Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xã hội hiện đại đặt ra nhiều nhu cầu mới về nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người có những phẩm chất như sáng tạo, linh hoạt có khả năng hợp tác với những thành viên trong nhóm, trong cộng đồng…Các nhà giáo dục đã đề ra nhiều cách thức dạy học khác nhau để có thểđáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, một trong những cách thức đó là cách thức dạy học thông qua hoạt động nhóm.
Trong lý luận dạy học và lý luận giáo dục, tổ chức làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phổ biến có thểđem lại hiệu quả cao. PPDH này tạo thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện, phân hoá đồng thời thúc đẩy được quá trình học tập hợp tác giữa các học sinh với nhau, tạo ra môi trường học tập thi đua cạnh tranh, chia sẻ, đoàn kết, đấu tranh, phê bình và tự phê bình, đánh giá và tự đánh giá…
Hơn nữa, trong quá trình dạy học, có những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra khó và phức tạp đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo lý thuyết về vùng phát triển gần nhất của vư-got-sky[33], mỗi cá nhân có thể vươn đến những tầm hiểu biết rộng hơn và nhờ sự trao đổi với bạn bè. Thông qua hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng trình độ mình lên một trình độ cao hơn. Đó là sự vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp. Từ xưa ông cha ta đã có câu “Học thầy không tày học bạn”. Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập toàn lớp và cá nhân, ta cũng cần tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức hoạt động nhóm.
1.6.1. Dạy học thông qua hoạt động nhóm
1.6.1.1 Sơ lược những giai đoạn lịch sử của nhóm học tập
Lịch sử giáo dục đã ghi lại: Con người đi những bước đầu tiên trong việc giảng dạy và học tập như là sự truyền thụ và học hỏi mang tính chất gia đình như
cha mẹ dạy bảo con cái, anh em chỉ bảo kinh nghiệm lẫn nhau cùng với sự phát triển của xã hội, việc học tập của con người được cải tiến, từ học hỏi cá nhân chuyển dần sang từng nhóm nhỏ học hỏi kinh nghiệm và chính từđó đã tạo ra nhu cầu của trường học đầu tiên.
Cùng với thời gian, với sự phát triển của các nhà trường, với những cố gắng lớn lao của các nhà giáo, việc dạy học đã được tổ chức ngày càng chặt chẽ, khoa học hơn. Đặc biệt, sự ra đời và trưởng thành của tâm lý thực nghiệm đã làm cơ sở
cho việc cải tiến, hoàn thiện các PPDH.
Chính trong những giao đoạn cải tiến đó đã hình thành PPDH thông qua hoạt
động nhóm.
Việc học theo nhóm đã bắt đầu ít nhất từ năm 1867, lúc nhà cải cách giáo dục tiên phong W.T.Harris đề xướng một kế hoạch ở St.Lous bay Musouri cho phép một nhóm học sinh học nhảy qua trình độ tiểu học.
Cho đến thế kỷ 20, các nhà giáo dục cũng như các giáo viên đã thấy rõ một lợi ích ngày càng lớn của việc hoạt động học tập theo nhóm. Ta có thể có một lịch sử sơ lược về học tập nhóm như sau:
Vào thế kỷ 17, tại các nước Anh, Pháp, Đức, các nhà giáo dục như Bell, Laucastơ, Girard đã cố gắng phát triển hệ thống giáo dục gọi là “Hệ thống huấn luyện viên”. Ở hệ thống này, các học sinh lớp trên đóng vai trò là giáo viên, kèm những em học sinh ở lớp dưới tạo thành sự học tập cộng đồng cho học sinh ở trong nhà trường. Tuy nhiên, hình thức này bị các nhà phê bình đương thời chỉ trích là không bảo đảm về sựđào tạo trí óc và cá tính cho trẻ con. Nhưng nó đã tạo nên tinh thần hợp tác thân ái giữa học sinh với nhau.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà tâm lý học nhi đồng J. Dewey cho rằng chỉ có sự
làm việc chung mới giúp cho học sinh có thói quen trau dồi những kinh nghiệm thực hành, có cơ hội phát triển lý luận và năng lực trừu tượng hóa. Với nhận định trên, Dewey đã tạo nên “Nhà trường hoạt động” và trong đó học tập nhóm của các học sinh được phát triển. [12]
Cũng giống như Dewey, Kerschensteiner đã đưa “Nhà trường hoạt động” vào trong kế hoạch cải cách các trường trung và tiểu học. Và ông nhận thấy rằng “Những hoạt động chung đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lương tâm của mỗi người”.
