Trong môi trường khí quyển, làm giảm độ ẩm là một biện pháp hạn chế sự ăn mòn có hiệu quả. Nếu độ ẩm tương đối dưới 50% thì tốc độ ăn mòn rất bé. Có thể sử dụng các chất hút ẩm silicagel để làm khô không khí. Ngoài ra việc loại trừ các tạp chất gây ăn mòn cũng cần thiết. Trong không gian bao kín (bao gói) các cấu kiện có thể dùng các chất ức chế bay hơi để hạn chế tốc độ ăn mòn kim loại.
Làm nóng không khí trong không gian chứa các cấu kiện cũng là một biện pháp giảm độ ẩm.
Trong dung dịch chất điện li, sự điều chỉnh pH về môi trường trung tính để hạn chế sự ăn mòn kim loại có thể thực hiện được một cách dễ dàng song việc loại trừ oxi, tác nhân gây ăn mòn hoàn toàn không đơn giản.
Độ hoà tan của oxi trong dung dịch nước phụ thuộc vào nhiệt độ, vào áp suất riêng phần
2
O
P và lượng muối có trong dung dịch. Khi nhiệt độ tăng thì áp suất
2
O
P hoà tan giảm, lượng muối trong dung dịch càng tăng thì hàm lượng oxi càng thấp.
a) Phương pháp hóa học
Các phản ứng khử loại oxi:
O2 + 2Na2SO3→ 2Na2SO4
Phản ứng này xảy ra rất chậm, có thể tăng tốc độ bằng xúc tác CO2+ (10–3 ppm). Nếu dư sulfit sẽ gây ăn mòn
hoặc: N2H4 + O2→ 2H2O + N2
Ở nhiệt độ cao hiđrazin bị phân huỷ: 3N2H4→ N2 + 4NH3
Sự có mặt của NH3 có thể gây ra sự ăn mòn các chi tiết bằng đồng và các hợp kim của nó. Mặt khác có thể dùng các hợp chất amin R–NH2 để loại trừ ion H+:
R–NH2 + HOH → RNH3+ + OH–
OH– + H+→ HOH
Khử khí CO2 chống lại sự giảm pH của môi trường.
b) Các phương pháp vật lí
– Đun nóng dung dịch để đuổi oxi.
– Xử lí bằng chân không làm giảm nồng độ oxi.