Bảo vệ kim loại chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá

Một phần của tài liệu ăn mòn và bảo vệ kim loại (Trang 142 - 143)

Nguyên tắc của phương pháp điện hoá bảo vệ chống ăn mòn kim loại là dịch chuyển thế về phía âm nằm trong miền thế loại trừ ăn mòn bằng phương pháp phân cực bởi dòng ngoài hoặc tự phân cực của sự khép kín pin ăn mòn. Mặt khác, có thể tạo lớp thụ động trên mặt kim loại bằng sự phân cực anot. Phương pháp bảo vệ này thường được dùng bảo vệ những phần kim loại tiếp xúc với môi trường dẫn điện. Ví dụ trong nước biển, nước ven biển hoặc trong nước, trong đất.

Dựa vào nguyên tắc trên có hai phương pháp bảo vệ điện hoá:

– bảo vệ catot bằng dòng ngoài dịch chuyển thế ăn mòn về phía âm kéo theo sự giảm dòng ăn mòn (xem hình 7.3) đến cực tiểu.

– bảo vệ catot bằng anot hy sinh, nối kim loại cần bảo vệ với kim loại khác có điện thế âm hơn và thế kim loại cần bảo vệ được dịch chuyển về phía âm kéo theo sự giảm tốc độ ăn mòn.

Hình 7.3

Đường phân cực của hệ sắt bịăn mòn trong môi trường axit loãng không chứa oxi

Tại điểm O, ứng với thế ăn mòn Eăm và có dòng ăn mòn: iăm = Fe

a

i = H2

c i

Khi dịch chuyển thế về phía âm từ O đến O2 thì dòng ăn mòn giảm từ O1→ O. Khi đó trên sắt iăm→ 0 và chỉ có sự thoát khí H2 theo phản ứng:

2H+ + 2e → H2

Thế giới hạn Egh, tại đó sự ăn mòn sắt đạt cực tiểu và nếu dịch chuyển thế âm hơn Egh thì khí H2 trên sắt thoát ra với tốc độ lớn, sự hiđro kim loại làm giảm độ bền cơ học của sắt.

Một phần của tài liệu ăn mòn và bảo vệ kim loại (Trang 142 - 143)