Giới thiệu chúa và mũ chúa

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 92 - 95)

L ỜI NÓI ĐẦU

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC CHỌN LỌC GIỐNG ONG

4.4. Giới thiệu chúa và mũ chúa

* Đánh giá mũ chúa và ong chúa

Việc đánh giá mũ chúa được tiến hành sau khi di trùng 9 - 10 ngày; nên chọn những mũ chúa dài, thẳng, cân đối, những mũ chúa cong vẹo, quá ngắn cần loại bỏ.

Ong chúa tơ được đánh giá theo độ lớn, bằng mắt thường ta có thể phân biệt

được chúa lớn, trung bình, dưới trung bình và nhỏ. Những chúa trung bình

92

Về hình thái ong chúa tốt có màu sắc đồng nhất, cơ thể to cân đối, bụng dài thon đều đặn. Chúa bụng ngắn nhọn màu sắc không đồng đều, cánh xoăn hoặc có dị tật cần loại bỏ.

Chất lượng chúa đã đẻ được đánh giá chủ yếu theo sức đẻ trứng. Chúa mới đẻ trứng tốt thì vòng đẻ trứng rộng, vòng trứng đẻ liên tục, và trứng được đặt ngay ngắn giữa lỗ tổ mỗi ô một trứng, nghiêng theo hướng nhất định (vì khi ong chúa A. cerana đẻ, đầu ong chúa luôn quay xuống phía dưới). Nhộng vít nắp của những đàn chúa tốt phẳng, rất ít bị lỗ chỗ. Chúa đẻ vòng hẹp, ít trứng, cách quãng, nhộng vít nắp lỗ chỗ là chúa xấu, bị cận huyết hoặc đã già cần loại bỏ.

* Giới thiệu mũ chúa và ong chúa

Sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu, khi chúa già sức đẻ giảm, đẻ ra nhiều ong đực, ong sớm chia đàn. Một số chúa mới nhưng sức đẻ không tốt do lúc giao phối thời tiết không thuận lợi, không đủ tinh trùng dự trữ, bị bệnh hoặc vì một lý do nào đó mà đẻ kém hay ngừng đẻ. Vì vậy việc thay chúa kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Thay chúa bằng mũ chúa:

Thay chúa bằng mũ chúa dễ làm và an toàn hơn so với thay chúa bằng chúa mới.

Tuy nhiên đàn ong phải gián đoạn một thời gian không có trứng, đôi khi chúa tơ đi giao phối bị mất.

Cách làm: Bắt chúa của đàn đi trước 6h - 24h. Vị trí gắn mũ chúa giống như cho vào đàn giao phối nghĩa là gắn vào cầu giữa tổ ở tiếp giáp giữa lỗ tổ chứa mật và lỗ tổ nuôi ấu trùng cách xà trên 4 - 5cm. Việc thay bằng mũ chúa thường được áp dụng vào cuối vụ thu hoạch mật nhãn, táo... để sử dụng đàn ong lấy mật, chống được chia đàn. Để tận dụng sức đẻ trứng của ong chúa cũ có thể cắt bớt đốt bàn chân sau của ong chúa rồi gắn mũ chúa vào đàn ong. Khi chúa tơ nở ra có thể sống cùng chúa đẻ một thời gian như những trường hợp thay thế tự nhiên (vì ong chúa bị cắt đốt bàn chân là chúa dị tật).

+ Thay chúa già bằng chúa mới:

Mỗi một ong chúa tiết ra các chất feromol khác nhau nên có mùi khác nhau. Ong thợ quen với mùi chúa của mình nên có quan hệ thù địch với chúa lạ, vì vậy khi giới thiệu chúa mới vào một đàn ong mất chúa, nhất là đàn mất chúa lâu ong thợ không tiếp thu mà còn giết chết chúa. Việc giới thiệu chúa vào đàn ong mới phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái của đàn ong, chất lượng của chúa, điều kiện ngoại cảnh, và phương pháp giới thiệu chúa.

Các phương pháp giới thiệu chúa: cho đến nay chưa có phương pháp giới thiệu chúa nào đảm bảo an toàn được 100% nhưng những người có kinh nghiệm

93

tỷ lệ giới thiệu chúa thành công đạt rất cao.

