết học tự chọn, một phần dành cho việc bám sát, nâng cao kiến thức, kỹ năng của các môn phân hóa, phần khác dành cho việc cung cấp một số

nội dung mới theo nhu cầu của người học và yêu cầu của cộng đồng” và dành 2 tiết/tuần ở lớp 10, 3 tiết/tuần ở lớp 11 và 12 cho dạy học tự chọn. [1]

Như vậy, dạy học tự chọn đã trở thành hình thức dạy học có tính pháp quy, cần được nghiên cứu thực nghiệm và triển khai ở mức độ hợp lý cùng với các hình thức dạy học khác được qui định trong các quyết định 03/2002/QĐ-BGD&ĐT và 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ở nhà trường trung học Việt Nam trong thời gian tới.

1.5.2. Mục tiêu của dạy học tự chọn

Tạo điều kiện cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập có thể nắm

được kiến thức cơ bản của chương trình.

Chuẩn bị cho học sinh trung học cơ sở thi vào các ban khác nhau của trường trung học phổ thông và học sinh trung học phổ thông thi và các trường đại học theo các khối khác nhau tùy theo năng lực của học sinh và nguyện vọng của học sinh.

Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh có năng khiếu.

Góp phần chuẩn bị cho những học sinh không có điều kiện học bước vào cuộc sống lao động.

Tăng cường rèn luyện tính tích cực, tự giác và nhất là khả năng tự học của học sinh.

1.5.3. Phân loại chủđề tự chọn

Có 3 loại chủđề là:

- Chđề cơ bn (bám sát). Chủđề này nhằm:

+ Nói rõ hơn cách trình bày trong sách giáo khoa.

+ Đưa ra một cách trình bày đơn giản hơn, rành mạch hơn, dễ hiểu hơn... làm cho học sinh nắm vững hơn, được khắc sâu hơn một số hiện tượng, khái niệm, định luật... cơ bản nhất của chương trình.

+ Bằng cách nêu lên những mối quan hệ hữu cơ giữa một số khái niệm, định luật cơ bản, giúp học sinh nắm vững hơn, có hệ thống hơn một số khái niệm, định luật cơ bản.

+ Trình bày những bài tập cơ bản, các phương pháp cơ bản để giải bài tập để

+ Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của chương trình. Nội dung chủ

yếu các chủđề này thường là: tổng kết, hệ thống hóa, củng cố, thực hành, luyện tập các kiến thức và kỹ năng học. Chủ yếu là giải bài tập, rèn luyện kỹ năng vận dụng

định nghĩa, định lý, các công thức sách giáo khoa. Loại chủ đề này dành cho học sinh trung bình và dưới trung bình.

Một số chủđề tự chọn cơ bản của môn vật lý. [1] Vật lý 10:

+ Thuyết động học phân tử : giải các bài toán cơ bản về phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử về khí lí tưởng.

+ Động học chất điểm – Các bài toán về chuyển động biến đổi đều. + Phương pháp động lực học.

+ Các bài toán về sự cân bằng vật rắn.

+ Các định luật, bảo toàn : nội dung giải các bài toán cơ bản sử dụng các

định luật bảo tồn.

+ Các định luật và phương trình trạng thái chất khí. Vật lý 11:

+ Các định luật cơ bản của quang hình học, các dụng cụ quang học. + Bộ tụđiện.

+ Các bài toán về khúc xạ ánh sáng: rèn luyện kỹ năng tính toán và vẽ chính xác các bài toán về khúc xạ ánh sáng.

+ Hệ quang học đồng trục : xác định ảnh của vật tạo bởi hệ quang học đồng trục, rèn luyện kỹ năng dựng ảnh và tính độ lớn, vị trí của ảnh tạo bởi hệ quang học

đồng trục.

+ Chuyển động của các điện tích trong điện trường : các dạng chuyển động của điện tích trong điện trường.

- Ch đề nâng cao: Giúp học sinh đào sâu hơn kiến thức đã học, nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, đơn giản. Một số chủđề nâng cao:

Vật lý 10. [20]

+ Động học chất điểm. Hệ qui chiếu phi quán tính + Chuyển động ném ngang, chuyển động ném xiên

+ Định lý động năng – va chạm đàn hồi. Ba định luật Kê-Ple + Cơ bản chất Lưu.

+ PT Cla-Rê_Rôn_Neu đê lê ép

+ Áp dụng các nguyên lý của nhiệt động lực học.

+ Các định luật bảo toàn: các loại bài toán sử dụng phương pháp động lực học.

- Chđề đáp ng (mở rộng): Dành cho nguyện vọng cá nhân của học sinh, đáp

ứng các nhu cầu, sở thích về hướng nghiệp, thể dục thể thao... Đề tài này dùng cho mọi đối tượng học sinh. Ví dụ như: [20]

+ Thám hiểm vũ trụ: Những nét lớn của công cuộc thám hiểm vũ trụ, thành tựu vĩđại của loài người trong thời hiện đại.

+ Một số kiến thức về thiên văn học: kiến thức về thiên văn phổ thông cần biết cho mọi người.

1.5.4. Dạy học các chủđề Vật lý tự chọn

Dạy học các chủđề vật lý tự chọn đã được BDG&ĐT ban hành năm 2002 và

đã thực hiện ở một số trường THPT. Tuy nhiên, với PPDH như chính khóa, nội dung kiến thức của chủđề bị bó hẹp, định sẵn cho từng tiết học đã đi sai mục tiêu của việc dạy học các chủđề tự chọn. Tính tích cực, tự lực của học sinh không được phát huy.

Việc dạy học các chủ đề tự chọn không thể lặp lại như dạy học chính thức, chính khóa vì việc dạy học các chủ đề tự chọn không những chỉ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán mà còn phải đạt được mục đích xa hơn là bước đầu tạo cho học sinh tri thức về phương pháp tự học, tự thu lượm kiến thức, tự tìm tòi khám phá. Muốn vậy cần phải xây dựng chủ đề tự chọn theo hướng tạo cho học sinh và giáo viên một không gian dạy học chủ động. Vậy ta phải làm thế nào để có thể thực hiện các mục tiêu của dạy học các chủđề tự chọn?

Nếu ta đưa ra một số chủđề vật lý tự chọn, học sinh lựa chọn những chủ đề

thích hợp để tìm hiểu trước hay sau. Nội dung của chủđề, ta hãy để học sinh tự tìm ra, đề ra theo một loạt câu hỏi như:

+ Nó là cái gì? Nó ở đâu? Cái gì tạo ra nó? + Nó như thế nào? Cái gì liên quan đến nó?

+ Ứng dụng của nó trong đời sống, trong thực tế?

Như vậy, học sinh sẽđóng vai trò chủđạo trên con đường tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức. Điều này sẽ kích thích sự tích cực và tự lực của học sinh.

Tuy nhiên, một học sinh có thể tự mình tìm tòi và trả lời tất cả những câu hỏi trên hay không? Đặc biệt là những học sinh trung bình, khá thậm chí yếu?

Để tránh tình trạng HS nản lòng nên mất tích cực. Ta hãy cho chúng làm việc theo nhóm. Thành lập một nhóm cùng sở trường, học lực khác nhau, chủđề sẽ chia thành những vấn đề nhỏ, mỗi học sinh giải quyết phần hợp với năng lực của mình và rồi chúng gặp nhau, thảo luận, giúp nhau tìm hiểu các phần nhỏ của chủ đề. Sự

tương hổ nhau trong nhóm sẽ là yếu tố kích thích sự tích cực của học sinh cũng như

khả năng tự lực làm việc của mỗi học sinh.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)