Sử dụng cầu đo bằng dòng xoay chiều để xác định độ dẫn điện của dung dịch chất điện li (xem hình 2.7).
Hình 2.7
Sơđồ mạch đo độ dẫn điện của dung dịch chất điện li
Các điện trở R1 và R2 được chọn trước để có 1 2 R
R = 1. Điều chỉnh RM sao cho không có dòng điện đi qua CD. Khi đó đồng hồ G chỉ số không (hoặc dùng ống nghe có giá trị nhỏ nhất). Khi cầu cân bằng ta có:
I1 RM = I2 R1 và I1 Rx = I2 R2 Vậy M x R R = 1 2 R R = 1 ⎯→ RM = Rx
Rx - là điện trở của bình đo điện hoá gồm hai điện cực platin phủ kim loại platin có diện tích hình học 1cm2 và cách nhau 1 cm, trong đó chứa dung dịch chất điện li cần xác định điện trở.
Các điện trở R1 và R2 được chọn trước. Điện trở mẫu RM (biến đổi).
Rx - điện trở bình đo độ dẫn.
Theo công thức (2.3) độ dẫn điện riêng χ của dung dịch điện li được tính:
χ = x 1 R = A S = x K R (2.43) K = A S[cm−1] gọi là hằng số bình.
Để xác định hằng số K phải sử dụng dung dịch chuẩn KCl 0,02N có giá trị χ đã biết, χ = 0,002765 Ω−1.cm−1 ở 25oC. Bằng thực nghiệm đo điện trở RKCl của dung dịch 0,02N KCl và suy ra hằng số K:
K = 0,002765.RKCl
Theo phương trình (2.43), biết hằng số K có thể đo được điện trở Rx của dung dịch chất điện li bất kì và suy ra độ dẫn điện riêng χ.