Ngoài ra, một người cũng chịu ảnh hưởng của Dewey là nhà giáo dục người Pháp Roger Courinet đã nhận định ’’Phải tổ chức nhà trường sao cho trở thành một môi trường mà trẻ em có thể sống ’’ [16]. Đối với vấn đề này thì sự làm việc chung thành nhóm tạo nên một biện pháp phù hợp về mặt tâm lý học cũng như về mặt giáo dục học.
Có thể nói, trong giai đoạn đầu, phương pháp học tập nhóm vẫn được nhìn ở
một bình diện tổng quát. Nói cách khác là những nhà giáo dục tiên phong như J. Dewey, Cousinet đã đề cập phương pháp học nhóm trong một sinh hoạt chung của một cơ cấu mới là “Nhà trường hoạt động”.
Trong khoảng 50 năm tiếp theo, những nhà giáo kế tục như Paul Hase, Raveu, Mc. Greeth đã có những may mắn hơn, hoàn cảnh thuận lợi để khảo sát nhóm học tập cụ thể một cách cụ thể hơn như: cách thành lập nhóm, cách phân loại nhóm, những yếu tố chi phối sinh hoạt của nhóm …v…v….
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, ở Mỹ vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm.
Ở Việt Nam học tập nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu : “Học thầy không tầy học bạn”.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, chúng ta đã từng có phong trào học tập dân chủ, phong trào học tập tổ, nhóm.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, học tập nhóm luôn luôn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: thảo luận nhóm, nhóm tự quản, nhóm học tập… Ở một số
môn học như: thể dục, thủ công, âm nhạc, ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ… được áp dụng phổ biến rộng rãi phương pháp học nhóm.
Gần đây, cách mạng Côpécmích với PPDH mới, “Lấy người học làm trung tâm – phát huy tính tích cực, chủ động của người học. “ Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu phương pháp học tập nhóm. Cụ thể như sau:
- Bài viết của tác giả Trần Bá Hoành “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”
đã đề cập tới phương pháp hợp tác hay PPDH theo nhóm với ý nghĩa là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
- Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông trung học của tác giả Nguyễn Ngọc Bao: “Phát triển tính tích cực, tích tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” đã đề cập tới học tập nhóm như là một hình thức dạy học kết hợp tập thể và cá nhân.
- Một thực nghiệm nghiên cứu của tác giả Viện Khoa Học Giáo Dục về đổi mới phương pháp dạy học ở môn học tự nhiên và xã hội tại các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn năm 1991-1992 với mục đích “Dần dần từng bước chuyển hóa nhận thức giáo viên, giúp họ thay đổi từ việc coi trọng cách dạy đồng loạt cho cả
lớp sang việc coi trọng cách dạy cá nhân hóa thông qua việc tổ chức học sinh theo nhóm hoặc cá nhân”.
1.6.1.2. Khái niệm dạy học theo hình thức hoạt động nhóm
Để tích cực hoạt động nhận thức của học sinh cùng với các dạng trong hoạt
động dạy học xã hội như: dạng hoạt động chung (cả lớp), dạng hoạt động cá nhân (một thầy, một trò hoặc từng đôi học sinh) thì dạng hoạt động theo nhóm cũng là một biện pháp cần thiết để học sinh hoạt động tích cực.
