Các phương pháp nhập đàn ong

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 76 - 78)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.10.2.Các phương pháp nhập đàn ong

2. NUÔI ONG CẢI TIẾ N

2.10.2.Các phương pháp nhập đàn ong

Feromol do ong chúa tiết ra làm cho mỗi đàn ong có mùi đặc trưng, ong thợ phân biệt mùi của đàn mình và đàn khác để bảo vệ đàn, khi bất cứ con ong thợ nào ở tổ khác đến thì cũng "bất khả xâm phạm", tính tự vệ của đàn ong càng tăng khi thức ăn khan hiếm và với những đàn ong thợ già. Vì vậy nhập ong là phải xoá đi "ranh giới mùi" của hai phần ong (A) và (B) - làm cho chúng đồng mùi, vô hiệu hoá khả năng phân biệt đó là bí quyết thành công trong phương

76

pháp nhập ong.

Trước khi nhập đàn ong cần kiểm tra lại đàn (A), vặt các mũ chúa tự nhiên, bắt ong chúa trước khoảng 6 giờ, trường hợp nhập hai đàn vào với nhau. mà không xác định được con chúa nào tốt hơn nếu không phải là mùa chia đàn tự nhiên thì cứ để cả hai con chúa để cho chúng tự chọn, có trường hợp cả hai con cùng tồn tại trong một thời gian. Khi nhập cầu thì cần tách các cầu và ong. mang đi nhập rước, đưa ra ngoài ván ngăn cách 3 - 4 cm, tìm kỹ ong chúa ở bộ phận còn lại, đưa vào sát thành thùng để chúng không bò sang bộ phận mang đi nhập.

- Phương pháp nhập đàn gián tiếp:

Là phương pháp áp dụng phổ biến và dùng được trong tất cả các thời vụ, với loại hình thời tiết khác nhau và là cách nhập đơn giản, an toàn.

+ Nhập ngoài ván ngăn.

Khoảng 16 - 17 giờ tại đàn (A) dịch các cầu ong ra khỏi thành thùng cách thành thùng 2 - 3 cm để ong rời thành thùng đậu lên cả cầu, nếu ong nhiều mà cầu ít thì mượn 1 cầu mật đưa vào để ong đủ chỗ bám.

Nếu đàn (A) đông quân, nhiều cầu hoặc ong thợ đã đẻ cần nhập vào một số đàn (B) thì cũng tách ra từng nhóm cách nhau khoảng 2 - 3cm, chú ý xếp lại cho các đầu cầu và thước bằng nhau nếu dài phải cắt bớt để khi chuyển sang (B) không bị kích. Ở đàn (B) bỏ các thước, vật chống rét ra ngoài để chuẩn bị chỗ tiếp nhận (A). Trời xẩm tối khoảng 19 giờ - 19 giờ 30 nếu nhập cả đàn thì đưa (A) đến cạnh đàn (B) dùng hai bàn tay cầm chặt tất cả các cầu và ván ngăn nhấc nhẹ nhàng đặt ngoài ván ngăn của đàn (B) cách ván ngăn khoảng lcm - nếu bị rét thì cho vật chống rét trở lại để ong không dạt vào trong sớm. Nếu (A) không có ván ngăn thì lấy ván ngăn cho vào để đàn ong yên tĩnh, khoảng 9 -10 giờ sáng hôm sau rút ván ngăn ổn định 2 phần làm một. Nếu khi thao tác bị va chạm đàn ong xáo động hoặc ngày hôm sau không có điều kiện ổn định thì dùng khói phun nhẹ cho đồng mùi rồi ổn định ngay 2 đàn làm một và sau đó nên cho ăn ngay. (Cần chú ý là nhấc toàn bộ thước ra sau đổ thổi khói vào tất cả các khe ong rồi mới rút ván ngăn).

+ Nhập ong bằng giấy báo:

Dùng que chọc thủng tờ giấy báo (chọc kiểu châm kim khoảng lcm2/1ỗ), dùng tờ giấy này ngăn cách hai phần ong (A) và (B). Cách làm cụ thể là nhấc ván ngăn (B) ra, gián giấy, tối mang ong ở (A) tới đặt cạnh đó và để ong tự cắn giấy báo làm quen với nhau chiều hôm sau có thể ổn định (cần chú ý là đàn (A) cũng được chuẩn bị như nhập ngoài ván ngăn).

Nhập bằng giấy báo thường sử dụng khi nhập ong ở thùng kế, người ta đặt tờ giấy lên miệng. thùng ở đàn (B) rồi đặt đàn (A) lên trên chúng sẽ quen dần khi

77

giấy báo bị cắn. Cũng có thể thay giấy báo bằng lưới ruồi đặt trên miệng thùng để ngăn cách 2 đàn cho chúng quen mùi dần.

- Phương pháp nhập đàn trực tiếp:

Phương pháp nhập ong trực tiếp được áp dụng trong lúc nguồn hoa phong phú, ong thợ non nhiều, đàn ong ít cảnh giác và áp dụng chủ yếu để nhập thêm cầu trong vụ mật hoặc bổ sung ong non cho đàn nuôi chúa. Cách làm cụ thể là đưa bộ phận ong đàn (A) đặt cạnh đàn (B), bỏ thước ra phun khói và rút ván ngắn để cho 2 bộ phận ong nhập vào nhau.

Chú ý: Khi nhập ong xong, trong tất cả các phương pháp nhập đều phải kiểm tra ong chúa xem có bị vây không - khi quan sát thấy óng thợ đánh nhau trong thùng, ong ồn ào thì phải phun khói để can thiệp.

- Nhập ong bổ sung thì nếu để tại chỗ ong sẽ bay về đàn cũ, cho nên sau khi nhập phải chuyển đi nơi khác hoặc lấy ong ở nơi khác về nhập, nếu không phải nhập nhiều ong non và nhộng già ong đi làm việc bay về tổ cũ thì đàn được nhập vẫn còn lượng ong non và nhộng sắp nở.

Ngoài ra nhiều người còn dùng các hoá chất để làm đồng mùi hơn nhưng người ta thấy ong không ổn định nên hiện nay rất ít dùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 76 - 78)