- Dùng lồng cuộn dây thép hoặc lồng nứa; từ ngày xưa những người nuôi ong cổ truyền đã biết làm lồng giới thiệu chúa bằng tre hoặc nứa nhỏ để giới thiệu chúa. Ngày nay người nuôi ong hay làm lồng chúa nhỏ bằng cách quấn dây thép lên quản chúa. Lồng chúa có thể đặt trên chỗ tiếp giáp giữa 2 xà cầu, nhưng an toàn hơn là găm vào phần có mật của bánh tổ. Ong thợ sẽ thò vòi vào mớm cho chúa, rồi lấy chất chúa truyền cho các ong thợ khác của đàn sau 1 ngày có thể thả chúa ra.

- Dùng lồng chuyển chúa giới thiệu: có thể sử dụng lồng chuyển chúa bằng lưới thép, hoặc bằng chất dẻo treo vào đàn ong sử dụng bột đường để bột ở cửa ra vào của lồng chúa, ong sẽ tự ăn bột đường ở lỗ bịt giải phóng cho chúa sau 36h.

- Phương pháp giới thiệu chúa trực tiếp: vào lúc thời tiết ấm áp, nguồn mật - phấn phong phú một số người nuôi ong thả trực tiếp cho chúa bò qua cửa tổ vào đàn; hoặc để an toàn hơn lấy ra một cầu rũ bớt ong già chỉ còn lại ong non thả chúa vào cầu; đặt lui ra một góc đàn sau vài tiếng nhập lại. Một số người sử dụng rượu nặng hoặc phun nước đường với chất thơm (tinh đầu nước hoa) hoặc phun khói vào đàn ong rồi thả chúa vào. Phương pháp giới thiệu trực tiếp có ưu điểm là chúa đẻ ngay, nhưng độ an toàn không

Phương pháp giới thiệu chúa bằng cầu ong: Nhấc cả cầu ong có cả ong thợ và ong chúa cần giới thiệu đưa sát vào một bên thành thùng của thùng ong cần thay chúa hoặc mất chúa. Những cầu của thùng này và cầu mới được ngăn cách nhau bởi hai ván ngăn. Sau 24 - 48 giờ cho ong quen mùi và ổn định thì rút bỏ ván ngăn dồn cầu ong lại. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn cho ong chúa mới và tăng thêm cầu, quân cho đàn cần thay chúa hoặc mất chúa.

* Chú ý:

- Trước khi giới thiệu chúa cần bắt chúa cũ đi từ 6 - 24h để đàn ong cảm thấy mất chúa.

- Nên tiến hành giới thiệu ong chúa vào chiều tối.

- Sau khi giới thiệu ong chúa nếu không phải là vụ mật nên cho ăn.

- Trước khi thả chúa ra cần quan sát ong thợ bên ngoài lồng chúa, nếu chỉ có một vài con cho chúa ăn thì thả được nếu có rất nhiều ong bu kín quanh lồng thì chưa nên thả, cần để thêm một thời gian nữa hoặc cho vào chụp úp chúa.

Trước khi thả chúa cần kiểm tra các cầu, vặt bỏ hết các mũ chúa cấp tạo nếu không ong sẽ không tiếp thu hoặc có trường hợp tiếp thu được vài hôm thì đàn ong sẽ chia đàn.

94

giới thiệu vào đàn tách mà ong già đã về tổ cũ, chỉ còn lại ong non. Treo lồng chúa vào đàn tách 1 ngày, thả chúa ra đểổn định mới viện cầu hoặc nhập đàn cũ vào.

- Sau khi thả chúa vài giờ cần kiểm tra đàn ong nếu thấy chúa đẻ bình thường là được, nếu vị vây tròn thành cục cần giải vây cho chúa. Cho cục ong vào bát nước lã hoặc nước đường để ong tan ra, nhốt chúa vào lồng chụp. Đôi khi chúa mới đã đẻ trứng vào đàn giới thiệu một ngày vẫn bị ong vây nhất là những đàn có ong thợđẻ trứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)