David và Roger Johnson, những chuyên gia về lĩnh vực dạy học theo hình thức hoạt động nhóm đã đưa ra định nghĩa như sau: “Dạy học theo hình thức hoạt
động nhóm là làm việc cùng nhau để đạt những mục tiêu chung. Trong quá trình học tập theo nhóm, học sinh tìm kiếm kết quả, những kết quả này không chỉ có ích cho mỗi học sinh mà còn có ích cho các học sinh khác trong nhóm. Theo hình thức hoạt động nhóm này sẽ giúp phát triển tối đa năng lực học của bản thân và của mỗi học sinh trong nhóm”.
Ta có định nghĩa sau: “Dạy học theo hình thức hoạt động nhóm là dạy học với những nhóm nhỏ, mỗi học sinh với những năng lực khác nhau, sử dụng những hoạt động học tập khác nhau để nâng cao hiểu biết về môn học. Mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm không chỉ với những bài được dạy mà còn có trách nhiệm giúp các thành viên trong nhóm học, và tạo ra bầu không khí của sự thành công. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụđược giao, tất cả các thành viên trong nhóm
đều hiểu và thực hành bài học”.[14]
Như vậy, ta có thể hiểu dạy học theo hình thức hoạt động nhóm là kiểu dạy học mà lớp học được chia thành những nhóm nhỏ (một nhóm có từ 4-6 học sinh), mỗi nhóm được giáo viên giao cho một nhiệm vụ học tập (có thể giống hoặc khác nhau). Sau đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các thành viên trong nhóm cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã đề ra. Các thành viên trong các nhóm giúp đỡ nhau trong không khí thi đua. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
Hình thức học tập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của mỗi học sinh vào trong quá trình học tập và sẽ tạo nên môi trường giao tiếp giữa trò – trò, thầy – trò, trong đó, vai trò của mỗi học sinh gần như ngang nhau. Đồng thời, dạy học theo hình thức này sẽ tạo điều kiện cho học sinh luyện tập khả năng độc lập suy nghĩ và chia sẽ kinh nghiệm. Điều này sẽ khắc phục sự thụ động của học sinh giúp học sinh xây dựng niềm tin, có khả năng tư duy, phê phán.
1.6.1.3. Đặc trưng của dạy học thông qua hoạt động nhóm
- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: cảm giác thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau chiếm ưu thế trong các thành viên của nhóm. Học sinh chia sẻ những hiểu biết của nhau về học tập cũng như rút kinh nghiệm và những kiến thức mới từ người khác. Điều đó nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh sẽ nắm tốt tài liệu đến mức nào là phụ thuộc vào chất lượng thực hiện của mỗi nhóm.
- Mức độ tương tác, tiếp xúc giữa các học sinh rất cao. Nếu chia lớp thành những nhóm nhỏ thì các học sinh sẽ có điều kiện tự do trao đổi ý tưởng của mình cũng như các thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ nhau trong học tập, ủng hộ những thành công và cố gắng của nhau. Điều này rất bị hạn chế trong hình thức học tập chung trên lớp.
- Trách nhiệm với tư cách “tôi” và tư cách “chúng ta”, tức là việc học tập không còn xuất phát từ mục đích cá nhân hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội có tính công tác phối hợp, có phương hướng xã hội nhiều hơn.
- Phát triển một số kỹ năng như: giao lưu, tin tưởng, nhất trí, cùng nhau quyết định và giải quyết những mâu thuẫn. Sự trao đổi ý tưởng được tiến hành phi hình thức nhưđàm thoại thân mật, trò chuyện bình thường giữa bạn bè và cộng sự. - Sự giao tiếp đa phương, đa chiều. Những ý tưởng có thể bắt nguồn từ bất cứ người nào và sự phản ứng cũng có thể từ bất cứ ai. Với hình thức học tập theo nhóm không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên và học sinh, chỉ trong trường hợp cần thiết người giáo viên mới tham gia vào công việc của những nhóm riêng rẽ. Vai trò tổ chức hướng dẫn của người giáo viên được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm.
