SÁP ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 118 - 120)

L ỜI NÓI ĐẦU

2. SÁP ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH

2.1. Thành phần và tác dụng của sáp ong

Sáp ong là sản phẩm do ong thợ ở giai đoạn 12 - 18 ngày tuổi tiết ra. Sáp ong là hỗn hợp của nhiều loại este tạo nên giữa rượu đơn chức và axit béo bậc cao cùng với rượu tự do và hidrocacbon no. Tỷ trọng của sáp ong là 0,95. Sáp ong có điểm nóng chảy và đông đặc thấp (ở nhiệt độ 62 - 650C). Khi đông cứng khối lượng riêng tăng có nghĩa là sáp co lại nhiệt độ từ 740C Xuống đến 250C thể tích giảm 10% (Warth, 1956).

Sáp ong không tan trong glyxerin và cồn, không tan trong nước nhưng

dung dịch sáp trong dung môi có thể hỗn hợp với nước tạo thành nhũ tương. Trong sáp có lượng đáng kể parafin, parafin có thể pha lẫn với sáp ong.

Sáp ong ở 25 - 350C thì rất cứng vì vậy khi bánh tổ chứa mật nặng tới 1 - 2 kg lỗ tổ vẫn nguyên vẹn, nhưng ở nhiệt độ cao hơn thì sáp dẻo và mềm có lợi cho việc xây bánh tổ nếu đàn ong bị nắng nóng thì dễ bị chảy sáp vỡ bánh tổ.

Sáp ong dùng để sản xuất tầng chân nuôi ong, làm chén sáp tạo chúa và sản xuất sữa chúa. Trong công nghiệp sáp ong dùng để sản xuất xi, dùng trong may mặc và đánh bóng giầy. Dùng trong mỹ phẩm làm kem bôi mặt. Trong dược

118

phẩm làm vỏ bọc thuốc (vì sáp ong không thấm nước giữ được ẩm), dùng làm cao bôi ngoài da. Ngoài ra sáp ong còn dùng trong nông nghiệp để chiết ghép cây, trong sinh hoạt làm nến thắp sáng và trong dân gian dùng sáp ong nhất là sáp thô (nguyên bánh tổ) đểđốt và thổi khi tai bịđau...

Sáp ong có chất lượng tốt là sáp không bị lẫn tạp chất, không pha parafin (khi kiểm tra thấy sáp trắng, dòn, dễ gãy. Tầng chân sản xuất từ loại này dễ vỡ nhưng đưa vào đàn ong hoặc gặp trời nắng nóng lại quá mềm vì chứa nhiều parafin). Sáp tốt không lẫn tạp chất, có độ dẻo, không dễ vỡ, có mùi thơm đặc trưng và có mầu vàng hoặc vàng nâu. Tuy nhiên gần đây một số thương nhân dùng phương pháp nhuộm màu để dễ bán tầng chân nhưng loại tầng chân này có mầu vàng dễ phai và ong xây rất kém. Sản xuất tầng chân tốt nhất là dùng sáp ong nội nguyên chất để dùng cho ong A.cerana.

2.2. Kỹ thuật khai thác sáp

Các loại sáp có thể thu hoạch để nấu thành sáp ong gọi là sáp nguyên liệu hay sáp thô bao gồm:

- Sáp thu từ các loài ong dã sinh như bánh tổ ong khoái (A.dorsata), ong ruồi (A.florea), ong A.cerana sống tự do trong rừng hoặc nuôi theo phương pháp cổ truyền.

- Sáp thu từ ong nuôi: Sáp bánh tổ cũ loại ra, sáp cắt nắp khi thu mật hoặc sửa cầu, sáp lưỡi mèo, sáp vụn cạo cầu, cạo thước khi kiểm tra ong, sáp thu từ các mũ chúa tự nhiên hoặc sản xuất sữa chúa...

- Sáp sản xuất từ những đàn ong mạnh và trong thời kỳ nguồn hoa phong phú người ta đặt khoảng cách cầu rộng hoặc đặt khung gỗ cho ong xây lưỡi mèo sau đó cắt lưỡi mèo nấu sáp.

Nói chung người nuôi ong phải luôn luôn tìm cách tận thu sáp ong, không bỏ sót một mẩu sáp vụn ở trong trại ong (tạo điều kiện cho sâu ăn sáp phát triển).

* Phương pháp nấu và lọc sáp đơn giản:

Sáp thô nấu càng sớm càng tốt, để lâu sâu sáp ăn đi thì tỷ lệ thu hồi sáp rất thấp.

Nấu bằng phương pháp thủ công thì tỷ lệ thu hồi sáp thấp vì sáp còn lại trong bã.

Cách nấu sáp đơn giản nhất đối với gia đình nuôi ong là bẻ sáp nhỏ cho vào túi vải màn bỏ vào xoong nấu. Khi sáp đã chảy thì lấy 2 thanh tre ép, vừa nhúng, vừa ép cho đến khi trong túi sáp chảy ra nước trong, đen thì thôi. Sau đó lọc nước sáp qua màn và để yên một chỗ cho sáp đông cứng.

119

Ở các trại ong hoặc một vài nhóm có số đàn ong lớn có thể nấu sáp như sau: Dùng nồi nấu sáp 2 lớp, lớp ngoài là nồi chứa nước sáp có vòi cho sáp chảy ra rồi lọc hứng, lớp trong là nơi lọc sáp có nhiều lỗ nhỏ hình mắt sàng thưa để chứa túi sáp. Sáp thô được phân loại sáp lưỡi mèo, sáp cắt vít nắp mật nấu riêng, sáp bánh tổ đen nấu riêng. Các loại sáp được bẻ vụn 2 - 3cm, sáp nắm chặt thì cũng phải bóp rời ra. Tất cả sáp thô cho vào túi màu hoặc túi bao dứa (mỗi túi 0,5 - 1 ,0kg, túi dài 20 - 25cm, rộng 15 - 16cm). Cho túi sáp vào nồi nấu đến khi sắp chảy thì cho vào bàn ép. Bàn ép gồm có thùng cứng và trên là mặt bích. Khi có túi sáp thì ép sáp sẽ chảy qua vòi ra ngoài, túi sáp nguội thì dội nước sôi hoặc nấu lại và cho ép các túi sáp khác, cứ ép đi, ép lại cho đến khi bã sáp đen rời và nước sáp đen, trong thì thôi.

2.3. Bảo quản sáp ong và tầng chân

Bánh tổ dự trữ tốt nhất gởi trong các đàn ong, nếu lấy ra ngoài thì phải quay mật, phơi khô trong nắng nhẹ, gói kín trong túi nilon rồi đặt trong tủ hoặc trong hòm kín. - Sáp thô chưa đủ nấu thì gói kín trong túi nilon hoặc ngâm trong nước (nhưng dễ mất mầu).

Sáp đã lọc và tầng chân cũng gói kín trong túi nilon cho vào hòm kín và để trong phòng khô ráo, thoáng, tầng chân không để chồng lên nhau, để nơi không có thuốc diệt côn trùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)