- Có bầu không khí dễ chịu, ai cũng có quyền nghe và phản đối.
1.6.2. Phân loại nhóm học tập
Nhóm học tập: là một tổ chức gồm 2 đến 6 học sinh. Nhóm học tập không nên có số lượng thành viên quá nhiều vì như thế thì các thành viên trong nhóm không có cơ hội thể hiện ý kiến của mình và giáo viên khó quản lý, theo dõi và giúp
đỡđiều chỉnh hoạt động của nhóm kịp thời.
Ta có thể phân loại nhóm học tập như sau: [14] - Phân loại theo số lượng thành viên trong nhóm.
+ Nhóm lớn: khoảng 6 học sinh: các thành viên của nhóm lớn có niềm tin với kết quả làm việc, hiểu nhiệm vụ nhanh chóng và rõ ràng hơn, thu hút được nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng cũng hạn chếở chỗ ít thành viên có cơ hội thể hiện ý kiến của mình và việc ra quyết định cũng chậm hơn.
+ Nhóm nhỏ: khoảng 2 đến 4 em: các thành viên của nhóm nhỏ hoạt động linh hoạt và ra quyết định nhanh, giáo viên quản lý thuận lợi.
+ Nhóm đôi: nhóm gồm 2 người, thường dùng trong học ngoại ngữ để
cùng nhau luyện nghe nói. Hoặc 2 học sinh ngồi cạnh nhau, trao đổi giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực.
- Phân loại theo thời gian hoạt động của nhóm.[12]
+ Nhóm cố định: là loại hình nhóm hoạt động cùng nhau trong suốt một thời gian từ 1 tuần đến vài tuần thậm chí là 1 học kỳ. Nhiệm vụ của nhóm có thể là một bài tập lớn, phức tạp mang tính nghiên cứu. Ví dụ: chuẩn bị một bài thuyết trình về một vấn đề, khảo sát thực tế, thu nhập số liệu về một vấn đề liên quan đến bài học…
+ Nhóm không cố định: là loại hình nhóm gồm những học sinh cùng nhau làm việc từ vài phút đến một tiết học và có thểđược thành lập nhiều lần trong một giờ học, số thành viên trong nhóm thường từ 3 đến 6 học sinh. Do số thành viên trong nhóm thường xuyên thay đổi nên hình thức nhóm này có ưu điểm là học sinh có cơ hội tiếp xúc, thảo luận với tất cả những học sinh trong cả lớp. Nhóm không cố
định được thành lập để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong giờ học, nhiệm vụ này thường là không quá phức tạp. Ví dụ : tóm tắt những điểm chính trong bài học, phân tích một bài đã được giao dịch, phân tích, so sánh hoặc thuyết trình một vấn đề nhỏ
sắp học…
- Phân loại nhóm theo vị trí chỗ ngồi.
+ Nhóm cố định: là nhóm được tổ chức cho những học sinh ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng vài phút, không cần xê dịch chỗ
ngồi. Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học khám phá, lớp đông học sinh hoặc không có điều kiện xê dịch chỗ ngồi. Cách tổ chức là cho 2, 3, 4 học sinh ngồi gần nhau, trên dưới…
+ Nhóm di động: loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 hoặc đông hơn, tùy vào hoàn cảnh lớp học. Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng hơn. Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Cách chia nhóm là tự
chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu sắc phát cho học sinh ngẫu nhiên…
1.6.3. Cách hình thành nhóm học tập
1.6.3.1. Cách chia nhóm
Đối với việc chia HS trong lớp thành nhóm nhỏ, ta có nhiều cách khác nhau. Có người muốn dùng quyền của người thầy để chi phối vào việc lập nhóm. Điều